Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

Thím Tường Lâm trong cung điện Kremlin


 

Nghe Putin phát biểu với công chúng Nga phải có lòng kiên trì nhẫn nại và thính giác rõ ràng mới có thể nghe hết. Thông qua dịch trực tiếp trên màn hình cuộc nói chuyện sáng hôm qua của Putin mà thấy mệt mỏi, chóng mặt. Một Putin khác hiện lên trong óc lão…
Toàn cảnh Putin phát biểu với công chúng khiến lão PP liên tưởng đến Thím Tường Lâm, nhân vật chính được Lỗ Tấn miêu tả trong tiểu thuyết “Chúc Phúc” của ông. “Thân hình của thím như là một cái xác không hồn mà sự sống chỉ còn vương lại, sót lại, lưu lại ở đôi tròng mắt đưa đi đưa lại”. Nhìn thấu tận đáy bằng cảm quan của một thầy diện chẩn thì thấy được một linh hồn mòn mỏi, bế tắc, với những nỗi đau khổ đến ê chề. Putin lắp ba lắp bắp với ngôn ngữ yếu đuối phát ra như Thím Tường Lâm kể lể về cuộc đời đau thương của mình, không sắc nét, không tự tin, không thuyết phục và không có sức cuốn hút. Lão nghe quen thuyết trình của các Tổng thống Mỹ ví dụ như Ronald Reagan, Bush, Clinton, hay Obama nên khi nghe Putin thấy sốt ruột. Đường đường một Putin Đại Đế sao lại không có thằng trợ lý nào ra hồn để soạn thảo ra một bài phát biểu ngắn gọn, cô đọng, hoành tráng và đưa ra những góp ý thông minh để Putin diễn thuyết đúng với hình tượng của mình. Ít ra cũng học được Hít Le vài chiêu, khiến dân chúng và người nghe phải bừng bừng sôi sục và tâm phục khẩu phục. Chứng tỏ, về dã tâm và tính cách của Putin thì có, nhưng về trình độ thì chỉ bằng các nông hộ dậy khoa ngữ văn cấp 3 của lão. Đấy là lão còn châm chước bởi Putin cùng tuổi “Thìn đẹp” với lão, nếu không điểm còn thấp nữa.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

ĐỒNG CHÍ TA, ĐỒNG CHÍ ĐỊCH

 


Lao Ta

(Bài này tôi in lần đầu trên Quechoa.com, một trang thông tin cá nhân uy tín và có lượt truy cập rất lớn, trước khi chủ trang, nhà văn nổi tiếng Nguyễn Quang Lập, một nhân sỹ yêu nước nồng nhiệt, bị bắt và Quechoa.com bị buộc phải đóng cửa. Sau đó nó được in lại trong cuốn SỐNG VỚI TRUNG QUỐC, do nhóm người yêu sách làm thủ công ngoài luồng, với nhiều phiên bản.
Nhân dịp 20 năm Hiệp định phân định biên giới Việt-Trung, tôi đăng lại như một lời nhắc riêng bản thân mình)
_______________________________________
Chỉ cần điểm qua cách xưng hô cũng thấy hiện lên một phần lịch sử quan hệ vừa bi vừa hài giữa Việt Nam và Trung Quốc, mà can dự rõ nhất là danh từ đồng chí.
Tình đồng chí giữa lãnh đạo hai nước đạt độ nồng ấm nhất vào những năm sáu mươi của thế kỷ hai mươi. Khi đó, mặc dù gần trăm triệu người dân Trung Quốc chết hoặc trước sau cũng chết bởi cuộc Đại cách mạng văn hóa, thì nó vẫn không ngăn được Tố Hữu, vì tình đồng chí, viết: “Trung Quốc đó bàn tay nào huyền diệu/ Đã nắn lại cả dung nhan dáng điệu/Mặt đồng khô xóa sạch những bờ ngăn/ Như mặt người tươi dãn những đường nhăn”.
Thân tình đến nỗi, trẻ con Việt Nam cũng gọi ông Mao là “Bác”. Đây là giai đoạn Trung Quốc muốn Việt Nam đánh Mỹ đến người cuối cùng, vì thế họ sẵn sàng là “hậu phương bao la của Việt Nam” như lời ông Mao!

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2022

BẤT NGỜ BÀI VIẾT HẬU SỰ KIỆN 100 NĂM HOÀNG CẦM

 


Tối 11/2, “quần hùng giang hồ hảo hán”văn nghệ Thủ đô được người yêu văn học hiếm có Nguyễn Chí Cư người hùng đất Cảng (Phòng) – đất Vũng (Tàu) mời rượu và…mừng tuổi đầu năm. Được nghe một cựu thành viên Bộ lạc Tà Ru hát 1 bài nguyên là “tang chứng vụ án nhạc vàng”. Bất ngờ, hoá ra Bộ lạc này ko chỉ có 2 thành viên hihi. Bất ngờ, sau sự kiện 100 NĂM HOÀNG CẦM, đọc được bài này của một cựu…biên tập viên NXB Công an!
Xin chia sẻ
Hoàng Hưng
---
100 NĂM HOÀNG CẦM
VÀ TẬP THƠ "VỀ KINH BẮC"
Hôm nay, tại Hà Nội, những người yêu mến văn chương đã tổ chức sự kiện Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hoàng Cầm. Tập thơ "Về Kinh Bắc" của ông lại được nói đến với thêm rất nhiều trân trọng và tự hào bởi những giá trị sáng tạo nghệ thuật sẽ còn mãi với thời gian cùng nhiều tác phẩm khác của nhà thơ có đời sống và sáng tác đầy sóng gió này.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

"VÌ SAO VUA GIA LONG TRẢ THÙ TÀN KHỐC NHÀ TÂY SƠN?

Nguyễn Ánh

Xem bảo tàng Quang Trung thấy nói nhà Nguyễn quật mồ nhà Tây Sơn, nghĩ sao vua chúa gì mà độc ác như quỷ dữ. Cũng không hiểu vì sao mà thâm thù đến thế. Nguyễn Ánh còn thảm sát con cái vua Quang Trung bằng cách lăng trì, cho voi phanh thây; nhốt sọ Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc vào ngục để đi tiểu...
Đọc bài này mới hiểu, hóa ra Quang Trung quật mồ 8 đời nhà Nguyễn Ánh ném xuống vực trước.
Nhìn về góc độ tâm linh, có lẽ vì quật mồ nhà Nguyễn nên nhà Tây Sơn mới bị quả báo, khi chỉ kéo dài được 14 năm và con cái thì bị "khát nước'.
Nhìn ở góc độ hậu thế thì cả 2 ông vua đều chả ông nào có NHÂN TÂM cả, mà đều ác như tê giác!
Cop về nhà làm tư liệu, đề phòng bài viết bị mất.
"VÌ SAO VUA GIA LONG TRẢ THÙ TÀN KHỐC NHÀ TÂY SƠN?
Vua Gia Long vốn không phải là con người hiếu sát, ngay cả việc đối với họ Trịnh, hai bên đánh nhau ròng rã 45 năm trời, vậy mà khi đã lấy được nước (1802), vẫn đối xử tốt với con cháu họ Trịnh chứ đâu đến cạn tàu ráo máng như với Tây Sơn?
Đôi nét lịch sử
Sau 25 năm chiến đấu kiên trì và gian khổ, ngày mồng 3 tháng 5 năm Tân Dậu (13/6/1801) Nguyễn Vương (vua Gia Long) tái chiếm kinh đô cũ Phú Xuân, đuổi vua tôi Cảnh Thịnh chạy dài ra Bắc. Một năm sau, ngày mồng 2 tháng 5 năm Nhâm Tuất (1/6/1802), tuy chưa chính thức lên ngôi hoàng đế (1) nhưng theo lời đề nghị của bầy tôi, vua ban hành niên hiệu Gia Long, mở ra một triều đại mới của nhà Nguyễn.

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

NÀNG C.

Ảnh minh họa
 

Tôi sẽ không viết tên nàng ra đây, xin gọi tắt là C. Không cần người đọc biết nàng là ai và cũng không cần nàng biết tôi viết về nàng.
Tôi và nàng học chung một lớp cấp 2. Tôi, thằng bé nhà quê mới ra Hà Nội, còn nàng là tiểu thư Hà Nội gốc, ái nữ của một danh cầm.
Hàng ngày thằng bé nhà quê đi học ngang nhà nàng, vu vơ hy vọng được nhìn thấy cô bé tuổi mới lớn, tóc xoã ngang vai để mong lẽo đẽo đi theo cái dáng thon thả và thanh cao của nàng.
Tội nghiệp thằng bé, chỉ có đôi lần nó chạm mặt nàng, bối rối quay đi lối khác, làm ra vẻ nó chả quan tâm gì đến cô bé đôi mắt đen buồn thầm lặng kia.
Trong lớp học nàng thuộc loại ít nói, ít chơi với đám con trai, chỉ có vài cô bạn thân. Tôi chẳng bao giờ dám nói chuyện với nàng.
Lên cấp ba rồi đi đại học, tôi không bao giờ gặp lại nàng. Chúng tôi học hai ngành khác nhau, ở hai nước Châu Âu xa vời.
Về nước, ra đi làm, khi đã có gia đình, tôi vô tình gặp nàng trên đường Bà Triệu. Nàng gọi tên tôi, tôi cũng nhận ra nàng ngay. Nàng đẹp, cái đẹp mặn mà của người nữ U30 dân phố cổ, pha chút kiêu hãnh của người tự biết mình đẹp, và chút kiêu sa một cách giản dị của người nghệ sĩ Tây học.
Nói chuyện dăm phút, mừng là đã nhận ra nhau sau rất nhiều năm không có một mối dây liên hệ nào.
- Bạn còn nhớ nhà tôi chứ, hôm nào đến chơi nhé!

Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022

BÀI BÁO KHÔNG ĐĂNG

 


Bài viết của anh Lê Kiên Thành - con trai TBT Lê Duẩn):
——- ———- ———
BÀI BÁO KHÔNG ĐĂNG
Tôi chỉ muốn nhắc lại một câu ngạn ngữ của người phương Tây: “Đôi khi nhắm mắt cũng là một cách nhìn” để thêm vào câu nói của mình: “Đôi khi nói cũng là một hành động”.
Tôi lược trích vài ý trong bài báo, vì dù sao cũng tôn trọng BBT (Do chưa được đăng nên Tựa đề cũng chưa có).
...
Chỉ vài ngày trước thôi, ngay trước Tết Nguyên đán, hàng loạt các cán bộ - đảng viên nắm vị trí quan trọng trong Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, những người có trách nhiệm bảo hộ công dân Việt Nam, đã bị bắt vì nhận hối lộ, móc nối với doanh nghiệp để trục lợi trong các chuyến bay giải cứu đưa người Việt Nam về nước trong đại dịch. Trước đó là vụ kit test Việt Á. Họ đều là đảng viên, nhưng dẫm đạp lên xương máu đồng bào tôi để kiếm tiền giữa lúc dân tộc này đang trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
Còn bao nhiều vụ việc tương tự nữa? Tôi đoán là nhiều, nếu chúng ta có thể khui hết ra được…