Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

TRÁI TIM NGƯỜI CHA QUÁ CỐ!


Huyền Thanh: Con cái không thể hiểu hết nỗi lòng của Cha Mẹ, đi hết cuộc đời người dõi theo con cũng chính là Cha Mẹ! Một nỗi ân hận muộn màng suy nghĩ cho cái tôi của mình khi người Cha mất đi ... ! Một bài học đối nhân xử thế để lại lắng đọng cảm xúc cho người đọc ! Rất hay ! Cảm ơn bài viết và người chia sẻ !

***
TRÁI TIM NGƯỜI QUÁ CỐ!

Một ngày nọ, ba tới mượn tiền tôi. Ba nói sức khỏe không tốt, cần phải tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát, vậy nên tôi đã gửi tiền cho ba.

Không ngờ, chưa được bao lâu, ba lại gọi điện tới, nói muốn mua một chiếc xe điện 3 bánh. Tôi lưỡng lự một lúc, ba dường như nghe thấy sự do dự của tôi bèn nói:

“Con cho ba một nửa, ba tự bỏ ra một nửa, đem bán mấy con cừu nhà nuôi”.

Nghe thấy vậy, tôi liền mềm lòng. Mấy năm gần đây, ba tôi đã nuôi hơn chục con cừu, nuôi lớn rồi lại đem bán để trang trải chi tiêu hàng ngày. Sau khi mẹ tôi mất đi, tôi muốn đón ba lên thành phố ở chung, ba quyết không chịu đi.

Thằng út đang sống ở thị trấn cũng muốn đón ba tới, nhưng ba nói đã quen với cuộc sống dưới quê, quen với những người trong thôn nên không muốn rời đi.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

LÍNH “TRINH SÁT HÀNG ĐẦU” CỦA ĐỨC TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHINAVIRUS


LÍNH “TRINH SÁT HÀNG ĐẦU” CỦA ĐỨC TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG CHINAVIRUS
Những bí mật về người đàn ông 48 tuổi, từ một thợ lái máy kéo trở thành nhà virus học quan trọng hàng đầu khiến tất cả người dân tin tưởng và lắng nghe nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại nước Đức.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid-19 hiện nay, cứ vào các buổi trưa hàng ngày, toàn thể người dân Berlin nói riêng và nước Đức nói chung lại chăm chú lắng nghe bản tin 30 phút cập nhật tình hình tin tức Corona. (Xem ở đây: https://www.ndr.de/nachrichten/info/podcast4684.html)
Điều đặc biệt là bản tin thông báo này không đến từ Thủ tướng Merkel hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế Spahn. Nó xuất phát từ một người đàn ông mà có lẽ ít được biết đến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước đó vài tuần: Christian Drosten, 48 tuổi và là Viện trưởng Viện Virus học tại Học viện Y khoa Charité ở Berlin, là thành viên của Ban cố vấn khoa học của Hội nghị thượng đỉnh về sức khỏe thế giới, một trong những nhà virus học hàng đầu rất được tôn trọng trong suốt 20 năm qua.

Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2020

TÌNH CẢNH MEKONG: NGƯỜI VIỆT NÊN TỰ TRÁCH MÌNH



Nhìn nhận TÌNH CẢNH SÔNG MEKONG cạn dòng, ĐBSCL bị hạn hán, bị xâm mặn rất trầm trọng và ngày càng gia tăng trong nhiều năm qua, theo một góc nhìn khác. Góc nhìn này, theo các cụ dạy là "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", để thấy nguyên nhân khá lớn là do chính VN chúng ta.

Từ góc nhìn này, cho thất tình trạng phá rừng và tàn phá thiên nhiên để khai thác vô độ tại VN đã làm giảm đi rất nhiều lượng nước điều hoà cho Sông Mekong.

Vậy nên, trồng rừng, trồng rừng, trồng rừng, hủy bỏ các dự án bóc lột thiên nhiên và tài nguyên (như Dự án Boxite Tây Nguyên đang thua lỗ trầm trọng,....), là những giải pháp không khó và làm càng sớm càng tốt.

Bài viết dưới đây của bạn Đăng Khoa theo hướng tiếp cận vấn đề như vậy.

TÌNH CẢNH MEKONG: NGƯỜI VIỆT NÊN TỰ TRÁCH MÌNH

Tác giả: Đăng Khoa.     Nguồn: Báo Sạch

Thủy điện Hòa Bình xây trên sông Đà mà sông Đà (tả ngạn) hợp với sông Lô (hữu ngạn) tại ngã ba Việt Trì rồi đổ vào dòng sông Hồng xuôi về Hà Nội.

Khi xây thủy điện Hòa Bình trên sông Đà thì lượng nước sông Hồng dưới hạ lưu thay đổi hoàn toàn.  Nước đã cạn hơn đến 1/2 và Hà Nội gần như vĩnh viễn không bao giờ sợ vỡ đê. Đê Yên Phụ ở nội thành hiện cũng được hạ thấp để mở rộng đường lưu thông cho Hà Nội.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Nguyễn Thị Thanh Yến và những ghi chép cuộc đời


 "Nguyễn Thị Thanh Yến đã làm thơ từ rất lâu. Chị đã viết hàng trăm, có dễ đã ngót cả ngàn bài thơ, đang lưu giữ trong những cuốn sổ ghi chép của mình. Nguyễn Thị Thanh Yến yêu thơ, gắn bó với thơ như một tình yêu bản năng, bản thể, rất sâu xa,  tự đáy tâm hồn mình. Chị làm thơ không nhắm mục đích là để in thơ của mình ở trên các báo chí. Nguyễn Thị Thanh Yến chỉ làm thơ để ghi lại các trạng thái cảm xúc của tâm hồn mình trong cuộc sống riêng tư của chính bản thân mình mà thôi. Có thể nói thơ của Nguyễn Thị Thanh Yến là cuốn nhật ký riêng tư, là “biên niên sử” các trạng thái tình cảm, là sự ghi chép chân thật về các diễn biến cảm xúc của tâm hồn mình, trong cuộc sống của chính mình. Nguyễn Thị Thanh Yến cũng không làm thơ với mục đích là để tham gia vào hội này, hội khác thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật. Chị làm thơ cho mình, làm thơ vì sự đòi hỏi tự thân của chính tâm hồn mình mà thôi. Thế nhưng, hơn ai hết, cái nghiệp sáng tác thơ vẫn ràng buộc chị, gắn bó sâu xa với cuộc đời chị đến từng hơi thở.

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2020

Nhớ Sơn Nam...


Ở ngã tư Trần Quốc Thảo và Tú Xương của Sài thành có một tòa nhà, là văn phòng của Hội Văn nghệ - Nghệ thuật, thường gọi tắt là Hội nghệ sỹ. Trong khuôn viên tòa nhà này có một quán café và một quán nhậu. Giới văn nghệ sỹ các loại thường vào đây uống café hoặc lê chân qua quán nhậu. Và vì vậy, mọi người gọi là quán Nghệ sỹ. Quán nhậu thuộc loại bình dân nên khách ra vào khá đông.

Quán Nghệ sỹ, nhưng thực khách không chỉ có nghệ sỹ. Đó là những người chẳng có “sỹ” nào, tạm gọi là “vô sỹ”. May lắm thì họ được gọi là “nhậu sỹ”. Trong số những kẻ “vô sỹ” ấy có tôi. Tôi gặp và quen Sơn Nam tại nơi này. Khác với nhiều người, trước khi quen, tôi không hề đọc tác phẩm nào của Sơn Nam và càng không biết ông ta là ai. 

Văn bia răn dạy con cháu của một vị quan đã 266 năm.


+Nhân thượng thư bộ công xin lỗi về vụ xe biển xanh, lại nhớ ở xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy có một văn bia răn dạy con cháu của một vị quan đã 266 năm. Vị quan ấy có tên Đặng Đại Lược (1690-1764), tước Kim Tử Vinh Lộc, Cụ Đặng Đại Lược, làm tới chức cai bạ dinh Quảng Nam, có quyền kiểm tra quan lại ở ba phủ Thăng Hoa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn. Vị quan Đặng Đại Lược có 2 người em làm quan to, 8 người con của ông học hành đỗ đạt, có 7 người làm quan cho triều Nguyễn với công trạng lớn, 1 người ở nhà làm cư sĩ. Ông thanh liêm và người đời kính trọng đến mức Quốc sử quán Triều Nguyễn kể lại: "Đại Lược làm quan thanh liêm nghèo khó, nhận hay cho đều không cẩu thả. Ai đưa cho cái gì tầm thường thì nhận một hai thứ, cái gì hơi hậu thì từ chối rằng: 'Nhà còn có thừa, không phải là kiểu cách gì đâu !'. Những việc từ chối khéo với người, đại loại như thế".

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2020

Tượng David: một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng


Tượng David là một bức tượng do Michelangelo điêu khắc từ năm 1501 đến 1504, là một kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc thời Phục Hưng và là một trong hai tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất của Michelangelo (cùng với Pietà). Riêng tượng David hầu như chắc chắn giữ danh hiệu bức tượng được công nhận nhất trong lịch sử nghệ thuật. Bức tượng này đã được xem như là một biểu tượng của vẻ đẹp con người trẻ trung và sức mạnh. Thời Phục Hưng, những người có dương vật nhỏ thường được xem là đẹp, bởi họ cho rằng dương vật lớn chỉ có ở loài thú dữ. Vì thế dương vật của David được làm nhỏ để thể hiện sự hoàn mỹ của vẻ đẹp con người theo quan niệm của thời kỳ này.


Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

TRÍ THỨC LÀ AI?


Tôi có nhiều người bạn là giáo sư, tiến sĩ. Phải thừa nhận rằng, họ giỏi chuyên môn. Có người dạy giỏi, có người nghiên cứu giỏi, và đa phần họ có một điểm chung: rất giỏi selfie. Đến đâu, gặp ai, ăn món gì...., họ đều selfie cho thiên hạ biết. Và họ có chung một đặc điểm: họ lặng im trước những biến cố đau thương của đất nước, lặng im trước bất hạnh và khổ đau cùng cực của nhân dân.

Có lần, tôi nửa đùa nửa thật với người bạn giáo sư:
- Ông là một giáo sư nhưng ông không có trí tuệ mà chỉ có tư chất thông minh thôi.
Ông bạn giáo sư ngạc nhiên:
- Sao ông lại nói vậy?
Tôi bình tĩnh trả lời:
- Người có trí tuệ là người nhận biết được đúng- sai, và chỉ làm theo điều mà mình cho là đúng, và biết phản ứng những gì sai trái. Ông không có điều này, ông chỉ hoàn thành công việc của ông, nên ông chỉ mới dừng lại ở mức có tư chất thông minh mà thôi.

Một lần khác, tôi nói với người bạn là tiến sĩ:
- Ông là tiến sĩ, nhưng ông không phải là trí thức.
Người bạn cũng ngạc nhiên:
- Sao ông nói vậy?

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Nhà sử học chuyên viết về tổng thống Mỹ nói gì về ông Trump?


Rất nhiều những câu chuyện về tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trên mặt báo hôm nay đến từ những nguồn tin “nặc danh”, nhưng rò rỉ của một ai đó không được đề tên trên truyền thông hoặc trên mạng xã hội. Qua con mắt của một nhà sử học chuyên viết về các câu chuyện của tổng thống Mỹ, ông Trump là một người như thế nào?


Doug Wead, presidential historian and author of “Inside Trump’s White House” 
in Virginia on Nov. 21, 2019. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
Lúc Tổng thống Donald Trump vừa đắc cử, ông đã hỏi Tổng thống đương nhiệm Barack Obama rằng vấn đề lớn nhất mà ông sẽ phải đối mặt sau khi nhậm chức là gì?

“Bắc Triều Tiên”, Obama nói. Khi chỉ có 2 người, Obama nói với Trump rằng: “Ông sẽ phải đi tới chiến tranh với Triều Tiên trong thời gian ông làm chủ Tòa Bạch Ố.”

“À, thế ông đã gọi cho ông ta bao giờ chưa?”. Trump đề cập thẳng đến lãnh đạo Triều Tiên – Kim Jong Un.

“Chưa, hắn là một kẻ độc tài.” Obama đáp lại.

Và cuộc nói chuyện cứ thế tiếp diễn dưới ngòi bút của nhà sử học tổng thống Doug Wead trong cuốn sách mới của ông: “Bên trong Tòa Bạch Ốc: Những chuyện thật dưới thời Tổng thống Trump”. Cuốn sách dựa trên những buổi phỏng vấn độc quyền với Trump, các thành viên gia đình và những người thân cận quanh ông.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

CÂY GẬY NGUYỄN QUANG LẬP



Giỗ đầu anh Tạo. Đêm nằm nhớ chuyện ngày ngồi tù, một hôm tay trung tá điều tra đột ngột hỏi, anh có thân anh Nguyễn Trọng Tạo ko? Mình cảnh giác trả lời, trước có chơi với nhau, giờ thôi rồi. Tay này im ko nói gì, vẻ ko tin. Sau ra tù mới biết ạnh viết nhiều stt đấu tranh đòi tự do cho mình, trong đó có hai bài thơ cực hay. Chơi với nhau hơn bốn chục năm nhiều khi chán lắm, muốn bỏ quách cho xong, nhưng xa nhau rồi lại thương nhớ anh quá chừng.
.....................................................

CÂY GẬY NGUYỄN QUANG LẬP
Thơ Nguyễn Trọng Tạo
(Thương yêu tặng Lập)

Không có củ cà rốt, chỉ có cây gậy thôi
Anh đã chống lên bầu trời trang giấy
Những con chữ – dấu gậy
Rải máu dọc đời mình

Ngửa mặt đọc máu anh trên những mảnh trời đen trắng.