Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

VỀ SỰ PHẪN NỘ VÀ VĂN HÓA LÀM NGƯỜI


“Người biết phẫn nộ, biết trăn trở chính là người tạo ra động lực thay đổi xã hội, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”, GS Ngô Bảo Châu nói.

Về sự phẫn nộ thì hãy đọc K. Marx. Marx luận rất hay về "sự phẫn nộ của lí trí" và "lí trí của sự phẫn nộ" để thay đổi thế giới.

Rất tiếc Việt Nam đã không chọn định hướng của K. Marx. Mà cũng bởi tại ông định hướng không rõ ràng. Chính Marx phê phán "sự phẫn nộ của lí trí" nhưng lại chính ông cổ vũ bạo lực và hậu quả, cách mạng bạo lực chỉ có thể duy trì và phát triển thêm bạo lực. Chiếc cối xay lịch sử cứ thế xoay vòng không lối thoát.

Hiện nay đang có xu hướng cổ vũ chủ nghĩa "thấu cảm". Bề ngoài tưởng nhân văn nhưng thực chất là một thứ thuốc phiện ru ngủ con người. Nietzche rồi Marx đã từng cực lực phê phán thứ chủ nghĩa ru ngủ này, rằng chính nó đã làm tê liệt ý chí đấu tranh của con người.

Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017

ĐỂ TRẢ LỜI CHO MỘT CÂU HỎI "BIẾT TAO LÀ AI KHÔNG? "

Tác giả : Bùi Bảo Trúc

New Jersey Newark Liberty Airport departure gate passengers


Cho mãi đến mấy hôm vừa rồi, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.

Hôm đó đang ngồi trong quán cà phê ở Sài Gòn, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : “mày biết tao là ai không ?”
Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.

Ít lâu sau, tôi được cho biết ông là đàn em của một quan chức lớn, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút “hào quang” vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.

Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

ĐỐI THOẠI với MARX và ENGELS

Tác giả bên 2 pho tượng đồng Karl Marx và Friedrich Engels
 tại quản trường Alexander 

Không biết tại sao lúc sắp đến xem 2 pho tượng đồng Karl Marx và Friedrich Engels tại quản trường Alexander mình thấy hồi hộp, lo lắng... Chả là nghĩ rằng 2 Cụ rất thiêng. Cái gì được thờ phụng, khấn vái, tín ngưỡng lâu ngày... cũng trở thành thiêng và những người sùng kính thần tượng, luôn là những hung thần khủng bố tinh thần, đe dọa cả mạng sống của những ai bất tín. Cứ nhìn bọn IS giết bất cứ ai đụng đến Thánh Ala hay ngài Mohamet thì biết... Thế nên đến gặp 2 Cụ, mình phải cung kính, cho áo trong quần, đi đứng nghiêm trang, chắp tay đứng xa xa chiêm ngưỡng, Cụ Marx thì ngồi trầm ngâm, cau có; Cụ Engels đứng đăm chiêu, mặt buồn xa xăm... Mình run run nói:
- Thưa hai Ngài Các Mác và Phri - đờ - rích Ăng ghen...
- Phát âm cho đúng! Mà sao gọi chúng ta là Ngài? – Engels nhắc nhở, giọng nghiêm trang.

- Anh từ đâu đến? Marx hỏi, giọng trầm, nhân hậu.
- Dạ thưa hai Ngài, tôi đến từ Việt Nam...

- ÔI! Việt Nam! Việt Nam... Đó là nơi trung thành thờ phụng học thuyết của ta nhất trên thế giới này – Marx sung sướng reo lên – Thế anh có là đảng viên không?
- Thưa Cụ có là đảng viên Đảng Lao động, sau này đổi thành Đảng CSVN ạ. Mà tôi hơn 50 năm tuổi đảng rồi cơ đấy...

- Ôi, thế thì gọi chúng ta là đồng chí chứ, sao lại “Ngài”? Đồng chí Việt Nam lại gần đây, vào đây... Marx thật nhân từ, gần gũi... Mình mạnh dạn bước tới, đặt tay lên tay Marx.
- Đồng chí hơn 50 năm tuổi đảng là rất đáng quý trọng... Engels nói.

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Về những chiến binh tử nạn tết Mậu Thân 1968 ở Tân Sơn Nhất.


Trần Mạnh Hảo: Theo báo “Tuổi Trẻ” số ra ngày thứ ba 27-6-2017, trang 18,19 bài “Phía đường băng còn đó các anh nằm” có in một tấm bia của những người lính Việt Nam cộng hòa đặt trên nấm mồ tập thể của cả trăm người lính giải phóng chết trong ngày tết Mậu Thân trong sân bay Tân Sơn Nhất như sau : “Nơi đây an nghỉ những chiến sĩ lầm đường đêm mùng một tết Mậu Thân . Linh thiêng xin các bạn hãy giúp cho xứ Việt Nam thân yêu của chúng ta mau thái bình”. Báo “Tuổi Trẻ” khi in đã bỏ hai chữ “lầm đường” thành ra sai sự thật.
Viết khi đọc lời cầu hồn ưu ái của người lính Việt Nam cộng hòa dành cho nấm mồ tập thể của đối phương :
 CÁM ƠN KẺ THÙ
Thơ Trần Mạnh Hảo

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

LÃO KHOA LÀM CỐ VẤN ÁI TÌNH


* Anh Khoa ơi!
Em rất thích những chuyên mục có sự tham gia của anh. Nội dung rất hay. Mới mẻ và hấp dẫn. Các anh cũng nên giành một vài trang cho giới học đường. Lượng bạn đọc ấy đông lắm đấy. Trong trường em, nhiều người đọc lắm.
Học sinh em bây giờ có đứa nghịch như quỷ. Hồi còn là học sinh, anh có nghịch ngợm không? Trò nghịch của anh thường là gì?Nghe nói khi còn có tí tuổi, anh đã làm “cố vấn ái tình”. Thực hư chuyện ấy ra sao?

Vũ Hà Phan
Vũ Thư – Thái Bình


* Có lần thấy trên báo, anh bàn về tình yêu, lại tư vấn chuyện chăn gối như trên chuyên mục “Cửa sổ tình yêu” phát trên sóng Đài. Em đọc ngay. Đọc vì tò mò, ông này biết quái gì chuyện tình dục mà cũng bàn chuyện giường chiếu. Nhưng đọc thì công nhận ông anh siêu thật. Đọc rồi không quên được. Em cứ bật cười. Tự dưng cũng muốn nói câu gì đó! Đúng rồi! Lòng tham vô độ của đàn ông. Đó chính là bản chất của con đực: chinh phục rồi chiếm đoạt và cả thèm chóng chán. Em công nhận ông anh là chuyên gia giường chiếu, chí ít ở mặt lý thuyết
Nghe nói hồi nhỏ, anh còn làm người tư vấn yêu đương. Nghĩa là anh đã trác táng từ thuở bé.. Anh có thể bật mí được không?

HƯƠNG TÌNH ÁI
(TÂN AN – Lập Thạch – Phú Thọ)




Cám ơn cô giáo Vũ Hà Phan đã quan tâm đến lão già này. Nguyện vọng của cô giáo, mong căn nhà ấm cúng là tờ báo của chúng ta trổ thêm một ô cửa sổ để lé mắt chiêm ngưỡng giới học đường là một gợi ý hay, tôi xin chuyển cho Ban biên tập tòa báo nghiên cứu. 

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

TRÒ CHUYÊN VỚI “CỤ KÌNH” LÀNG TOMBE

Tác giả Mạc Văn Trang và "Cụ Kình" làng Tombe

Định cai FB vài tuần, nhưng ngồi rồi lại thèm nhớ ... Các con bảo bố ở Paris Hà Nội, giờ lại sang Paris Pháp thì có khác gì nhau! Vả lại mấy lần bố thăm Paris rồi, lần này cho về nhà nghỉ ở nhà quê cách Paris 100km.
"Túp lều" quê này cũng 1 tầng hầm và 2 tầng để ở, tọa lạc trên mảnh vườn 4000m2, cây cối rập rạp, chim, sóc ríu ran... Nhà nhìn ra dòng sông Seine, nước trong, bơi thỏa thích...
Những bác hàng xóm vừa thấy đã chào hỏi thân tình. Bà nội cháu Linh và Linh đến chơi, thật vui. Ông hang xóm Daniel gọi cho trứng gà, "rau sach"... Mình đáp lễ, tặng 1 quả xoài, mấy quả vải quê hương. Thật là thân thiện.
Còn chuyện làng, chuyện xã này hay lắm. Để mấy ngày đi thăm, hỏi chuyện "Cụ Kình" ở đây mới rõ.

Sáng nay 16 độ C. Con gái dẫn đi thăm làng. Ấn tượng nhất là những ngôi nhà cổ và nhà thờ xây bằng đá sần sùi, rêu phong, từ thế kỷ 13, nay vẫn bền vững. Chợt nhớ đến ngôi Nhà thờ ở Quảng Ninh bị phá bỏ mà xót quá. Nghe nói một nhà thờ nổi tiếng ở tp HCM cũng đang bị đe dọa cưỡng chế, giống như một ngôi Chùa mới đây bị phá.

Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017

Bài thơ VỌNG TIẾNG TỪ QUY



Kao Sơn
Đầu năm 2003, chán cảnh "mài ghế, bế bụng, tụng theo" tôi làm đơn và được Tỉnh ủy Ninh Bình cho chuyển công tác về hẳn Hội Văn nghệ. Hội Văn nghệ hồi đó chưa có nơi làm việc ổn định, hơn chục năm Văn phòng Hội cứ phải lang thang hết nơi này đến nơi khác. Lần thứ 5, chúng tôi chuyển đến làm việc ở mấy căn nhà cấp bốn, lợp ngói, thuê của Khách sạn Hoa Đô, tường gạch và nền xi măng luôn ẩm ướt, mối rất nhiều và luôn tấn công chúng tôi. Bàn ghế, sách vở trở thành món ăn khoái khẩu của chúng.

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

HẠ TUỒNG ĐI, ĐỪNG BỠN CỢT NỮA

Công Lý là một diễn viên hài.
Mấy hôm nay, có lẽ chuyện để cười, và cười ra nước mắt, chính là chuyện "nuôi gà vịt, nuôi lợn" mà có thể xây được biệt phủ. Lúc đầu đọc, tôi cứ nghĩ là chuyện phiếm. Nhưng không, cuối cùng là phát ngôn thật, là lý lẽ thật!
Và rồi, "anh em nhà lý do" lại được trình làng. Người ta xem lại những lý giải kiểu lý giải khôi hài trước đây như làm ruộng sứt cả tay chân để giàu có; bán chổi đót để thành đại gia; bán men rượu, chạy xe ôm để thành tỷ phú, để tập hợp thành những lý do giàu có chỉ có ở xứ ta.
Những điều này, cứ bỡn cợt như mấy bác nông dân ở quê vui tính kể với nhau những điều không thể chỉ để cười cho sảng khoái ngoài đồng ruộng để quên đi mệt nhọc cơ cực.
Mấy ông quan cũng lại khôi hài bỡn cợt, nhưng lại không giúp những trận vui cười sảng khoái. Mà có cái gì đó đắng đắng, đau đau. Đắng đắng cho những người nuôi lợn, nuôi gà, bán chổi, chạy xe ôm chân chính, đổ mồ hôi sôi nước mắt để lo toan cuộc sống mưu sinh.
Và có cái gì đó, rất ác, rất thách thức.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

SỰ DỐI TRÁ CỦA CHỊ EM BÀ HỌ PHẠM NƯỚC "YÊN BÁI"


Được hưởng lợi từ việc bắn giết, thanh trừng lẫn nhau, biết mình sẽ lên làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, bà Phạm Thị Thanh Trà vội vàng ký quyết định cho em trai mình là Phạm Sĩ Quý lên làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, mặc dù không đủ tiêu chuẩn. Khi dư luận lùm xùm về chuyện này, bà Trà vẫn khẳng định là “làm đúng quy trình và hết sức chặt chẽ”. Bà ta chỉ là người thực hiện nghiêm túc quyết định của tập thể Ban Thường vụ tỉnh ủy. Tiếp đó, bà Trà lệnh cho Phó Chủ tịch tỉnh ký một lúc 6 quyết định cấp hơn 13.000 m2 đất rừng cho ông Quý làm đất ở. Chuyện tày trời này cũng lại được giải thích rằng " chuyện ấy cũng bình thường", hồ sơ chuẩn bị từ lâu, đến hôm ấy ký một thể. Ông Quý biến được bằng ấy công thổ quốc gia thành đất của mình cũng "theo đúng quy trình". Ông Quý bảo: "Nhà nước kêu gọi người dân đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tôi là dân, tôi có quyền chứ...."
Lý lẽ của chị em bà họ Phạm chả lừa được ai bởi nếu ông Quý không có chị gái ngồi đó, không có các thuộc hạ cấp dưới của bà chị nể nang ông, không ngậm miệng ăn tiền thì liệu ông có thể biến hơn 13.000 m2 từ sở hữu toàn dân về một tay ông trong một ngày không ?

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Đối với người Việt Nam, nước Nga là một cụm từ trống rỗng.

Alexander Bratersky 29/06/2017 

Chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đại Quang tới Nga.



Hôm Thứ 5 ngày 29 Tháng Sáu, ông sẽ gặp gỡ với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đối với Nga, Việt Nam là khá quan trọng trong bối cảnh quan hệ với Trung Quốc, nhưng từ lâu đối với Hà Nội cựu thù - Hoa Kỳ đã là quan trọng hơn Moscow.

Trong chuyến thăm kéo dài hai ngày này ông chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận về hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EurAsEC), cũng như hợp tác với Nga trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh.

CHUYỆN TÌNH XHCN

Nhiều năm trước khi mới đi làm, tôi làm báo "Đang Yêu". Mọi người hay giễu cợt tôi nó là báo lá cải. Nhưng đến giờ tôi vẫn tin là mình đã làm một kiểu báo lá cải vô cùng tử tế, và ở đó tôi đã đi tìm, đã viết được những câu chuyện cảm động nhất, nhân văn nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.
Mỗi tuần, vào tối Chủ nhật, kể từ bây giờ, tôi sẽ kể một câu chuyện đẹp và có thật về tình yêu, về tình người - vì bỗng nhiên thích thế - để bạn bè fb cảm nhận được là đời sống này cũng có những khoảnh khắc thật dịu dàng ... 

Bà Jutka cùng con trai
CÂU CHUYỆN THỨ NHẤT: MỐI TÌNH HUNG - VIỆT

Tôi gặp ông Lê Mỹ Thành và con trai Lê Mỹ Attila ở Hà Nội năm 2011. Attila cao to nhưng có đôi mắt đen và mái tóc đen - là kết quả của mối tình đầy đau khổ của ông Lê Mỹ Thành với bà Jutka, một người đàn bà Hungary.
Họ gặp nhau ở Budapest, khi ông Lê Mỹ Thành sang Hung du học.