Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

CHUYỆN SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH (Kỳ 4, cuối)



Trong tâm thức đông đảo người dân xứ này, hai nhân vật lịch sử được kính trọng và yêu mến nhất, chiếm được nhiều cảm tình nhất, là cụ Hồ và đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hình ảnh cụ Hồ trở nên chói lọi rực rỡ, tất nhiên chủ yếu từ con người cụ, nhưng cũng có phần tô vẽ không nhỏ của bộ máy tuyên truyền. Nghệ thuật tuyên truyền của người cộng sản, thì ngay cả những bậc thầy tuyên truyền đủ mọi thời đại xưa nay cũng phải chịu thua. Vị lãnh tụ của họ được đẩy lên thành đấng bậc vẹn toàn không tì vết, có khi thần thánh, ngọc hoàng, ông trời, đức phật, đức chúa cũng không bằng. Tôi cả đời sống trong thể chế cộng sản, từ lúc bé bắt mũi chưa sạch tới giờ, đã hiểu và nhận ra điều chối tỉ ấy.

Vậy nhưng, với trường hợp cụ đại tướng Võ Nguyên Giáp, có nhẽ là ngoại lệ. Những gì cụ Giáp có được, chủ yếu do cụ tạo ra, ít phải nhờ “bộ máy” họa sĩ. Tài năng, đạo đức, công tích, vẻ đẹp… cụ có được đều tự thân sinh ra, tồn tại vững chắc trong cõi đời, trong lòng người. Không phải vô cớ mà những người lính nhiều thế hệ đã gọi cụ bằng danh hiệu cực kỳ giản dị mà cao quý: người anh cả của quân đội, anh Văn. Người dân bình thường yêu quý kính phục cụ kể cả khi cụ là người lẫy lừng đỉnh cao lẫn khi cụ là vị tông đồ chịu nạn. Hình ảnh anh Văn, vị đại tướng, nhà cách mạng qua bao biến thiên thời đại, qua bao cuộc bãi bể nương dâu, ít bị suy suyển, trong xã hội lẫn lòng người.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ HAY TỪ ĐIỂN ẨU TẢ?


THÀ CÃI NGU CÒN HƠN IM LẶNG

Đã sai mà không biết nhận lỗi còn cãi chày cãi cối để lấp liếm cái sai thì thật đáng ghét. Đáng ghét vì đối với những trường hợp tác giả dự án hay công trình có tính quốc gia thường mang cả ba phẩm chất: gian, tham và ngu. Gian vì quanh co lấp liếm cái sai. Tham vì làm ẩu để moi tiền dân. Ngu vì sai mà không biết mình sai.

Vụ Từ điển Chính tả của Viện Từ điển sai tràn lan chính tả như bọn vô học viết bảng biểu ở vỉa hè, có thuộc tính trên hay không thì người trong cuộc tự hiểu. Nên nhớ chính tả là bài tập tiểu học chứ không phải là một vấn đề học thuật cao cấp.

Một lần, khi duyệt đề thi, không biết đã lần thứ mấy, tôi thấy chính giảng viên ngôn ngữ học ra đề thi viết "Câu tĩnh lược". Mọi lần tôi tự tay sửa luôn dấu ngã thành dấu hỏi: "Câu tỉnh lược" cho xong. Không cần gọi giảng viên lên sửa, mất thời gian. Lần này có giảng viên ra đề thi ngồi trước mặt và khá đông người, tôi hỏi: "Tĩnh lược hay tỉnh lược?". Bất ngờ giảng viên ra đề thi cãi: "Tĩnh lược, dấu ngã". Lại còn nhấn thêm: "Nhiều người không biết nên có thói quen viết thành dấu hỏi". Không ít người hùa theo: "dấu ngã là đúng!" Tôi hỏi: "Vậy "Tĩnh" ở đây có nghĩa là gì?" Bất ngờ giảng viên ra đề thi trả lời: "Tĩnh là tĩnh lặng ạ!" Nhiều người gật. Tôi mắng: "Sai cả đám mà không biết mình sai. Tĩnh lược là làm giản lược một cách tĩnh lặng à? Thế thì câu rút gọn sao lại gọi là câu tĩnh lược? Lặng lẽ giảm bớt thành phần câu giống như lặng lẽ rút ngân quỹ à?"

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

ĐÁM GIỖ BÀN CHÂN


Anh tha thiết mời tôi đến chơi với anh, tha thiết hơn mức một người U80 luôn thèm có bạn trò chuyện mà tự mình không đi đâu được.
Nhà anh trong khu tập thể lắp ghép Yên Lãng, kiểu chuồng cu hai tầng. Nhiều người đập bỏ xây lên 5 tầng, anh vẫn để nguyên bản. Hai vợ chồng già cần gì cho lắm phòng, vả lại anh cụt một chân làm sao leo lên tầng cao.
Anh lạch xạch mở cổng đón tôi, lắc lư mái tóc dài bạc trắng hắt xuống vai lộ rõ vầng trán cao bướng bỉnh của ông đồ Nghệ trên cặp mắt ướt như sẵn sàng khóc. Tôi theo anh lên tầng hai, căn phòng khoảng 14 mét vuông mà anh gọi là thư phòng. Nhìn anh đi, không ai nghĩ anh cụt một chân, chỉ có cảm tưởng đó là người già leo thang vất vả.
Anh pha chè, bóc bao thuốc, nói anh rất vui vì em đã đến. Người Nghệ rành mạch chuyện xưng hô, ai hơn tuổi làm anh và gọi người ít tuổi hơn bằng em rất thân thiết. Làm xong mấy việc cần thiết, anh xin phép cởi chiếc chân giả dựng vào cạnh ghế:
 ⁃ Anh cởi ra cho mát.
Tôi nhìn cái chân cụt trên mắt cá khoảng mười phân của anh, nhớ lại anh đã mất bàn chân trong trường hợp nào.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Chuyện sinh đẻ có kế hoạch (phần 3)

tranh: Thành Chương
Nhắc thêm tí nữa về những kế hoạch và phương cách ngăn chặn sinh sản ở xứ này suốt mấy chục năm rồi hãy quay về chuyện cụ “thống chế đi đặt vòng”. Thời tôi tuổi thiếu niên và thanh niên ở miền Bắc, tức là khoảng thập niên 60 - 70, việc sinh đẻ có kế hoạch được nhà nước quán triệt càng ngày càng chặt. Đối tượng trước tiên bị nhắm tới, chả cần nói ra, cũng biết là phụ nữ đàn bà con gái. Họ bị đặt vòng để ngăn cản sự thụ thai. Không có thai thì có mà đẻ được khối.
Thú thực, nghe nói tới đặt vòng từ lẩu lầu lâu rồi, từ hồi còn bé, mãi tới sau này, nhưng tôi cũng chả biết phương thức đặt vòng chặn thai xuất phát từ đâu, tại sao lại gọi là vòng. Vẫn hiểu “cái gì không biết thì tra gu gồ” sẽ ra ngay, nhưng nhiều khi cứ để lờ mờ nhấp nhoáng cái sự hiểu biết có khi lại hay, để còn kích thích việc khám phá, tò mò.

Thứ Năm, 4 tháng 6, 2020

PHỦI TAY - BÀI THƠ CỦA ÔNG VŨ MÃO VỀ ĐÁM TANG TƯỚNG TRẦN ĐỘ


Mậu tuất 2018 ông Vũ Mão nhận thấy sức khoẻ có vấn đề do bước qua tuổi 80, thay vì làm thơ vịnh xuân như mọi năm ông viết bài thơ "Phủi tay" để giãi bày nỗi lòng của mình về một trang đau buồn, áy náy nhất đời ông, là tiếng xấu trong lễ tang tướng Trần Độ.

Bài thơ cũng nói rõ sự thật về các ông Nông Đức Mạnh, Đỗ Mười, Phan Diễn, Nguyễn Khoa Điềm ... là thủ phạm chính việc gây tiếng xấu đối nhân xử thế trong đám tang tướng Trần Độ, nhưng lại phủi tay để mình ông Vũ Mão lãnh đủ. Trong chính trường VN hiếm có một lãnh đạo cao cấp của đảng dám vạch mặt các vua quan thiên đình như thế này.

Phải nói rằng đây là hành động dũng cảm của ông Vũ Mão, và trước khi lìa đời ông muốn để lại bài học cay đắng cho bao vị quan công quyền khác: Hãy dũng cảm ngăn chặn điều xấu xa, thất đức, vi phạm pháp luật của bất cứ ai, đừng ngu xuẩn như ông để "kẻ ăn ốc người đổ vỏ", mang tiếng xấu xuống mồ.