Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA: NHÌN TỪ GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC

 


Cuộc chiến Nga - Ukraina nếu nhìn từ góc độ rộng hơn: vũ khí, tài chính thì cũng có thể coi đó là cuộc chiến giữa một bên là Nga và bên kia là Ukraina có Mỹ, Nato viện trợ.
(Giống hồi chiến tranh Việt Nam thì đằng sau VIệt nam luôn có Liên Xô và Trung Quốc viện trợ, nếu Liên Xô, Trung Quốc cắt viện trợ thì kết cục cuộc chiến nó không thể xảy ra như nó đã diễn ra).

HÃY HÌNH DUNG VÀ SO SÁNH:
- Chiến tranh Việt Nam: Mỹ chi 600 tỷ $, kéo dài 20 năm, lính Mỹ chết gần 60.000 (chưa kể đồng minh). Cuối cùng Mỹ thua, không đạt được mục tiêu là ngăn chặn làn sóng cộng sản ở Việt nam, giảm ảnh hưởng của Liên Xô trên Thế giới.

- Chiến tranh Apganistan: Mỹ chi khoảng 2000 tỷ$; kéo dài 20 năm, chết 2500 lính (chua kể đồng minh). Cuối cùng Mỹ vẫn thua, không đạt được mục tiêu là tiêu diệt Taliban, xây dựng chính quyền thân Mỹ ở Apganistan.

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2022

TIỀN KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ NHƯNG MUA ĐƯỢC CHÍNH TRỊ

 


Tiền không phải là tất cả - (2) Nhưng mua được chính trị.
(Tiếp theo)
Giải WC 2022 này đem lại nhiều bất ngờ đầy kịch tính, ví dụ như Đức thua Nhật, Ả rập Xê Út quật ngã Argentina. Xưa nay vẫn vậy. Từ năm 1966 Bắc Triều Tiên đã quật ngã Italia. Ở giải 2018, Đức cũng bị Nam Hàn cho về vườn từ vòng bảng. Đó là sự diệu kỳ luôn chứa đựng trong bóng đá.
điều là trật tự thế giới bóng đá vẫn chưa thay đổi về cơ bản: „Chủ nghĩa thực dân bóng đá“ của Châu Âu và Nam Mỹ vẫn ngự trị. „Các nước thế giới thứ ba“ như Nhật Bản, Nam Hàn, Ả Rập Xê Ut, Senegal v.v. có được những thành tích bất ngờ tại các giải WC chính vì nhờ có kinh nghiệm từ Châu Âu do hội „lính đánh thuê“ mang về.
Nền bóng đá ở châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ, thể hiện qua các giải vô địch quốc gia và khu vực vẫn là „ao làng“ so với hai nền bóng đá kia. Do vậy việc các trai làng quật đổ các võ sỹ thành đô mới là niềm cảm hứng mà bóng đá đem lại. Ai cho rằng „ao ta“ nay đã to như biển tức là vẫn ngộ nhận.
Khoảng cách đang rút ngắn lại, nhưng còn lâu mới đến lúc người Việt háo hức xem giải vô địch Nhật Bản qua K+, chứ đừng mong dân Đức xem tường thuật tại chỗ trận chung kết AFF như ta thức đêm xem từng trận vòng bảng Euro.
---
Điều đáng nói nhất trong giải WC này là các tranh chấp chính trị mà hậu quả của nó chưa ai lường được.

Thứ Bảy, 26 tháng 11, 2022

GIỚI CHUYÊN GIA PHƯƠNG TÂY ĐÃ SAI LẦM RA SAO KHI ĐÁNH GIÁ VỀ CUỘC CHIẾN Ở UKRAINE.

 


(Bài gốc: How Western Experts Got the Ukraine War So Wrong)
Chuyên mục ý kiến – 14/11/2022, tác giả: Taras Kuzio
(Hình: Quân đội Ukraine của 2014 và 2022 rất khác nhau)

Một yếu tố kỳ lạ trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga là hầu hết chuyên gia phương Tây nghiên cứu về quân đội Nga đều chung quan điểm với điện Cẩm Linh là Nga có quân đội mạnh, sẽ có thể đánh bại Ukraine trong 2 – 3 ngày. Dù đã có nhiều bài phân tích (gồm của cả tác giả Taras Kuzio) về lối suy nghĩ rập khuôn về chủ nghĩa dân tộc đế quốc Nga về người Ukraine đã khiến họ tính toán sai lầm, nhưng vẫn chưa có ai tìm hiểu tại sao chuyên gia Tây phương lại phóng đại về sức mạnh của quân đội Nga và đánh giá thấp Ukraine về mặt quân sự cũng như khả năng phản kháng của con người nước này
Tổng thống Zelensky cũng gợi nhớ lại khi cuộc xâm lược bắt đầu :”Hầu hết những ai gọi điện cho tôi – gần hết luôn – không tin rằng Ukraine có thể trụ vững và kiên trì được.” Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine – Alexei Danilov còn nhớ: Phương Tây cho rằng Ukraine gần như không có cơ hội thành công (almost zero chances to succeed).’
Quan điểm của giới chuyên gia cũng đã định hình nên giới hoạch định chính sách chung của phương Tây theo hai cách:”
Thứ nhất, kể từ cuộc khủng hoảng 2014, hầu hết các chuyên gia đều phản đối việc phương Tây gửi vũ khí cho Ukraine. Vào tháng 2/2015, cuộc khảo sát do Foreign Affairs thực hiện đã hỏi :”Hoa Kỳ có nên gửi vũ khí cho Ukraine không”, 18 chuyên gia không đồng ý và chỉ có 9 đồng ý việc làm đó. Nổi bật trong số phản đối là các học giả của Nga và khối Á-Âu (Eurasia) như Angela Stent, Anatol Lieven, Robert Legvold, Ian Bremmer, Robert Jervis, Jack Snyder, William C. Wohlforth, Mary S. Sarotte, Keith Darden, và Valerie Bunce.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2022

LƯNG RỒNG, “TÀU” & CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17-2

 


LƯNG RỒNG, “TÀU” & CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 17-2
Tôi không thích Lưng Rồng nhưng vô cùng thất vọng khi nghe nói cuốn sách này bị cấm. Không thích vì nhận thấy Đỗ Hoàng Diệu vẫn còn bị bóng đè, tuy Lưng Rồng không còn là sản phẩm của một cô gái mới về nhà chồng (như trong Bóng Đè) nữa. Ngòi bút điêu luyện của Diệu bóc tách không thương tiếc những khao khát thân xác của một phụ nữ có chồng "lên Biên giới" và cũng ngay lập tức hả hê trước những dằn vặt đoan chính của nàng.
Tấm lưng đĩ thoã của một "hậu duệ Thuý Kiều" bắt đầu được xăm Rồng vào lúc 4 giờ sáng, ngày 17-2.
Sử dụng não trạng tuyên huấn mà đọc văn chương; lấy sự sợ hãi các ám chỉ mà soi xét tính ẩn dụ trong từng con chữ thì giật mình trước Lưng Rồng là không có gì bất ngờ. Nhất là thời điểm tưởng niệm 40 năm cuộc chiến tranh Biên giới.
Tôi không thích Bóng Đè cũng như Lưng Rồng vì chủ nghĩa dân tộc được Diệu nói ở đây vừa rất tự ti, vừa rất yếm thế. Nhưng tôi tôn trọng cái cách mà Diệu nhìn vấn đề "Tàu", không phủ nhận là điều đó tồn tại một phần trong tâm thức người Việt. Tâm thức của người Việt trước Tàu là những điều không chỉ các nhà sử học mà rất cần được cả các nhà văn mổ xẻ.

LÀNG TÔI - LÀNG CÓT

Cây si cổ thụ cùng bệ thờ trước Miếu Chợ (ảnh chụp năm 1950)
 

Nguyễn Minh Vũ


Làng tôi

Thời xưa

Làng tôi có tên nôm là Làng Cót

Nằm trải dài bên hữu ngạn sông Tô.

Đất địa linh nhân kiệt tự ngàn xưa

Là một trong tứ danh hương nổi tiếng

.

Làng tôi xưa gọi là Kẻ Cót, là một trong những làng cổ, cùng nhiều làng cổ khác, nằm bao quanh đất Kinh Kỳ, được gọi là Kẻ Chợ. Ngoài Kẻ Cót, còn Kẻ Bưởi, Kẻ Noi, Kẻ Giàn, Kẻ Mọc…Tháng 3 – 1978, khi nạo vét sông Tô Lịch, đào được ở địa phận làng Cót một quan tài làm bằng cả một đoạn cây to khoét rỗng, các nhà khảo cổ đoán định có tuổi khoảng đầu Công Nguyên. Rồi có truyền thuyết vào thời nhà Tiền Lý (544 – 578), nhà vua đã cho lập thành lũy bên bờ sông Tô để chống quân nhà Lương, chứng tích còn lại là miếu Quan Hoa và miếu Xóm Hậu thờ 2 công chúa con vua Lý Nam Đế là Vạn Phúc phu nhân và Tứ Nàng Phu nhân. Làng trải dài bên bờ sông Tô Lịch, bên kia sông là làng Láng có ngôi chùa lớn, cổ kính, được xây dựng từ thời nhà Hậu Lý. Sông Tô, chùa Láng gắn liền với truyền thuyết nhà sư Đại Điên đã cắm chiếc gậy xuống dòng sông, bắt nó chạy ngược dòng về phiá chùa Láng để đấu phép với nhà sư Từ Đạo Hạnh. Một minh chứng nữa nói lên làng tôi được lập muộn nhất là từ thời nhà Lý, thời của “tam giáo đồng lưu”, nghĩa là thời nhà vua coi trọng cả 3 đạo (Đạo Nho, Đạo Phật, Đạo Lão), là ở làng tôi có cả đình, chùa, Văn chỉ và miếu, những 3 miếu, trong đó Miếu Chợ ở ngay đầu làng thờ đức Cao Sơn Hiển ứng đại vương, một trong bốn vị thần trấn thành Thăng Long. Theo tài liệu của họ Nguyễn được Unesco công nhận, thần húy là Nguyễn Hiển, là một danh tướng thời Hùng Vương thứ 18, là anh em họ với thần Tản Viên, húy là Nguyễn Tuấn.

Phía trước miếu, xế về bên trái, ngay cạnh bờ sông Tô, một cấy si cổ thụ hàng mấy trăm năm tuổi đứng soi mình bên dòng nước. Hàng mấy chục rễ phụ to tày bắp vế cắm sâu xuống đất giúp cho cây càng thêm vững chãi. Một bàn thờ bằng gạch xây gần sát gốc cây trên đặt chiếc bát hương không mấy khi tắt khói bay quấn quýt. Quanh thân cây, bao chiếc bình vôi nhỏ được đặt trên bàn thờ, được treo trên cây, khiến cho cây mang một vẻ thiêng liêng huyền bí. Tuần rằm mùng một, hoặc mỗi khi gặp điều khổ não, các bà, các chị thường ra đây thắp hương khấn vái. Sát gốc cây có dăm bậc gạch được xây không biết tự bao giờ, vài ba bậc được ngâm ngay dưới dòng nước, được gọi là “Cầu gạch”. Thường ngày, kẻ qua người lại, hay rẽ xuống cầu rửa chân cho mát, vừa rửa vừa trao đổi chuyện trò. Những buổi chiều hè nóng nực, bọn trẻ Xóm Chợ thường rủ nhau ra sông tắm, một số đứa nghịch ngợm trèo lên cây, rồi nhảy ùm xuống nước bơi đuổi nhau hoặc té nước vào nhau, tiếng la hét, reo cười vang động cả một khúc sông.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2022

ĐỌC THƠ ĐEN CHO ÔNG VÕ VĂN KIỆT

 


Đọc báo thấy thiên hạ kỷ niệm ngày sinh ông Võ Văn Kiệt rùm beng. Tôi không quan tâm đến những dòng tít dao to búa lớn, tôi chỉ biết vài lần gặp ông trong hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo và bất khả kháng. Lần thì đi cùng nhà văn Sơn Nam đến nhà ông để Sơn Nam thăm đồng chí cũ thời kháng Pháp. Lần thì bị ông triệu hồi lên làm việc cơ mật...
ĐỌC THƠ ĐEN CHO ÔNG VÕ VĂN KIỆT
Hồi ông Võ Văn Kiệt còn làm Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn, có người tâu hót với ông là ở Thành Đoàn có Bùi Chí Vinh chuyên làm thơ Đen. Lập tức ông kêu tôi lên nhân một cuộc tiếp xúc với giới văn nghệ và báo chí tại nhà riêng của ông.
Tại đây trong bữa tiệc thân mật, ông Võ Văn Kiệt yêu cầu tôi đọc những bài thơ mà đứa “ăng ten” nịnh thần báo cáo. Coi, trong men bia chếnh choáng, tôi đọc một loạt thơ sang sảng khiến bàn tiệc im phăng phắc. Tôi còn nhớ những bài thơ được đọc lần lượt là SINH NGHI HÀNH, VE CHAI HÀNH, XÍCH LÔ HÀNH, ĐÓI, ĐÓI LIÊN TỤC. Bài thơ cuối cùng chấm dứt đầy nghẹt thở không ai dám vỗ tay, phải đợi đến khi ông Kiệt gật gù khen hay thì tiếng vỗ tay mới rầm trời. Tôi dám cá là trong đám vỗ tay hôm đó có cả những kẻ đã từng gièm pha hãm hại tôi.
Nhưng không sao. Bí Thư Thành Ủy Võ Văn Kiệt tuyên bố “Đây không phải là thơ Đen mà là thơ cực Đỏ. Một chính quyền của nhân dân luôn cần những bài thơ Đỏ như thế này để sửa sai chủ trương, chính sách, đường lối cho phù hợp”. Câu nói của ông gần như giải tỏa hết. Nhưng chưa xong. Ông rút lui vô trong và lát sau đi ra tặng tôi một bao thư tạm gọi là “nhuận bút” cho những bài thơ vừa đọc. Phải nói là số tiền trong bao thư đủ cho tôi sống sót vài tháng phiêu bạt giang hồ.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2022

Quan hệ Việt-Nga và món nợ thời Liên Xô cũ

 


Một trong những luận cứ mà ace FanNga thường đưa ra để biện hộ cho lời kêu gọi ủng hộ nước Nga thời Putin xâm lược Ukraina - đó là việc chính phủ Nga dường như đã xoá nợ 11 tỉ $ các khoản nợ thời hậu chiến cho Việt Nam.
Thực hư chuyện này như thế nào được giải tỏ trong bài dưới đây.
Thông tin này không có gì mới vì nhiều báo chí đã viết từ lâu, nhưng xin nhắc lại cho các bạn í tỏ tường.
*******
Quan hệ Việt-Nga và món nợ thời Liên Xô cũ
2000.09.16
Lời giới thiệu: Thời còn Liên bang Xô viết, Việt Nam được Liên xô viện trợ rất nhiều về quân sự nhưng lại phải vay tiền rúp của nước đàn anh theo một tỷ giá giả tạo, vì tiền đó chẳng thể được trao đổi tự do với các nền kinh tế khác. Khi Liên xô tan rã, đồng rúp mất giá gấp ngàn lần mới rớt đến hối suất thực tế của nó, và Việt Nam bị kẹt, không biết phải trả Liên bang Nga kế tục Liên xô bao nhiêu tiền mới là đủ với các khoản nợ trời ơi của thời trước. Vấn đề rắc rối đó làm vẩn đục quan hệ Nga-Việt từ nhiều năm nay, và mới được giải quyết trên nguyên tắc hôm Thứ Năm vừa rồi. Nhật báo tài chính nổi tiếng thế giới là tờ Financial Times đã có bản tin tổng hợp của hai ký giả Ostrovsky từ Moscow và Kazmin từ Bangkok về hồ sơ nợ nần đó, Trương Hà lược dịch như sau...

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2022

Danh họa Picasso trong tầm ngắm của cảnh sát nhập cư Pháp

 


Danh họa Picasso trong tầm ngắm của cảnh sát nhập cư Pháp
Pablo Picasso ngày nay là một tượng đài văn hóa, là niềm tự hào của nước Pháp. Trong gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là « phần tử nước ngoài nguy hiểm ». Đã là người ngoại quốc lại có ngôn ngữ nghệ thuật « xa lạ » với viện Hàn Lâm Mỹ Thuật Paris, đến cuối thập niên 1940 các phòng triển lãm và bảo tàng Pháp vẫn khóa chặt cửa với tranh của Picasso cho dù ông đã rất nổi tiếng.
Bất kỳ một thành phố nào trên đất Pháp giờ đây cũng có một con đường hay trường học mang tên danh họa Tây Ban Nha. Paris có cả một trạm métro Pablo Picasso. Bảo tàng Picasso ngay giữa lòng thủ đô đã hoạt động từ gần 40 năm nay. Hiếm ai biết rằng thiếu chút, người ta đã không thể viết nên những trang sử đẹp giữa tác giả của Guernica hay Người Đàn Bà Khóc, Những cô gái Avignon với nước Pháp. Họa sĩ này đã làm nên tội tình gì để bị cảnh sát nhập cư của Pháp theo dõi, bị xếp vào diện « đối tượng nước ngoài nguy hiểm » và bị từ chối khi Pablo Picasso xin gia nhập quốc tịch Pháp ?

Pháp và Picasso : duyên–nợ
Pablo Picasso (1881-1973) sinh ra tại thành phố Malaga, miền nam Tây Ban Nha. Ông đã dừng lại Madrid và Barcelona trước khi chọn Paris là nhà, là nơi lập nghiệp, là xưởng sáng tác. Năm 1900, Pablo Ruiz Picasso 19 tuổi đầu, để lại sau lưng gia đình và cả một con đường sự nghiệp rộng thênh thang để tìm đến kinh đô ánh sáng.

"Sách đen về Vladimir Putin» : Nước Nga hậu cộng sản thành thế lực phá rối


 

"Sách đen về Vladimir Putin» : Nước Nga hậu cộng sản thành thế lực phá rối
Thụy My
Chỉ trong 22 năm dưới sự lãnh đạo của Putin, nước Nga hậu cộng sản đã biến thành một cường quốc chuyên phá hoại, sản phẩm xuất khẩu chính là nỗi sợ. Đe dọa tấn công nguyên tử, trưng ra bóng ma nạn đói, cắt nguồn dầu khí…Chính sách phá rối luôn là đường hướng của KGB - trường đại học thực thụ của Vladimir Putin. Về cuộc chiến Ukraina, những con bồ câu phương Tây kêu gọi hòa đàm chỉ làm lợi cho Putin mà thôi.
« Cây đinh cuối cùng đóng vào quan tài Putin »
Ảnh bìa L'Express tuần này đưa chân dung tổng thống Nga trên nền đen và dòng tựa « Putin, cuốn sách đen : Mafia, KGB, ý tưởng, tàn bạo... » với bài viết độc quyền là trích đoạn điều tra của hai nhà sử học Galia Ackerman và Stéphane Courtois về Vladimir Putin.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2022

Tề Bạch Thạch - Đại sư hội họa

 


-Xin tặng các bạn họa sĩ của lão PP
Ông nổi tiếng là một danh họa Trung Quốc với các tác phẩm thủy mạc sinh động đầy sức sống. Những bức tranh của ông là những bức họa về sơn thủy, nhân vật, hoa điểu, động vật. Ông vẽ tranh về những con tôm đạt đến độ siêu phàm nhờ việc nuôi tôm và dành nhiều thời gian để quan sát chúng. Hay là việc ông vẽ những chú ong rất sống động , bay bổng. Quan điểm hội họa của Tề Bạch Thạch là "hội họa nằm giữa thực và ảo". Những năm cuối đời, đa số các tác phẩm của ông là vẽ chuột, tôm, và chim. Ông cũng rất giỏi khắc triện và tự gọi mình là "phú ông của ba trăm triện đá" (三百石印富翁” tam bách thạch ấn phú ông).
Cuộc đời của Tề Bạch Thạch là một huyền thoại. Ông làm thợ mộc năm 14 tuổi, 25 tuổi vẽ tranh bán ngoài chợ, học khắc dấu năm 32 tuổi, đi chu du khắp đất nước năm 40 tuổi, và chuyển đến Bắc Kinh ở vào tuổi 53. Ông có hai đời vợ và sinh được 12 người con, trong đó có một người con sinh ở tuổi 83. Ở tuổi 85, ông vẫn còn muốn cưới vợ. Trước khi qua đời ở tuổi 93 , bên cạnh ông vẫn có một cô gái 22 tuổi yêu ông và ông cũng muốn kết hôn với cô ta. Ngay cả đến Hồ Thích (1891-1962) là nhà văn, nhà hoạt động văn hóa, tư tưởng, chính khách nổi tiếng của Trung Quốc cũng phải thở dài than rằng ông già tinh lực quá sức là phi thường.
Ông sinh tại Tinh Đẩu, Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Tên của ông là do các thầy dạy vẽ đặt cho ông bởi ông sinh ra ở núi Bạch Thạch ( Núi đá trắng). Ông xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo khó và ông bị đau ốm liên miên lúc thơ ấu. Khi còn nhỏ, Tề Bạch Thạch học trường tư với ông nội trong vài năm. Cha mẹ cưới vợ cho ông khi ông còn rất nhỏ. Người vợ nguyên phối của ông tên là Trần Xuân Quân, sinh tổng cộng 5 người con cho ông. Ông có đứa con đầu lòng vào năm 1883 khi mới 20 tuổi.

Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2022

VÌ SAO NGƯỜI TRUNG QUỐC ĐỤC RỖNG NÚI TRÀ PHƯƠNG

 


Người Trung Quốc đã đục rỗng núi Trà Phương như thế nào?

Núi Trà Phương còn có tên nôm là núi Chè, ở xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, đất Hải Phòng quê tôi.

Làng Trà Phương nằm ngay chân núi Chè. Núi Chè với núi Đối (ven sông Đa Độ, nơi người ta thường bắt được những con ba ba nặng mấy chục ký) như hai anh em sinh đôi. Thật kỳ lạ, giữa vùng đồng bằng mênh mông chỉ có ruộng và đầm lầy, ao chuôm, tự dưng nhô lên hai ngọn núi đá sừng sững. Hồi nhỏ, nghe bu tôi kể rằng bà chúa Chè gánh đá đi lấp biển Đồ Sơn - Bàng La, chỗ gần cửa sông Văn Úc, để mở mang đất đai bờ cõi, đến đây thì gãy đòn gánh, đành phải bỏ lại thành 2 ngọn núi. Thời học đại học, tôi đùa với bạn bè rằng mình là người miền núi, cũng giống như mấy anh chị người Tày, Nùng... trên Thái Nguyên, Cao Bằng vậy, thế mà ối đứa tin.

Núi Chè cao hơn 5 chục mét, chạy dài gần cây số, tinh đá là đá, rất ít đất cát. Trên núi phía nam có hang Bà Chúa, phía bắc núi gần làng Xuân La, xã Thanh Sơn có hai cây quéo cổ thụ to cả mấy người ôm, lại có cái miếu thiêng lắm. Sau này hồi giữa những năm 60, công binh Trung Quốc sang đục rỗng quả núi làm hầm chứa đại bác chĩa nòng ra biển để bắn tàu chiến Mỹ. Nhưng tôi chưa thấy bắn được phát nào, chỉ nghe đồn rằng họ sang đào bới của cải do tổ tiên chôn giấu từ thời xửa thời xưa. Nếu đúng vậy thì quả là kỳ công bởi đục rỗng cả hòn núi đâu phải chuyện đùa, chút nữa tôi sẽ kể kỹ.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2022

VỀ MỘT SỰ KHÁC BIỆT ĐỘC ĐÁO GIỮA VIỆT TỘC VỚI HOA TỘC


VỀ MỘT SỰ KHÁC BIỆT ĐỘC ĐÁO GIỮA VIỆT TỘC VỚI HOA TỘC (mà nhiều người trong chúng ta cũng chưa đủ chú ý đến)

Các triều đại quân chủ trong lịch sử chúng ta, tỉ như các đời vua Đinh, vua Lý, vua Trần, vua Lê, vua Nguyễn, có bao giờ chúng ta gọi là ... nước Đinh, nước Lý, nước Trần, nước Lê, nước Nguyễn không? Không hề!

Bên Tàu thì khác hoàn toàn.
Chẳng hạn, trong thời Chiến quốc có 7 vương triều tranh nhau hùng cứ mỗi phương, đó là vua Tề, vua Sở, vua Yên, vua Hàn, vua Triệu, vua Ngụy, vua Tần - họ đều gọi là "nước" hết ráo: nước Tề, nước Sở, nước Yên, nước Hàn, nước Triệu, nước Ngụy, nước Tần.
Đây là sự khác biệt, độc đáo hết sức của văn hóa Việt tộc khi đem đối chiếu với Hoa tộc:
1) Văn hóa Tàu đồng nhứt vương triều với quốc gia, lấy danh xưng của triều đại trùm lên thay cho quốc hiệu (tên quốc gia).

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

CHUYỆN KỂ TỐI THỨ 6 CỦA TÔ LAN HƯƠNG (phần 4).

 


Tôi đã nghĩ mãi mà không biết nên đặt bút viết từ đâu khi kể câu chuyện của cô Huệ.


Có lẽ là tôi nên bắt đầu bằng 1 buổi chiều muộn năm 2010, khi tôi ngồi với cô Huệ bên bờ đê Hội Thống, nằm cạnh dòng sông Lam. Tôi nhớ ngôi nhà nhỏ ven đê của cô Huệ xơ xác đến mức không có nổi một cánh cửa tử tế. Và cô Huệ ngồi ở ngay bậu cửa không có cánh đó, dưới chân là chiếc nón lá ghim chi chít băng tang; mỗi chiếc băng tang trên chiếc nón lá tượng trưng cho 1 năm cô Huệ chưa thể tìm được mộ người yêu, người chồng sắp cưới là liệt sĩ của mình.


Vào năm 2010, năm mà tôi gặp cô Huệ, cô đã tự tay ghim lên cái nón đó cái băng tang thứ 37...

Năm 16 tuổi, cô Huệ khai gian tuổi thành 18, trốn bố mẹ lên huyện đăng ký vào chiến trường làm TNXP.

Trên đường hành quân, lúc dừng chân nghỉ bên bờ sông Gianh giữa trời mùa đông căm căm giá rét, đơn vị TNXP của cô Huệ gặp một đơn vị bộ đội cũng đang nghỉ tại đó.

Bên bếp lửa dựng tạm ven sông, chú Thọ - một người lính khi nhận ra cô Huệ là đồng hương Hà Tĩnh, đã tranh ngồi cạnh cô, vừa nướng lạc, bóc lạc cho cô, vừa vui vẻ ôn chuyện quê nhà.

Sau cuộc gặp ngắn ngủi, họ chia tay nhau, nhưng tình yêu đã kịp bắt đầu. Yêu nhau giữa thời chiến, cô Huệ hẹn với người yêu, ngày đất nước thống nhất, họ sẽ về quê, xây dựng hạnh phúc của riêng mình.