Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Phỏng vấn NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: VĂN CHƯƠNG VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH – TRÍ NHỚ CỦA NGÔN TỪ VÀ SỰ ĐỘC ĐOÁN CỦA VĂN HỌC SỬ THI (Phần 3)

 


N.H.A: “Có một con đường mòn trên Biển Đông” thì thế nào thưa ông? Tôi thấy đây vẫn là tác phẩm anh hùng ca, nhưng câu chuyện phần nào đã khác, đi vào số phận đời thường hơn.

Nguyên Ngọc: Khi viết “Có một con đường mòn trên Biển Đông” tôi cũng đã nhận biết những điều khác, nhưng biết và viết là rất khác nhau. Ví dụ khi tôi nghe về chuyện vợ ông Ba Thắng cắn răng chịu oan suốt 10 năm chờ chồng, hay chuyện chị Sáu Thùy bất chấp tất cả tính chuyện băng băng đi bộ từ Cà Mau ra tít miền Bắc mịt mù giữa chiến tranh để tìm người yêu, tôi đã biết phải tập trung viết về những chuyện như thế của con người, chứ không phải những chiến công lừng lẫy nữa, chuyện đã khác, nhưng giọng thì chưa. Đã biết chọn những chi tiết khác, nói chuyện khác, nhưng còn chưa vượt được ra ngoài giọng sử thi. 

Sử thi thì độc thoại, độc đoán, bởi nó là tuyên bố của cộng đồng, ở sử thi nhà văn thay mặt cộng đồng tuyên bố chân lý của cộng đồng. Sử thi không chấp nhận đối thoại, không cho ai nói khác. “Đường chúng ta đi” là văn học sử thi, nó dõng dạc và độc đoán, tác giả thay mặt dân tộc mà nói, nghiêm trang tuyên bố chân lý độc tôn của dân tộc. Bakhtin gọi đây là khoảng cách sử thi, trong sử thi có một khoảng cách xa lạ không thể vượt qua giữa người viết với đối tượng mà mình ca ngợi và với cả người đọc.

Chỉ đến tiểu thuyết, theo nghĩa hiện đại của khái niệm tiểu thuyết, mới có đối thoại. Chính vì vậy so với sử thi, tiểu thuyết dân chủ hơn nhiều. Trong tiểu thuyết người viết bỗ bã với nhân vật của mình, và bỗ bã với người đọc. Bỗ bã cả với chính mình nữa. Hãy xem nguyễn Huy Thiệp đấy. Các truyện ngắn của Thiệp rất đậm chất tiểu thuyết. Nói cho đúng, trong văn học ta, cho đến “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh mới thật sự có tiểu thuyết. Nếu ở sử thi là tư duy “hoặc là, hoặc là”, thì sang tiểu thuyết sẽ là tư duy “vừa là, vừa là”. Đọc kỹ “Nỗi buồn chiến tranh” mà xem, hầu như câu nào ở đó cũng là tự đối thoại, tự cãi nhau. “Nỗi buồn được sống sót”, “tương lai tôi đã nằm lại ở phía sau xa kia rồi, trong những cánh rừng nguyên thủy của chiến tranh”, v.v. Trong tiểu thuyết, không có chân lý tuyệt đối, mọi sự ở đó đều là tương đối. Milan Kundera nói: từ đây, “thế giới là một mớ chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau”.

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Ông Sáu Dân và những trí thức ở lại Sài Gòn sau năm 1975

Ông Huỳnh Kim Báu (bên phải) và Nguyễn Xuân Diện
 

Giỗ Anh Huỳnh Kim Báu. (25/03/2021-25/03/2023)

 

Những năm cuối đời, Anh ẩn cư, chăm sóc vun bồi Quỹ Học bổng qua mạng. Chỉ xuất hiện khi viếng tang thân hữu cùng thời. Bữa nay ngày Anh mất. Tôi đăng lại bài này…

 

Trí thức Miền Nam sau 1975.

Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác, thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị. Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’. Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay: ‘Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả’. Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin”.


 Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào  tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối”. Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận”.

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Phỏng vấn NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: VĂN CHƯƠNG VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH – TRÍ NHỚ CỦA NGÔN TỪ VÀ SỰ ĐỘC ĐOÁN CỦA VĂN HỌC SỬ THI (phần 2)

 


"Nguyên Ngọc là người có lòng yêu nước nồng nàn, cương trực, có những suy nghĩ sâu sắc nhằm đóng góp cho đất nước” - Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước 


N.H.A: Và giai đoạn thứ hai trong nhận thức và sáng tác của ông là ..

Nguyên Ngọc: Là năm 1979. Đối với tôi, đấy là năm quyết định. Năm ấy tôi đi Campuchia. Và đối mặt với hiện tượng Pôn Pốt. 

Đi được Campuchia vào thời điểm đó, khi quân Việt Nam vừa vào Nông Pênh, là nhờ có Nguyễn Chí Trung. Nguyễn Chí Trung là một nhân vật rất đặc biệt. Anh ấy quen biết sâu, được nể trọng, tin cậy và có uy tín với tất cả các nhân vật quan trọng nhất ở tất cả các cấp, cả ta và Miên, ở bên ấy. Cả với các phi đội máy bay Liên Xô hằng ngày bay đi về giữa Tân Sơn Nhất và Nông Pênh, Siêm Riệp, chở tiếp tế sang, chở thươmg binh về. Tôi đi cùng Nguyễn Khải và anh Nguyễn Văn Bổng trong một chuyến bay như vậy đến Nông Pênh ngay sau ngày quân ta vào thành phố này.

Câu hỏi của tôi: Tại sao Pôn Pốt?

Ai cũng biết Pôn Pốt giết hàng mấy triệu người Campuchia, lại giết ngay đồng bào của chính mình chứ không như Hitler chỉ giết người Do Thái. Tại sao? Vào Nông Pênh, nó chỉ giết người, hàng triệu, bằng cách thô sơ đơn giản nhất: bổ một nhát cuốc vào đầu. Còn thì không động đến bất cứ thứ gì khác. Tôi có đi thăm Chùa Vàng, Chùa Bạc, Hoàng cung… mọi thứ còn nguyên. Những kẻ hành động lạ lùng như thế có một cơ sở lý thuyết nào không? Nó từ đâu ra? Cả Pôn Pốt, Iêng Sa Ri… đều đi học ở Pháp về, từng sống lâu ở xã hội phương Tây… Khi Pôn Pốt diệt chủng ở Campuchia thì ở Bắc Kinh người ta khen: “Các đồng chí làm giỏi hơn chúng tôi. Triệt để hơn”. Giỏi hơn, triệt để hơn Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc, họ đánh gãy tay những nhạc sĩ dương cầm giỏi nhất, bởi vì đấy là nghệ thuật tư sản, của phương Tây, xấu xa, sa đọa. Pôn Pốt làm triệt để hơn: nó không chỉ đánh gãy tay, nó tiêu diệt con người là tàn dư của lịch sử từ xưa đến nay, kết thúc bằng văn minh tư sản, của phương Tây. Tiêu diệt mọi tàn dư để lại từ suốt toàn bộ lịch sử của nhân loại. Nhằm làm ra một lịch sử khác, hoàn toàn sạch sẽ, nguyên khối như từ thuở nguyên sơ, nguyên thủy. Bầy đàn nguyên thủy hoàn toàn trong sạch.

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2023

Phỏng vấn NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC: VĂN CHƯƠNG VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH – TRÍ NHỚ CỦA NGÔN TỪ VÀ SỰ ĐỘC ĐOÁN CỦA VĂN HỌC SỬ THI

 


Nguyễn Hồng Anh thực hiện

Bài phỏng vấn được thực hiện vào một buổi sáng tháng Ba tại nhà riêng của nhà văn Nguyên Ngọc ở thành phố Hội An. Ý định phỏng vấn ban đầu của chúng tôi là xoay quanh đề tài chiến tranh Việt Nam với cái nhìn của ông – một nhà văn, người lính đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến lớn của dân tộc: chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng qua buổi trò chuyện cùng nhà văn, điều chúng tôi nhận lại còn phong phú hơn thế rất nhiều. Vì thế, chúng tôi quyết định tách toàn bộ nội dung phỏng vấn thành ba bài, với ba nội dung khác nhau. Dưới đây là phần 1. Phần 2 và 3 sẽ được đăng tải vào thời gian thích hợp.

- - - - - - - - - -

N.H.A: Có nhà văn nào ảnh hưởng đến tư tưởng, phong cách viết của ông qua các thời kỳ không?

Nguyên Ngọc: Hồi tôi còn nhỏ, ba tôi làm “thầy thông Dây Thép” tức viên chức bưu điện, đã có bằng diplôme, tiếng Pháp đã khá giỏi, ông bắt tôi đọc nhiều. Ngày ấy từ phổ thông cơ sở những năm đầu tiên học trò phải đọc các đoạn văn được chọn lọc (textes choisis), đến các lớp sau phải đọc nguyên một tác phẩm của các tác giả kinh điển, lên cao hơn nữa thì phải đọc toàn bộ một tác giả (oeuvres complètes), tất nhiên tất cả đều bằng tiếng Pháp. Ba tôi lại còn bắt tôi phải đọc trước một năm, năm thứ nhất thì đọc trước năm thứ hai, năm thứ hai thì đọc sách của năm thứ ba… cứ thế, phải tra từ điển đến mờ mắt, nhất là với các tiểu thuyết dày cộp và rậm rạp của Victor Hugo… Nhưng mà cũng say mê, vì quả đều rất hay. Đã là văn chương thì phải hay, phải tinh hoa, tôi tin vậy. Đến nay tôi vẫn còn có thể đọc thuộc lòng từng đoạn dài của Alphonse Daudet, Anatole France, George Sand… Và tôi chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn chương và văn hóa Pháp vĩ đại. Văn chương Pháp sáng sủa, trong trẻo, tinh khiết. Và thấm đẫm tự do. Có lần tôi đã nói với một chị bạn nhà báo Pháp: chị nên biết rằng văn học và văn hóa Pháp đã tạo nên cả một thế hệ những nhà cách mạng Việt Nam. Những Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp,… cả Hồ Chí Minh….

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ ÍT AI BIẾT

 


Câu chuyện lịch-sử ít ai biết ?

Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì ... những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi:

"Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?

Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.

Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc?

Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.

Cuối thế kỷ 19, Việt Nam đối diện với hai siêu cường, Pháp và Mãn Thanh, một bên đến từ phương Tây, mang theo nền văn minh của chủ nghĩa tư bản, một bên là thiên triều ngàn năm vẫn đang chìm đắm trong ảo giác mình là trung tâm của thế giới.

Ngay sau khi Pháp lấy Nam Kỳ, Mãn Thanh cũng lập kế hoạch đánh chiếm miền Bắc.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

O LỰU

 



Tác giả : Vule Bt ( bài và ảnh).
Nguồn : fb/Lê Vũ - Trang Văn chương Miền Nam
🍀 Năm tôi lên chín tuổi, mẹ mất. Chị Cả đi lấy chồng xa, chị Hai còn dại lại đang cắp sách đến trường, Ba tôi nhờ người bác tìm hộ một người giúp việc. Và O Lựu xuất hiện trong gia đình.
O Lựu người làng Bồ Bản, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Nhà nghèo lại đông con, mẹ O quyết định cho O lên tỉnh “đi ở” kiếm chút vốn và cũng để bớt một miệng ăn. Năm ấy, O vừa mười sáu tuổi. Không giống những người làm ruộng vất vả khác, O Lựu có nước da trắng xanh, đuôi mắt dài, tóc chấm vai được cặp lại bằng một cái kẹp ba lá. Vào nhà được mươi lăm phút, O đã tất tả tìm cái chổi que quét dọn bếp núc.
Có O Lựu, tôi khỏi phải ăn những bát cơm nửa sống nửa chín do chị Hai nấu, anh tôi không còn nhăn mặt trước dĩa chả trứng khét lẹt và ba tôi đã có ấm nước sôi pha trà buổi sáng. O dạy chị tôi “cuốc cươi thì phải khom người xuống”, dặn tôi “đừng leo cây ổi mà bổ lọi tay.”

Thứ Năm, 16 tháng 3, 2023

GÓC NHÌN MỚI VỀ TIẾNG VIỆT



Một dân tộc đáng trách (7:00 ngày 7/7/2018).
Tự thân việc truy tìm "Cha Đẻ" của "chữ Quốc Ngữ", tức việc Latinh hóa Tiếng Việt cũng không có gì đáng giá mà phải thần thánh hóa. Sự thật Latinh hóa một ngôn ngữ không thể là việc làm của một ngày, càng chả thể của một người. Đối với tiếng Việt lại càng khó hơn. Hơn thế nữa chúng ta cũng chả còn hiểu cái ông Alexandre de Rhodes thì khác ông Francisco de Pina ở chỗ nào. Họ chỉ còn là những cái tên. Họ là các vị thánh mà dân tộc chúng ta phải biết ơn. Nhờ việc Latinh hóa tiếng Việt thành công, mà khả năng đồng hóa của ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta gần như mạnh nhất thế giới. Tiếng Việt của chúng ta lấy của tiếng Thái, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh... rất nhiều, và tự nhiên đến mức chả có ai để ý những từ mới với các khái niệm ấy từ đâu mà ra.
Khả năng đồng hóa của tiếng Việt bảo đảm cho sự trường tồn của văn hóa Việt.
Tiếng Việt có từ rất lâu đời. Trước hết là hệ thống âm thanh và ngữ pháp cùng từ vựng. Ông ngoại tôi có bảo với mẹ tôi và cậu tôi là tiếng Việt có chữ viết riêng. Mẫu chữ ấy có lưu trong thư viện của ông, nhưng cán bộ cải cách rộng đất tới đốt hết cả đi rồi. Ông của tôi cũng bị xử tử, mặc dù nuôi và che giấu cả đống cán bộ cấp cao. Tôi không tìm thấy một luận điểm khách quan nào để ủng hộ ông nên tôi không thật sự để tâm tới thông tin về chữ viết ấy.
Tôi cũng có đọc các công trình về dấu thanh tiếng Việt và Latinh hóa tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ Việt Nam, nhưng tôi thấy họ quá ngây ngô. Sự đần độn của tất cả họ được thể hiện ở việc hầu như tất cả người Việt Nam chả ai biết tiếng Việt chúng ta có bao nhiêu chữ cái.

Thứ Năm, 9 tháng 3, 2023

QUYỀN ĐƯỢC SỐNG, QUYỀN ĐƯỢC TỰ DO, QUYỀN ĐƯỢC MƯU CẦU HẠNH PHÚC.

 


Quyền được sống, quyền được tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc của người dân xem đạt được đến đâu khi tham khảo 6 giá trị không thể mua được bằng tiền.
6 GIÁ TRỊ KHÔNG THỂ MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN TRÊN ĐẤT MỸ

1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 125 tỷ VNĐ) cho bà lão.

Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.

2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.

CHỮ TÍN.

Chợ quê
doduc
Chữ tín ở đời, đó là tấm chứng minh thư cần thiết đầu tiên của mỗi con người. Có chữ tín rồi, người ta sống mà không cần hứa hẹn gì, vì bản thân chữ tín trong đã to hơn mọi lời hứa.
Cam kết bằng văn bản là lùi một phần trước chữ tín.
Hứa bằng lời là lùi hai bước.
Thề trước chữ tín là lùi ba bước
Làm cả ba việc trên mà đều không theo được là bất tín.
Thất tín thì dẫn đến bất tín. Đừng trách những lời mắng mỏ lên án sự bất tín. Tấm thẻ đầu tiên để làm người chưa có thì còn làm nổi việc gì tử tế ở đời mà mong.
Cho nên tôi thành thực kính phục anh bạn tôi đã cúi xuống xin lỗi đứa con bốn tuổi khi anh hứa mua cho nó con gấu bông hôm sinh nhật mà anh trót quên. Anh đã cay đắng chấp nhận khi nó cáu giận hét toáng lên “con ghét bố” cho dù anh đã xin lỗi. Mẹ nó mắng nó “con không được hư”. Nó quặc lại “là bố hư, không phải con”! Câu mắng của mẹ nó chỉ đúng một phần nhỏ. Mẹ nó chưa hiểu sâu sắc sự thất tín tệ hại nhường nào đến niềm tin trong trắng của đứa trẻ thơ!

Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2023

Về Bài thơ "YẾT HẬU"

 


Bài thơ "YẾT HẬU" của tác giả vô danh được coi là của giáo sư Dương Quảng Hàm:
Vai năm tấc rộng để làm chi
Tối tối ăn xong lại ngủ khì
Mình ơi thức dậy chiều em tí
Đi
Suốt ngày bận bịu với văn bài
Uể cả xương sườn nhức cả vai
Chuyện ấy đêm nay thôi gác lại
Mai
Văn bài chuyện ấy thật lông bông
Mình ráng chiều em kiếm chút bồng
Nay cứ hẹn mai, mai hẹn mốt
Không
Ngủ chung lắm chuyện bực mình sao
Mình muốn yên thân nó cứ gào
Nếu đấy muốn chết, đây cho chết
Nào.

***
Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà.
Ngoài việc dạy học cho nhiều thế hệ học sinh, thầy còn nghiên cứu văn học và đã để lại cho hậu thế những công trình khảo cứu nghiêm túc và có giá trị. (Việt Nam Văn Học Sử Yếu/ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển...) Ở đây chỉ có ý nhắc đến một câu chuyện có thật xảy ra vào những năm tháng thầy còn phụ trách giảng dạy môn văn học cho trường Bưởi ngoài Hà nội.

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

TRIẾT HỌC MLN LÊN NGÔI.

 



Thời hưng thịnh nhất của Phòng Khoa học cơ quan tôi chính là vào đầu những năm 2000 khi nơi đây tập trung rất nhiều GS nổi tiếng với nhiều chuyên môn khác nhau.
Một trong số đó chính là GS.TS Triết học uyên bác Lê Thanh Thập.
lần cả Phòng đi nghỉ mát, trả lời câu hỏi của tôi:
“Triết học là gì? “
Ông kể một câu chuyện tiếu lâm thời Liên Xô như sau:
Vova được Tổ chức cử đi học lý luận Mác- Lê nin, nhằm đào tạo nguồn.
Sau tốt nghiệp, Vova quay về cơ quan làm việc. Trưởng phòng hỏi:
- Thế nào Vova, học được gì nào?
- Nhiều lắm
- Kể xem
- Tao được học nào là Phép biện chứng, Logic học, Triết học, Kinh tế chính trị ...
- Đó là cái gì?
- Làm sao giải thích cho mày được nhỉ. Thế này nhé, ví dụ có 2 anh chàng, một sạch, một bẩn, anh nào vào tắm.?
- Tất nhiên là anh bẩn.
- Nhưng theo Biện chứng, anh bẩn có xu hướng bẩn, nên không cần tắm, còn anh sạch có xu hướng sạch hơn, nên anh sạch đương nhiên sẽ vào tắm.
- Ờ, hay nhỉ. Còn gì nữa