Thứ Hai, 30 tháng 9, 2019

CHUYỆN LÍNH TRƯỜNG SƠN



Chuyện "bắn phát một và bắn liên thanh"
Những năm đánh giặc ở chiến trường Tây Nguyên bộ đội mình đói lắm. Mà chả cứ gì Tây Nguyên ở đâu cũng vậy thôi. Ăn sắn, ăn rau rừng, cây búng bán, củ mài, quả sung ... Tuốt tuột cái gì không chết là ăn. Ăn để sống để chiến đấu ...

Hôm nào, ai xuất kích ( đi đánh nhau ) thì được 6 lạng gạo /ngày. Anh nào sốt không đi được thì 2 lạng /ngày. Vì thế mỗi đại đội mỗi ngày cử hai chú đi kiếm thức ăn gọi là "đi công tác". Đi công tác về, trong cái túi bao tải thôi thì là mít non, măng tre, quả sầu riêng đầy gai, sắn, hoa chuối, rau khoai lang ( cả rễ cả lá ), có anh tát suối được cả cua đá, cá sộp. Có anh ăn trộm trong nương đồng bào được ớt, cà đắng, vài quả mướp hay nải chuối xanh. Thậm chí cả hoa chuối, củ chuối ... Lâu rồi đồng bào cũng biết.

Gặp bọn mình đồng bào hỏi : Bồ đồi đi đầu chớ ? ( bộ đội đi đâu thế )
- Bộ đội đi công tác mà
Đồng bào mặt lạnh tanh :
- Mình biết mà, bồ đồi đi cồng tác dưa, cồng tác ớt mà  Rồi đường ai nấy đi, lấm lét nhìn nhau. Rõ là “quân với dân như cá với nước !” 

Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

CHUYỆN ĐÀN BÀ Ở TRƯỜNG SƠN


Đậu Thanh Sơn: 
Cám ơn bác nguyentrongluan đã nói thật sâu sắc về tình cảm và tâm hồn người lính chúng ta khi gặp những "bông hồng" trên đường hành quân ra trận.
Đã là người con trai ai cũng có một trái tim để yêu, để xốn xang rung động trước một người con gái. Nhưng cái đặc biệt của người línhTrường Sơn chúng ta gặp những cô gái như bác Luân kể là tình huống xảy ra trong bối cảnh đặc biệt, hoàn cảnh đặc biệt, vì đó không phải là nơi thanh bình của đất nước, đó là tuyến lửa. Thật sự xúc động về tình cảm của người lính dành cho họ, đó là một tình thương yêu tràn đầy dành cho những cô gái TNXP trong những trạm giao liên trên rừng Trường Sơn, trên những cung đường ác liệt bom đạn 
 Họ cũng vất vả, gian khổ nơi mưa bom bão đạn để giữ mãi cung đường cho đoàn xe hành quân vào tiền tuyến. Không biết bác NTL đã đọc tập truyện ngắn "Cao điểm mùa hạ" của nhà văn nữ Lê Minh Khuê chưa? Tôi đã đọc cuốn sách đó cách đây gần 40 năm rồi. Thật xúc động và khâm phục những cô gái TNXP trên tuyến lửa Trường Sơn.
Riêng hình ảnh về những ánh mặt, những nụ cười cùng với cái vuốt tay của bác Luân cũng như anh em khác dọc theo chiếc võng của cô thương binh không muốn rời tay sao mà xúc động đến thế? không cần nói thành lời, nhưng cái vuốt tay đó là lời nhắn gửi, là lời động viên đối với người đi vào cũng như đối với người đi ra. Đó cũng như một mệnh lệnh từ trái tim. 40 năm rồi đã đi qua và trôi về quá khứ của ký ức xa xăm, thế như hình ảnh đó vẫn sống mãi trong trái tim bác Luân và những đồng đội của bác. Không biết cô gái Sài Gòn năm xưa ấy bây giờ ra sao? Cô có nhớ đến những ánh mắt, nụ cười và cái vuốt tay dọc theo mép võng năm xưa trên đường Trường Sơn của những anh lính trẻ F320A đang hối hả hành quân ra trận?
         Cảm ơn bác NTL về những đoạn ký thật sâu sắc.

***
Tôi không biết đặt tên chuyện này thế nào cho phải, nên cứ gọi là "Chuyện đàn bà ở Trường Sơn" vậy.
Đọc sách báo, tiểu thuyết về một thời đánh giặc chả thấy ai viết về cái cảm giác sung sướng của người lính trên Trường sơn khi bất ngờ được gặp một người con gái ra sao. Cái sự có mặt một người phụ nữ trong đạn bom nó động viên mãnh liệt cho người con trai cầm súng thế nào? Hình ảnh người con gái đứng trước người ra trận thiêng liêng làm sao? Chả ai nghĩ giống mình rằng, về mặt tinh thần thì chả có cái gì động viên lính trận bằng đàn bà hay ngược lại đàn bà ở ngoài trận tiền chỉ có đàn ông mới là nguồn động viên thiêng liêng nhất. Đừng nói phét là tôi được động viên nhờ lí tưởng này nọ. Cái nỗi mong mỏi của người lính hành quân biền biệt ra chiến trường chỉ một lần thôi được gặp một cái dáng yêu kiều khác giới thì chỉ có người lính mới hiểu.

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

AI THẮNG Ở CAMPUCHIA (1979, 1989, 2019)



Sáng nay, cầm tờ Tuổi Trẻ mà bần thần. Ba mươi năm trước, Tuổi Trẻ cử nhiều tốp phóng viên đến CPC tường thuật cuộc rút quân (về mặt lý thuyết là) cuối cùng của "Quân Tình nguyện" Việt Nam. Tôi không đi một mạch từ Siem Riep về Phnom Penh, qua Mộc Bài như Binh Nguyên, mà leo lên trực thăng của tướng Đỗ Quang Hưng lật sang hướng Kampong Cham.
Tối hôm ở Kampong Cham, sau một cuộc chia tay đầy tâm trạng với vài sỹ quan cao cấp được cử ở lại trong vai trò "lãnh sự", tôi về mắc võng ngủ bên cạnh tướng Nguyễn Nam Hưng, chứng kiến ông lục cục một mình với gói mì tôm cho bữa trễ. Hướng rút quân tôi theo có rất ít báo chí và tuyên huấn. Tôi viết cho Tuổi Trẻ hai bài: "Bữa Cơm Người Lính" và "Những Người Lính Không Đi Qua Hoàng Cung".

Thứ Tư, 25 tháng 9, 2019

TƯ NHÂN VIỆT LÀM ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC-NAM: TẠI SAO KHÔNG?



Ngày 1-5-2019

Ý kiến Bà Phạm Chi Lan: Quy đinh như thế nào để dân ta tự làm đường cao tốc Bắc Nam, chứ không phải TQ?

Tôi thật sự sửng sốt khi đọc thông tin được nhiều trang báo đồng loạt đưa vào ngày 27/4 vừa qua về trình bầy của ông Nguyễn Nhật, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) với Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại phiên họp mới đây của Ủy ban về dự án đường cao tốc Bắc-Nam (ĐCTBN): “Cập nhật về tiến độ đầu tư cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, ông Nhật cho biết, theo nghị quyết 52 của Quốc hội, từ nay đến 2021 sẽ đầu tư 654 km, chia thành 11 dự án, trong đó có 3 dự án đầu tư công và 8 dự án BOT…Với các dự án đầu tư công hiện không có vướng mắc gì, nhưng các dự án BOT thì không dễ triển khai ... Cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là các nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư nước ngoài lại không mặn mà … ,duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất" (Hà Vũ, Người Đô thị 27-4-2019).

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2019

KẺ SỸ (Đọc sách giùm bạn)

(ảnh minh họa)


Tề Tuyên vương (thời Xuân Thu chiến quốc) tới chơi nhà Nhan Xúc, nói :“Xúc lại đây”. Nhan Xúc cũng nói :“Vua lại đây”.   Các quan đi theo hầu, nói :“Vua là bậc chí tôn, Xúc là kẻ thần hạ. Xúc nói như thế có nghe được không ?”. Nhan Súc nói :“Vua gọi mà Xúc lại, thì Xúc là người xu nịnh kẻ quyền thế. Xúc gọi, mà vua lại, thì vua là người biết quý trọng kẻ sỹ. Để Xúc mang tiếng xu nịnh, sao bằng để vua được tiếng quý trọng hiền tài”.

Tuyên vương tức giận hỏi :“Vua quý hay kẻ sỹ quý?”. Nhan Xúc đáp :“Kẻ sỹ quý chứ vua không quý. Ngày trước nước Tần qua đánh Tề, ra lệnh cho quân sĩ :“Ai dám tới gần mộ Liễu Hạ Huệ (một hiền sỹ nước Tề thời Xuân thu) kiếm củi thì bị xử tử”, lại ra lệnh :“Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong hầu, thưởng ngàn vàng”. Xem đó đủ biết cái đầu ông vua đang sống không bằng ngôi mộ kẻ sỹ đã chết”.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

BÀN VỀ CHỮ "TỪ ÁI"




Bàn về chữ “từ ái”.
(Viết cho chúng ta, những kẻ đã ở tuổi xế chiều)

“Từ ái” nghĩa là lòng hiền từ yêu thương của bậc trưởng thượng đối với người dưới, cụ thể là con cháu của mình.

Trong gia đình, người ta hay dùng cặp khái niệm “cha từ, con hiếu” để nói lên người cha giàu lòng thương yêu và con cái thì hiếu thảo. Hay khái niệm “từ mẫu” để chỉ người mẹ giàu lòng thương yêu con cái.
Và “từ ái”, là thái độ tỏ lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái.

Giới động vật sinh con là do bản năng duy trì nòi giống. Chúng sinh con, nuôi đến thời điểm nào đó đủ cho con tự lực sinh sống thì tách bầy. Có vài loài động vật biết thương con, dạy con, nhưng đó là bản năng, chứ chưa chắc phải là “Từ ái”, vì khi con cái tách bầy, cha mẹ hình như không còn liên hệ tình cảm gì với chúng.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Cà pháo, cà chua, cà rốt và cà phê


Dịch hạch là căn bệnh khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, có thời điểm làm giảm 2/3 dân số châu Âu và 1/3 dân số Trung Quốc. Chính bác sĩ Yersin (ảnh) là người đầu tiên tìm ra vi khuẩn này và các nhà khoa học về sau khống chế nó hoàn toàn. Yersin cũng là một câu chuyện thú vị khi cả cuộc đời trưởng thành của ông, đều gắn bó với 2 chữ Việt Nam.
Tốt nghiệp tiến sĩ y khoa với đề tài bệnh Lao, nhưng Yersin và thầy hướng dẫn của mình là giáo sư Roux nổi danh với phát minh ra vắc xin bạch hầu. Thành tựu của ông khiến thiên tài Louis Pasteur chú ý và được nhận vào làm ở viện Pasteur Paris danh giá. Nhưng máu thám hiểm trong người khiến ông nằng nặc xin nghỉ việc để đi làm thuỷ thủ tàu viễn dương "dù chưa có kinh nghiệm đi biển bao giờ". Ông nói "đời mà không đi, thì còn gì là đời".