Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

ĐẠI HỘI HỘI HỘI NHÀ VĂN LẦN THỨ 10


 

ĐẠI HỘI HỘI HỘI NHÀ VĂN LẦN THỨ 10
(Qua tường thuật của nhà văn Nguyễn Quang Vinh, ảnh nhà văn Nguyễn Văn Nghĩa)

+Sáng.Đâu chừng 10 giờ thì sân khách sạn La Thành bắt đầu ồn ào.
Xe Grap, tacxi nối đuôi nhau chui vô cổng.

+Các đại biểu từ bốn phương tám hướng cùng về.
Đại biểu ở ngay Hà Nội cũng tới để đón bạn bè, hóng hớt li ca phê, cốc bia.

+Lễ tân như hội chợ quê. Cười. Mắng. Bắt tay. Nói tục. Kéo va li, cắp nách túi xách, ngồi xổm kí tặng sách nhau, hớn hở.

+Mấy em lễ tân mồ hôi vã, có lẽ các cháu lần đầu thấy một đại hội mà hầu hết đều người già nhưng xí xa xí xớn như con trẻ, nói tục hơn cả lũ Teen bây giờ, những cái tên nhà văn, nhà thơ sáng loà mà nếu không có dịp này, các cháu còn lâu mới biết mặt.

+Quán ca phê sát cổng tràn ngập nhà văn.

Tôi bị cuốn vào một bàn.
Những cánh tay đưa ra:
-Ôi Lập đấy à, khoẻ không em?
-Ơ kìa thằng Lập.
-Em Vinh mà.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2020

ĐỌC “MÂY MƯA VỚI CHỮ” CỦA TRẦN MAI HƯỜNG

 

Ngày mai Hà Nội có em
Có thêm nỗi nhớ cộng tên một người ...


(Chân dung gái xứ Đoài nhớ quê)

Khoe, vì sách chưa ra khỏi nhà in mà ngài Lại Văn Long đã cầm đèn mở hàng cho nàng ấy trên báo Công an TP HCM ngày hôm nay với một góc nhỏ ạ, - Trần Mai Hường 
***
ĐỌC “MÂY MƯA VỚI CHỮ” CỦA TRẦN MAI HƯỜNG
“Mây mưa với chữ” là tựa đề ấn tượng trên tập thơ mới của Trần Mai Hường (NXB Hội Nhà Văn 2020). Mở đầu là những câu thơ tự họa chính tác giả:
“... Bao mùa sắm những đa đoan
Lửa tim tần tảo dọc ngang lối chờ...
Nắng thì mê – gió thì say
mà thơ thì mãi đọa đày duyên phơi...”

Hay
“... Em trèo lên đỉnh nhớ
Hóa thân thành sao băng
Gom mảnh đêm vụn vỡ
Ôm vào lòng chênh vênh...”.

Trần Mai Hường có được cảm xúc mạnh mẽ cho từng từ, từng câu, từng khổ, từng bài thơ. Thơ của chị như một cơ thể tràn trề sinh lực, vùng vẫy cố thoát ra những ràng buộc để diễn tả tâm trạng vừa say đắm vừa lo sợ khi trí não, con tim quay cuồng. Cuối cùng chị băn khoăn tự hỏi:

Thứ Năm, 19 tháng 11, 2020

Gom góp từ ngữ của miền Nam và Sài gòn xưa

 

Nhằm để ghi nhớ lại những từ mà ngày xưa người Saigon/Miền Nam hay dùng như: Mèn ơi, Nghen, Hén, Hen, Tà Tà, Thềm ba, Cà rịch cà tang, tàn tàn,…., và những câu thường dùng như : Kêu gì như kêu đò Thủ Thiêm, làm nư, cứng đầu cứng cổ, tháng mười mưa thúi đất, cái thằng trời đánh thánh đâm…v…v…

Nguyễn Cao Trường

Xin nhờ mấy Anh Chị comment những từ nào còn nhớ để Trường góp nhặt ngỏ hầu lưu lại những tiếng gọi, câu nói thân thương của người Saigon và miền Nam trước đây,  e rằng một ngày nào đó nó sẽ mai một…

 

Giọng nói, sự pha trộn của ngôn ngữ miền Bắc di cư vào những năm 1950 hòa cùng ngôn ngữ Saigon, miền Tây đã tạo nên thêm một phong cách, giai điệu mới … và bài “Này cô em Bắc Kỳ nho nhỏ“, hình ảnh cô gái chạy xe chậm rãi tỏ ra bất cần mấy anh chàng theo sau năn nỉ làm quen  không biết đã bao nhiêu lần làm bâng khuâng xao xuyến lòng người nghe.

Nhất là cái giọng người Bắc khi vào Nam đã thay đổi nó nhẹ nhàng, ngang ngang như giọng miền Nam thì tiếng lóng miền Nam càng phát triển. Dễ nghe thấy, người Bắc nhập cư nói từ “Xạo ke” dễ hơn là nói “Ba xạo”, chính điều dó đã làm tăng thêm một số từ mới phù hợp với chất giọng hơn. Chất giọng đó rất dễ nhận diện qua những MC như Nam Lộc, Nguyễn Ngọc Ngạn mà các Anh Chị đã từng nghe trên các Video chương trình Ca nhạc, kể chuyện, ….

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

DỊCH THƠ ... THƠ DỊCH

 


Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare. Một số nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley, thông tin khác thì nói rằng đó là của một nhà thơ người Thổ Nhĩ Kỳ tên là Qyazzirah Syeikh Ariffin.

Bài thơ như sau:

You say that you love the rain,

But you open your umbrella when it rains.

You say that you love the sun,

But you find a shadow spot when the sun shines.

You say that you love the wind,

But you close your windows when wind blows.

This is why I am afraid,

You say that you love me too.


DỊCH THƠ:

Em nói em yêu mưa,

Nhưng em lại mở ô khi trời mưa.

Em nói em yêu mặt trời,

Nhưng em lại đi tìm bóng râm khi mặt trời tỏa nắng.

Em nói em yêu gió,

Nhưng em lại đóng cửa sổ khi gió lùa.

Đó là lý do tôi sợ,

Em nói em cũng yêu tôi.


Trên group facebook Đại Việt cổ phong, tác giả Lê Tiên Long dịch theo phong cách thơ của những tác giả nổi tiếng như sau:


1. Dịch theo phong cách Hồ Xuân Hương


Chém cha mấy đứa thích trời mưa

Mưa xuống che ô, chẳng chịu vừa

Năm lần bảy lượt mê trời nắng

Lại núp bóng vườn lúc giữa trưa

Thích có gió lên, hiu hiu thổi

Nhưng rồi khép cửa, chẳng khe thưa

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2020

DÒNG SÔNG HỦI


 

Nếu bạn hỏi tôi chọn một truyện của mình, tôi chọn Dòng sông hủi. Không phải Bóng đè hay Lưng rồng.
Đã mười sáu năm. Nhưng truyện như vừa viết đêm qua, cho những điều đang xảy ra hôm nay.

📷 ĐỖ HOÀNG DIỆU
Dòng sông hủi
Chồng tôi hành nghề kỳ quặc: Kiểm tra trí nhớ của con người. Lấy anh tôi mới khám phá, anh thường xuyên theo dõi những giấc mơ của mình. "Em có thai phải không?" Sau tháng đầu tiên Công đã dò hỏi. Tôi lắc đầu tươi tỉnh. Giấc mơ đêm khuya còn sáng hồng bụ bẫm bắp chân hài nhi. Tôi biết chắc tôi chưa có thai, nhưng làm sao Công biết tôi đã nằm mơ thấy đứa trẻ? Sáu tháng hạnh phúc trôi qua như gió hắt mặt hồ.

Sau này, mỗi lần nghe tiếng còi xe cấp cứu, tôi lại rùng mình nhớ tới vẻ mặt khủng khiếp của Công. Buổi chiều nước hồ Gươm áp sát các gốc lộc vừng, Công bước thẳng vào nhà. Đôi mắt Công ngầu lửa, quét lên tấm hình cưới. Cô dâu trong hình giương vầng trán ngây thơ cúi nhìn xuống phòng khách. Nơi ấy, tôi đứng run rẩy sau lần váy ngủ. Công vẫn quét lửa lên tấm hình cưới, hai bàn tay day day vào nhau tính toán. Rồi bất thần, anh xô ngã tôi xuống thảm. Trước khi tôi kịp ngẩng đầu lên, chiếc váy đã bị bàn tay lạnh lẽo kéo hất. Công lột quần lót vợ tỉ mỉ, nhướng mắt soi mói sợi chỉ may trên vải sa tanh hồng. Mắt Công ngó chăm chăm giữa hai đùi tôi. Từng cọng cỏ cây hoa lá óng ánh cố xù lên chống đỡ. Nhưng cỏ cây mềm quá, mượt quá, không nhấc nổi thân mình, đành yên lặng chịu đựng người đàn ông coi chúng là vật sở hữu. Khi Công tách chúng ra từng cọng xem xét tỷ mẩn, tiếng còi xe cấp cứu hụ rền những tán cây. Giọng Công cất lên khi chiếc xe đã xa.

"Sao cô ở nhà, lại mặc váy ngủ giờ này? Ngoài sân có vệt bánh xe máy không phải chiếc Spacy của cô."
Ơn trời, không có gì hệ trọng. Tôi trả lời:
"Em nhức đầu, chóng mặt nên xin nghỉ làm sớm. Về nhà chỉ kịp vớ chiếc váy ngủ quàng vào người rồi lăn ra giường đến khi nghe tiếng anh mở cổng."

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2020

Chữ PHỞ Từ Đâu Ra ??

 


Món quà cho muôn người VIỆT NAM .👍❤️
Chữ PHỞ Từ Đâu Ra ??
Trong Tự điển tiếng Việt - Bồ Đào Nha - La-tinh của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ "Phở". Trong Tự điển Huỳnh Tịnh Của (biên soạn năm 1895) và Tự điển Genibrel (biên soạn 1898) cũng không có từ Phở. Danh từ Phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo và giảng nghĩa : "Món ăn nấu bằng bánh bột gạo thái nhỏ với nước dùng bằng thịt bò hầm".

Nhà Văn Nguyễn Công Hoan từng viết : “Năm 1913… tôi trọ số 8 Hàng Hài… thỉnh thoảng, được ăn phở (hàng Phở gánh rong). Mỗi bát 2 xu (có bát 3 xu, 5 xu)”. Phở rong bắt đầu thịnh hành nên bị chính quyền đánh thuế : “…họ phải mua hai hào tem thuế mỗi ngày”. Như vậy có thể xem Phở xuất hiện khoảng giữa những năm 1900 đến 1913. Người Việt ngày xưa 99% là nông dân, họ coi bò là loài gia súc thân thương và hữu ích (sức kéo) nên không ăn thịt bò. Vì thế nói quê hương Phở bò ở Nam định miền Bắc là không hợp lý.

Chuyện là :