Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Cam kết Tàu

Ngày trước miền Bắc hay gọi chính quyền, quân đội miền Nam là ngụy quyền, ngụy quân và người miền Bắc hiểu đó là chính quyền do Mỹ dựng lên, quân đội do Mỹ đào tạo, vũ trang...Người làm việc trong chính quyền miền Nam trước đây không thích dùng từ này gắn cho họ cũng dễ hiểu. Bởi ngay người Mỹ còn không thích dùng từ "Mỹ" để gọi họ trong "Hiệp định Paris..." mà thay vì gọi là Hoa Kỳ nghe dễ thương hơn.
Trong một comment gần đây tôi có định nghĩa chính quyền"ngụy" là không do dân thực sự bầu, hành xử không vì dân (chỉ nói mồm) nay đọc được định nghĩa đầy đủ hơn của bác Huỳnh Ngọc Chênh và bài viết của nhà văn Nguyễn quang Lập, xin được giới thiệu với bạn đọc.
Vậy là từ nay từ "ngụy quyền" trong tiếng Việt bao hàm một nghĩa mới, rộng hơn và bất kỳ một chính quyền nào cũng có thể là ngụy nếu bán nước, hại dân...
VM

Cam kết Tàu  (theo blog Quê choa)

Mình rất thích định nghĩa ngụy quyền của bác Huỳnh Ngọc Chênh trong bài ” Một ngụy quyền nữa ra đi: “Ngụy Quyền mà tôi muốn nói tức là những nhà cầm quyền độc tài nhưng núp dưới danh nghĩa dân chủ để lừa đảo nhân dân. Họ là nhà cầm quyền ngụy dân chủ, cướp chính quyền bằng bạo lực, hoặc mỵ dân để được bầu lên rồi sau khi nắm quyền lực lại lén lút chuyển qua chế độ độc tài nên gọi là ngụy quyền. Nó khác với những nhà cầm quyền dân chủ thật sự do nhân dân bầu lên thông qua bầu cử tự do.”

Thứ trưởng Quốc phòng ca ngợi quan hệ Việt-Trung

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh vừa có động thái mà giới quan sát đánh giá là 'trấn an' Trung Quốc tại đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung lần hai ở Bắc Kinh.



Trong cuộc gặp diễn ra hôm Chủ nhật 28/8, ông Vịnh được Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời nói:"Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác và phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa láng giềng?”. 
Phát biểu của Trung tướng Vịnh được đưa ra trong bối cảnh mới đây diễn ra nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội.
Ông cũng thông báo với phía Trung Quốc rằng Việt Nam sẽ ‘kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam’, và dứt khoát ‘không để sự việc tái diễn’, theo tường thuật của Thông tấn xã Việt Nam.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Biển Đông là phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam

Kính gửi bạn đọc

Từ hàng ngàn năm nay, Biển Đông là phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc Việt Nam.


Tàu cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) mang theo cờ tổ quốc trong lúc hành nghề trên biển Đông, góp phần khẳng định chủ quyền lãnh hải. Ảnh: M.Đ

Lá thư từ Việt Nam: Việt Nam chào đón kẻ thù cũ

Albert R. Hunt – Bloomberg News
Nguyễn Trùng Dương dịch
Từ: The New York Times
28-08-2011

Hà Nội – Phạm Bình Minh có người cha đã chiến đấu đánh đuổi Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, hiện đang làm việc hết mình, nhằm nâng cao sự chú ý và sự tham gia của đất nước, từng được xem là cựu thù với đất nước ông.
Việt Nam muốn có sự hiện diện của Hoa Kỳ vì lý do kinh tế cũng như một sự cân bằng đối với Trung Quốc, siêu cường trong khu vực. Ông Minh là Bộ trưởng Ngoại giao mới; cha của ông (tức cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, là người được cho là có quan điểm chống Trung Quốc mạnh mẽ sau năm 1975, khi quan hệ Việt – Trung căng thẳng – ND) là thành viên trong chính phủ cộng sản của ông Hồ Chí Minh, trong thời kỳ xung đột khốc liệt hồi thập niên 1960 và 1970. Sau đó, ông trở thành Bộ trưởng Ngoại giao khi Việt Nam mâu thuẫn với Trung Quốc. 

Quân đội Việt Nam nâng cấp súng tiểu liên AK

Các cán bộ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã nghiên cứu thành công giải pháp lắp kính ngắm lên súng AK có can thiệp vào súng.

Các loại súng AK về cơ bản không được đồng bộ kính ngắm nên không có cơ cấu chuyên dùng để lắp khí tài. Mở rộng tính năng của súng tiểu liên AK bằng cách trang bị thêm khí tài quang học là một vấn đề có tính khả thi. Để giải quyết vấn đề này cần phải nghiên cứu cơ cấu gá lắp chuyên dùng khí tài lên súng AK. Có 2 giải pháp để gá lắp kính ngắm lên súng: Lắp kính ngắm có can thiệp và lắp kính ngắm không can thiệp vào súng.

Gia đình Gaddafi chạy sang Algeria

Vợ và ba người con của Đại tá Muammar Gaddafi đang tị nạn ở Algeria, các quan chức nước này cho biết.

Các thành viên gia đình Đại tá Gaddafi đã vượt qua biên giới giữa Libya và Algeria vào lúc 08:45 giờ địa phương (tức 07:45 GMT) ngày 29/8.

Tám trẻ bị đâm ở mẫu giáo Thượng Hải

Một nữ nhân viên vườn trẻ tại Thượng Hải đột nhiên hành hung các em bé, làm bị thương tám em.
Vụ việc xảy ra trưa thứ Hai 29/8/2011 tại một lớp mẫu giáo cho con cái gia đình các công nhân nhập cư ở phía Đông thành phố Thượng Hải, gây hoảng loạn trong các bậc phụ huynh và các em nhỏ.

 Giáo dục Truyền thông địa phương đưa tin, nói một nữ nhân viên vốn làm việc ở đó vài năm đã dùng dao cắt hộp để đâm các em nhỏ, từ ba đến bốn tuổi.

Một em bị thương nặng trong số các em bị thương nhưng tất cả đều được đưa vào bệnh viện chữa trị.
Kẻ hành hung đã bị công an bắt và người ta tình nghi bà ta "có vấn đề tâm thần", theo lời truyền thông địa phương trích nguồn của nhà chức trách.
Người ta cũng chưa nêu tên người phụ nữ nọ là ai.
Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt vụ bạo lực nhắm vào trẻ em tại trường học từ năm ngoái.

Nhà chức trách phản ứng lại bằng cách tăng cường bảo vệ tại các trường học ở Trung Quốc và kêu gọi các địa phương điều tra nguyên nhân.

Tháng 8/2010, tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã xảy ra một vụ hung thủ là đàn ông dùng dao đâm chết ba em nhỏ tại một vườn trẻ.

Theo BBC

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Nhân sỹ chỉ trích báo chí Hà Nội

Một số nhân sỹ, trí thức cáo buộc báo chí gần đây đăng nhiều nội dung "xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến công dân".
Nhóm nhân sỹ trí thức vừa gửi thư lên ông Lê Quang Lợi, giám đốc đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, để bày tỏ thái độ và yêu cầu xin lỗi sau khi đài này có tường thuật gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới đây là bất hợp pháp và do “những phần tử phản động” tổ chức.

Biểu tình là yêu nước

Cách đây khoảng 2 năm, tôi sang Thái Lan vào đúng dịp phe áo đỏ biểu tình rầm rộ nhất. Đoàn chúng tôi do một người Thái gốc Việt làm hướng dẫn viên du lịch. Điều thú vị là cậu này ủng hộ phe áo vàng, còn vợ chồng người lái xe ủng hộ phe áo đỏ. Thỉnh thoảng, lại thấy vợ chồng người lái xe nói gì đó với cậu hướng dẫn viên rồi bỏ đi một lát mới về. Mình hỏi:
- Ông ta nói gì với chú vậy?

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Ai mang ơn Trung Quốc?

Lại nói về nhóm học giả TQ gồm toàn những giáo sư, tiến sỹ rầm rộ xuất quân viết loạt bài Câu chuyện "không thể không nói" giữa Trung Quốc và Việt Nam với nội dung từ đầu đến cuối hàm ý rằng Việt Nam phải biết ơn TQ. Ấy là do từ thời tiền sử mông muội người Việt cũng do người Hoa sinh ra, qua ngàn năm Bắc thuộc nhờ vào sự khai hóa và dạy dỗ của các quan thái thú TQ mà người Việt mới trở nên văn minh, mới có ngôn ngữ và chữ viết, mới có phong tục tập quán và lễ nghi, rồi qua thời hiện đại nhờ vào sự giúp đỡ của TQ mà VN mới đánh thắng được hai đế quốc xâm lược là Pháp và Mỹ. Thế mà bây giờ VN lại còn tranh giành hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc của TQ, rồi nhân dân VN đi biểu tình nói xấu TQ là "gã láng giềng to xác xấu bụng" là không còn đạo lý gì cả, là phủi sạch ơn của TQ.
Nhưng thực sự thì ta có cần mang ơn TQ không nhỉ?
Có cần mang ơn TQ vì những giúp đỡ hay không?
Không ai phủ nhận những giúp đỡ của nhà cầm quyền Trung Hoa cộng sản với các đồng chí của mình. Từ năm 1949 đến nay, TQ đã làm nghĩa vụ quốc tế vô sản với ít nhất ba nước trong khối. Đó là Bắc Triều Tiên, Khơ Me Đỏ và Việt Nam.
Nhờ vào sự giúp đỡ to lớn đó mà đảng Cộng sản Triều Tiên chiếm được nửa bán đảo Triều Tiên và tồn tại đến bây giờ, Khơ Me Đỏ của Pôn Pốt chiếm được Kampuchia rồi tấn công "cáp duồn" Việt Nam được một vài lần trước khi giãy chết, và Việt Nam đánh thắng được Pháp rồi Mỹ để đưa cả nước tiến lên CNXH.
Nhưng có cần thiết mang ơn TQ về những giúp đỡ đó hay không?
Có lẽ nên xét riêng từng trường hợp cụ thể. Trước hết là với Bắc Triều Tiên và phải xét trên hai khía cạnh: nhà cầm quyền và nhân dân. Dĩ nhiên là nhà cầm quyền độc tài cộng sản gia đình trị BắcTriều Tiên phải đời đời mang ơn TQ. Không có xương máu của hàng vạn chí nguyện quân TQ đổ xuống và không có sự chống lưng của TQ đến tận bây giờ thì “triều đại nhà Kim” không thể lên nắm được chính quyền và tồn tại đến ngày hôm nay để truyền tới đời thứ ba.

Nhưng liệu nhân dân Bắc Triều Tiên có biết ơn TQ không nhỉ? Câu trả lời đã có ngay qua thực trạng tồi tệ về mọi mặt mà nhân dân Bắc Triều Tiên đang rên xiết chịu đựng hơn nữa thế kỷ qua. May mà họ đang bị bịt mắt bịt tai để không nghe và thấy cảnh sống xa hoa sung túc của những người đồng bào bên kia vĩ tuyến vốn không được hưởng ơn mưa móc của TQ.

Với chế độ CS Pôn Pốt thì sao? Cũng vậy, đến xuống mồ rồi họ vẫn vô cùng mang ơn TQ. Nhưng liệu nhân dân Khơ Me biết ơn hay phải căm phẫn đến tận xương tủy khi mà vì sự giúp đỡ đó mà hàng triệu thân nhân của họ phải phơi thây trên những cánh đồng tập thể theo kiểu Đại Trại, hàng vạn người khác phải chết thảm trong ngục tù Tung Sleng.
Bây giờ xét đến Việt Nam. Cũng xét trên hai khía cạnh, nhà cầm quyền và nhân dân. Không thể chối cãi trước những lập luận vững như bàn thạch của các học giả TQ là không có sự giúp đỡ của TQ thì nhà cầm quyền Việt Nam khó thể thắng Pháp để giành được nữa nước vào năm 54 và khó thể thắng Mỹ để giành được nửa nước còn lại vào năm 75. Nhà cầm quyền Việt Nam không thể nào không mang ơn TQ đến đời đời… nếu như:
- Đến gần giai đoạn cuối của cuộc chiến Đông Dương, TQ không nhảy vào phỗng tay trên quyền chi phối lực lượng Khơ Me Đỏ rồi sau đó xúi giục đám này tấn công vào sau lưng Việt Nam.
- Đến năm 1972, TQ không đi đêm thỏa hiệp với Mỹ trên lưng Việt Nam và đến năm 1974 không thừa nước đục nhảy vào chiếm lấy Hoàng Sa.
- Không có cuộc chiến tranh thảm khốc nổ ra vào năm 1979. Năm đó vì muốn làm vừa lòng Mỹ để xin xỏ tiền vốn và công nghệ của Mỹ, muốn trả thù cho đám đàn em khát máu Pôn Pốt nên TQ đã xua hàng vạn quân qua biên giới dạy cho Việt Nam một bài học bằng máu, máu của quân đội và nhân dân vô tội VN và máu của hàng vạn thanh niên TQ đổ lai láng thành sông.
- Năm 1988, TQ không cho tàu chiến tràn vào đảo Gạc Ma, nã đại bác giết chết 64 chiến sỹ công binh VN trong lúc họ hoàn toàn không có một phản ứng gì. Máu lại loang đỏ Biển Đông.
   Máu thành sông, thành biển ấy đã rửa sạch ơn nghĩa của TQ trước đây đối với nhà cầm quyền VN. Điều đó đã được ông Lê Duẩn, người đứng đầu cao nhất của nhà cầm quyền VN trước đây khẳng định. Không những vậy ông còn xác định TQ là kẻ thù số một của VN. Như vậy từ ân đã chuyển thành oán rồi nên chẳng còn gì để nói với nhau nữa.
   Sau này do tình thế thay đổi, nhà cầm quyền VN buộc phải quay lại bang giao với TQ thì cũng bang giao trên cơ sở bình đẳng giữa hai nước láng giềng chứ không phải trên cơ sở ơn nghĩa, trên - dưới với nhau như xưa kia. Do vậy các học giả TQ đừng kể chuyện ơn nghĩa ra đây nghe rất chối tai và nhà cầm quyền VN đương đại không hà cớ gì phải quỵ lụy trước nhà cầm quyền TQ vì những chuyện ơn nghĩa mà máu đã rữa sạch hết rồi.
   Còn đối với nhân dân Việt Nam thì sao? Nhân dân VN không hề bạc nghĩa vô ơn, nhưng nhân dân VN vẫn có sẵn một câu trả lời chắc nịch. Dĩ nhiên là phải trừ ra vài thằng phản động đã lỡ nhận tiền của bọn người “lạ” nước ngoài và đang bị chúng đứng đàng sau giật dây xúi giục nên có thể có ý ngược lại.
   Còn chuyện Hoàng Sa và Trường Sa? Hai quần đảo đó thuộc chủ quyền Việt Nam là chân lý bất di bất dịch không phải bàn cãi nữa. TQ dùng sức mạnh và đục nước béo cò tạm thời cướp đi một nửa. Nhân dân Việt Nam sẽ quyết lấy lại bằng mọi cách. Ngày hôm nay chưa được thì ngày hôm sau.
   Còn chuyện công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Lúc VN đang quẫn bách vì đánh lại một siêu cường số một thế giới, người đồng chí lớn TQ đứng đằng sau hô hào vì lý tưởng XHCN, vì nghĩa vụ quốc tế vô sản, hãy đánh mạnh đi anh giúp cho, nhưng một tay đưa ra giúp đồng thời với một tay còn lại chìa ra tờ giấy bảo ký đi. Hành vi ấy đê tiện y hệt như một anh nhà giàu làm bộ ra tay nghĩa hiệp với một chị hàng xóm nghèo khổ đang quẫn bách vì hết tiền mua cháo cho con, một tay đưa tiền ra đồng thời với tay kia mò vào chỗ kín của người phụ nữ rồi ra hô hoán lên chị ấy đã dâng hiến phẫm tiết cho y. Các học giả TQ hãy dùng hết sở học mà biện minh hành vi đó là không đê tiện đi thì mới nói đến chuyện VN đã công nhận cái gì gì đó ngày xưa.

H.N.C.



Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam

Việc cổ vũ cho các chuẩn mực giáo dục Mỹ ở đại học Việt Nam được xem là giúp gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo Việt Nam tương lai, theo lời của những nhà ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.

   Đây là một phần nội dung trong bức điện, bị tiết lộ qua Wikileaks, chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội hồi tháng Tư năm 2010 của Tiến sĩ Kerri-Ann Jones, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường quốc tế.  

Thiếu tá VN 'say rượu' bàn chuyện biên giới

Một trong những Bấm điện tín của Sứ quán Mỹ ở Hà Nội, bị Wikileaks tiết lộ, cho biết một thiếu tá biên phòng Việt Nam trao đổi với viên chức Mỹ trong tình trạng say rượu, một ngày sau khi hai chính phủ Việt - Trung ký một loạt thỏa thuận quan trọng về biên giới năm 2009.
   Từ 16 đến 18/11 năm 2009, đã diễn ra cuộc gặp giữa hai Trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc tại Bắc Kinh. 

Tặng biệt thự 3 triệu USD cho Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của GS Ngô Bảo Châu

Giáo sư Ngô Bảo Châu đại diện Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán sẽ nhận biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD do Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu trao tặng vào 30.8.

Dự kiến, 16g30 chiều 30/8 tới, tại khu biệt thự Paradise Villa - Bến du thuyền Tuần Châu, Quảng Ninh sẽ diễn ra lễ trao tặng ngôi biệt thự ven biển trị giá 3 triệu USD của ông Đào Hồng Tuyển - Ủy viên T.Ư MTTQ Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Cựu chiến binh đoàn tàu không số Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu - cho Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán. Đây sẽ là nơi các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và quốc tế hội tụ, giao lưu.

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

UAV Trung Quốc tan xác

   Hôm 22/8, một UAV của Trung Quốc đã bị rơi ở tỉnh Hà Bắc, phía Bắc Trung Quốc. Ngay sau vụ việc, lực lượng cảnh sát địa phương đã phong tỏa khu vực máy bay gặp nạn.
   Thế nhưng một vài người dân địa phương đã kịp thời chụp lại vài bức ảnh về chiếc máy bay trước khi nhân viên thực thi pháp luật có mặt.
   Xác chiếc UAV này nằm trên một ngọn đồi ở thị trấn Huining. Chiếc UAV bị rơi có ngoại hình rất giống trinh thám cơ tầm xa RQ-4 Global Hawk.  

Chính quyền Hà Nội đối thoại với nhân sỹ

Trong một diễn biến mới liên quan tới phong trào biểu tình chống Trung Quốc, vì Hoàng Sa - Trường Sa của quần chúng vốn diễn ra trong 11 tuần lễ tại Hà Nội, Chính quyền thủ đô đã bất ngờ có cuộc gặp được cho là "đối thoại" với một nhóm nhân sỹ, trí thức.

Cuộc gặp diễn ra trong buổi sáng ngày 27 tháng Tám tại Trụ sở Ủy Ban Nhân dân TP Hà Nội, với nội dung xoay quanh một kiến nghị của các công dân đề ngày 18/8/2011 phản đối một Bấm lệnh cấm biểu tình dưới dạng thông báo của Chính quyền cùng ngày, có sự hiện diện của lãnh đạo đảng và chính quyền Hà Nội.

   Về phía Chính quyền có mặt Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị, Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh, Trưởng ban Tuyên Giáo Thành ủy Hồ Quang Lợi, Giám đốc Công an TP Nguyễn Đức Nhanh, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Hà Nội Đào Văn Bình, Chánh văn phòng Ủy Ban Nguyễn Thịnh Thành v.v...

Tàu cá và 5 ngư dân bị Trung Quốc bắt được trả tự do

Ngày 16/8, ông Phạm Đức Hiền- Phó chủ tịch UBND xã Bảo Ninh (TP Đồng Hới-Quảng Bình) cho biết: Tàu cá mang số hiệu QB1825-TS của anh Nguyễn Văn Thảnh (trú tại Mỹ Cảnh, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới, Quảng Bình) đã trở về nhà an toàn vào tối 25/8.

Thủy Quân Lục Chiến VNCH bắt sống quân Trung Cộng tại Hoàng Sa

Hầu hết chúng ta chỉ biết đến trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra vào tháng 1/1974 giữa Hải Quân VNCH và quân Trung Cộng, nhưng ít ai biết là 15 năm trước đó, tháng 1/1959, đã có một trận đánh giữa Thủy Quân Lục Chiến VNCH và quân Trung Cộng ở Hoàng Sa. Nói cho chính xác hơn là sau khi thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng ký công hàm dâng quần đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng thì Trung Cộng đã đem dân quân đến thiết lập cơ sở tại đây, nhưng chúng đã bị TQLC/VNCH đánh đuổi và bắt sống. Người chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân này là Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, ĐĐT/ĐĐ.3/TĐ.2 TQLC. Năm 1963, Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu là Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2/TQLC và sau này ông là Thiếu Tá phụ tá CHT trường Võ Bị Quốc Gia VN. Sau đây là bài viết của Mũ Xanh Cổ Tấn Tinh Châu.

Thư phản đối đường Lưỡi Bò trên tạp chí khoa học Science

Ngày 20 tháng 8 năm 2011

Kính thưa Dr. Alan Leshner và Dr. Bruce Alberts:

Dr. Alan I. Leshner, Executive Publisher
Dr. Bruce Alberts, Editor-in-chief
Science Magazine
American Association for the Advancement of Science
Email: science_editor@ aaas.org
cc: Xizhe Peng,
School of Social Development and Public Policy Fudan University, Shanghai, China
xzpeng@fudan.edu.cn
   
   Chúng tôi là một số giáo chức và chuyên viên kỹ thuật đang sống tại nhiều nơi trên thế giới. Chúng tôi muốn nói lên sự quan tâm, nếu không nói là bất bình, về sự thiên vị thể hiện rõ trong hình vẽ bản đồ nước Trung Quốc (xoá bỏ những nước trong khu vực như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines... và sáp nhập vùng biển và hải đảo đang tranh chấp phía đông Việt Nam vào lãnh thổ của Trung Quốc) kèm theo bài báo tựa đề: “China’s Demographic History and Future Challenges” của Xizhe Peng, đăng trong tập san Science ngày 29 -07- 2011, Bộ 333, Số 6042, trang 581-587.



85 ngư dân Việt Nam được trả tự do

Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết, sau phiên trù bị ngày 24/8 và phiên xét xử ngày 26/8, Tòa án Tỉnh Palawan đã ra quyết định thả ngay 85 ngư dân Việt Nam trong ngày 26/8.

                                 Hình minh hoạ.

   37 ngư dân còn lại sẽ hoàn tất nốt một số thủ tục giấy tờ liên quan đến chứng cứ động vật quí hiếm tìm thấy trên tàu và sẽ được thả trong ngày 31/8.
  Bảy thuyền của ngư dân Việt Nam đã được Tòa án giao lại cho phía chính quyền quản lý trong thời gian chờ đợi quyết định cuối cùng của phía chính quyền. Đại sứ quán Việt Nam cùng các chủ tàu sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan chức năng cấp tỉnh và cấp quốc gia của Philippines để các tàu này sớm được trao trả cho các chủ tàu và ngư dân Việt Nam.
   Trong thời gian tới, Đại sứ quán sẽ làm việc với các cơ quan chức năng của Philippines để hoàn tất các thủ tục xuất cảnh nhằm giúp 122 ngư dân về nước đoàn tụ với gia đình vào thời điểm sớm nhất có thể.

Theo VTV

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2011

Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành trở lại

Ông Nguyễn Hoài Giang, Tổng giám đốc Công ty lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, chiều 26/8, nhà thầu Technip cùng các nhà thầu đã hoàn thành công tác bảo dưỡng lần đầu và bắt đầu vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất trở lại. Dự kiến trong vòng 10 ngày tới nhà máy vận hành đạt 100% công suất, tiếp tục đưa xăng dầu ra thị trường.

      Việc Nhà máy lọc dầu Dung Quất hoạt động trở lại
 sẽ góp phần cung ứng và ổn định lượng xăng dầu trên thị trường.

TP.HCM: triển vọng điện gió từ biển Cần Giờ

TP.HCM sẽ liên kết với Liên bang Nga bước đầu thí điểm mô hình năng lượng gió theo công nghệ mới, có giá thành rẻ hơn tới 50% so năng lượng gió hiện nay, và có thể thay thế cho thuỷ điện.
                                          Tuabin gió công suất 1,5MW ở Bình Thuận. Ảnh: AQ
   Đây là nội dung làm việc giữa UBND TP.HCM với các cơ quan về năng lượng sạch vào chiều 23.8. Dự kiến dự án này sẽ thí điểm tại Cần Giờ, với hai tổ hợp điện gió, tổng số tiền đầu tư khoảng 60 tỉ đồng. Trao đổi nhanh với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông Phan Minh Tân, giám đốc sở Khoa học và công nghệ TP.HCM, cho biết: theo bản đồ tốc độ gió tại Cần Giờ, tốc độ gió khoảng 6 – 7m/s, dù thấp hơn tốc độ gió tại Bình Thuận nhưng công nghệ này hoàn toàn có thể ứng dụng được.

Hồ chứa nước Trung Quốc: nguy cơ treo trên đầu

Hàng chục ngàn hồ chứa nước từ những năm 1950-1970, đang xuống cấp nghiêm trọng và không thể đối phó với mưa lũ. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí tu sửa trong vài thập kỉ vừa qua, vì thế hiện có hơn 40.000 hồ chứa nước được sử dụng quá thời hạn và đang hoạt động yếu kém.

Theo tạp chí Hoàn cầu (Global Times) ngày 26.8, sau hội nghị cấp cao về vấn đề thủy lợi vào ngày 8.7, các quan chức thủy lợi cho biết 87.000 hồ chứa nước đã được lên kế hoạch sửa chữa. Những hồ nước này được xây từ những năm 1950-1970, đang xuống cấp nghiêm trọng và không thể đối phó với mưa lũ. Nguyên nhân là do thiếu kinh phí tu sửa trong vài thập kỉ vừa qua, vì thế hiện có hơn 40.000 hồ chứa nước được sử dụng quá thời hạn và đang hoạt động yếu kém.

Trung Quốc “phản pháo” báo cáo của Lầu Năm Góc

Báo chí Trung Quốc hôm nay đã lên án một báo cáo của Lầu Năm Góc về khả năng quân sự ngày càng gia tăng của nước này, gọi đánh giá của Bộ Quốc phòng Mỹ về nỗ lực hiện đại hoá quốc phòng của Bắc Kinh là chuyện bịa bặt gây hoang mang.
                                                         Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
   Bản báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của Mỹ, được công bố ngày 24/8, nói rằng Bắc Kinh đặt mục tiêu xây dựng lực lượng quốc phòng hiện đại vào năm 2020, một động thái có thể làm mất ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Mỹ lại ra phúc trình về quốc phòng TQ

Hôm thứ Tư 24/08, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ra phúc trình thường niên nhận định Bắc Kinh đang trên đường xây dựng một quân đội hiện đại trước năm 2020, và sự phát triển này có khả năng làm mất ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

   Chính phủ Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng chính thức đối với báo cáo của Lầu Năm Góc, nhưng Tân Hoa Xã, hãng thông tấn nhà nước, ngay lập tức đã có bài xã luận nói về phúc trình này.
   Tân Hoa Xã viết: "Đây là chuyện hoàn toàn hoang đường về quân đội Trung Quốc, dựa trên đoán mò và suy luận vô lý."
  "Trung Quốc, vốn luôn tuân thủ chính sách quân sự phòng thủ, với ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn, với quyền lợi thương mại và chiến lược rộng khắp thế giới, hoàn toàn có quyền xây dựng một quân đội hùng mạnh." 

TQ 'không đàm phán về Hoàng Sa'

Các viên chức ngoại giao Việt Nam và Trung Quốc đang có những vòng đàm phán kín để giải quyết các tranh chấp trên biển Đông, tờ nhật báo tiếng Anh ‘Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng’ có trụ sở ở Hong Kong đưa tin hôm thứ 4 ngày 24/8.

     Theo bài báo này, có tiêu đề là ‘Việt Nam không thành trong việc đưa Trung Quốc vào bàn đàm phán về Hoàng Sa’, tác giả cho biết Trung Quốc bác bỏ đề xuất của Việt Nam đưa Hoàng Sa thành một nội dung đàm phán về các bất đồng trên Biển Đông.
“Các cuộc đàm phán còn đang trong giai đoạn phôi thai, về mặt kỹ thuật là đang thiết lập một cơ chế với các nguyên tắc hướng dẫn đàm phán,” bài báo viết. 

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Ngày tàn của Bạo Chúa

  Lâu lắm rồi tôi mới rời xa chốn kinh kì, được cùng sống và làm việc với bà con nông dân trong thời gian lâu như vậy. Tuy đang bận công việc đồng áng, mưu sinh...nhưng trong câu chuyện hàng ngày bà con vẫn nhắc đến chuyện ông Ga Đa Phi bị dân Ly Bi lật đổ. Bà con bảo trông mặt ông Ga Đa Phi thấy ghét. Mà đúng là mình chưa bao giờ ưa cái mặt ông ta thật, trông ông ta thật lập dị, giống mấy cha độc tài độc đoán ở xứ mình quá. Thế mới biết thời đại này những thể chế độc đoán, những kẻ độc tài trước sau gì cũng bị dân chúng lật đổ.
 VM

   Bạo Chúa bắc Phi, đại tá Ga đa Phi đã chấm dứt 42 năm cầm quyền một cách thảm hại trong sự nuối tiếc của các chế độ độc tài khác.
Ngày tàn của bạo chúa Ga Đa Phi
     Trong những vớt vát cuối cùng để gỡ gạc thể diện, một số ít các nước độc tài vẫn ngoan cố đưa những tin nhằm cho dân chúng nước mình thấy việc ra đi của một thể chế độc tài (gọi cách khác là ổn định chính trị) sẽ là bạo loạn, chết chóc, tan hoang.

'Mỹ giật dây biểu tình ở Hà Nội'

Báo chí Trung Quốc vừa có bài bình luận về các cuộc biểu tình mới đây tại Hà Nội, cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau hoạt động này.
Đã có 11 cuộc biểu tình chống TQ tại HN



  Tờ Thế giới Tân văn trong số ra tuần trước đăng bài viết tựa đề 'Ai kích động biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam' nói "sau các cuộc biểu tình là bóng dáng của Mỹ".

Ông Jim Webb gặp chuyên gia về Biển Đông

     Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Jim Webb, chủ tịch Tiểu ban Châu Á-Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện, vừa kết thúc chuyến thăm Việt Nam vào thứ Tư ngày 24/8.

   Ông Webb là người đã khởi xướng nghị quyết lên án Trung Quốc đã có những hành động hung hăng ở Biển Đông hồi tháng Sáu sau sự kiện tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Nghị quyết này sau đó đã được toàn bộ các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ nhất trí thông qua.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Không tìm thấy ông Gaddafi ở đâu

Cho đến đêm ngày thứ Ba, 23/8 theo giờ Tripoli, phe nổi dậy Libya chiếm được khu dinh thự kiên cố của Đại tá Gaddafi ở trung tâm thành phố sau một ngày giao tranh ác liệt nhưng không rõ ông ta trốn đi đâu.

Tại đại bản doanh của Đại tá Muammar Gaddafi ở Bab al-Azizya, phe nổi dậy đã đập phá các biểu tượng quyền lực của 42 năm vị đại tá lập dị làm 'chủ nhân ông' của quốc gia Bắc Phi này.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

Hoa Kỳ kêu gọi thả người biểu tình

Sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa bày tỏ quan ngại về việc chính quyền bắt một loạt người biểu tình chống Trung Quốc hôm 21/08 và kêu gọi trả tự do cho họ.

Khoảng 50 người bị bắt hôm Chủ nhật 21/08, phần đông đã được thả


   Báo An ninh Thủ đô của Công an Hà Nội hôm thứ Hai cho hay "có 47 trường hợp bị đưa về Đồn Công an Mỹ Đình" sau khi lực lượng an ninh giải tán cuộc biểu tình mà giới chức gọi là "tập trung trái pháp luật" ở trung tâm thành phố.

Trực tiếp: Trận đánh chiếm Tripoli

  
"Thật vui mừng khi một chế độ độc tài bị sụp đổ, những kẻ độc tài bị trừng phạt!"  Việt Minh
 2112: Jeffrey Kofman, phóng viên đài ABC tại Libya cho hay đã nhìn thấy các nhóm chiến binh thuộc phe nổi dậy từ khu tượng đài Chiến thắng ở Tripoli về nhà mang theo các hòm đạn cướp ra từ kho của lực lượng Gaddafi.
2056: BBC tiếng Anh hỏi 'Ông Gaddafi đang ở đâu' giữa lúc có nhiều tin đồn đoán khó kiểm chứng về số phận ông ta.
  Các kênh truyền hình của chính quyền ông không còn phát đều.
  Phóng viên CNN, Sarah Sidner đăng trên mạng Twitter rằng người đọc tin cho truyền hình nhà nước Libya, bà Hala al-Misrati đã bị phe nổi dậy bắt nhưng không làm sao.
19 50: Tổng thống Barack Obama nói "42 năm cầm quyền của ông Gaddafi đã chấm dứt". Hoa Kỳ cũng tuyên bố công nhận lực lượng thuộc Hội đồng Chuyển tiếp Quốc gia đóng tại Bengazhi và đang chuyển về Tripoli, là đại diện chính thức hợp pháp cho Libya.

Tổng thống Barack Obama nói "42 năm cầm quyền của ông Gaddafi đã chấm dứt"
 18 20 (giờ Anh): Truyền thông Phương Tây và đài Al Jazeera đưa tin giao tranh ác liệt diễn ra quanh khu Bab al Aziziyah là nơi trú ẩn của Đại tá Gaddafi (nếu ông ta còn trong đó).

'Hoa Kỳ và Việt Nam đạt tiến bộ lớn'

   Đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Việt Nam, ông David Shear đã tới Hà Nội, hơn năm tháng sau khi người tiền nhiệm về nước.
   Trong thông điệp đầu tiên gửi đi từ Hà Nội hôm 22/8, ông David Shear nói trong một thông báo:
   "Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được tiến bộ lớn trong hợp tác song phương và trong khu vực những năm gần đây, và tôi hy vọng sẽ phát triển tiến bộ đó thông qua làm việc chặt chẽ với các đối tác Việt Nam.”

Tân Đại sứ David Shear nói ông sẽ quan tâm tới nhân quyền và tôn giáo khi tại nhiệm







       Đại sứ quán Hoa Kỳ nói ông David Shear tới Việt Nam hôm 20/8.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Ra Lý Sơn ăn cá nục

Ra Lý Sơn không chỉ thưởng lãm những ngọn núi lửa khổng lồ nơi hòn đảo này, xem cây tỏi, cây hành tồn tại và sinh trưởng ra sao mà còn để thưởng thức hương vị của một số loài hải sản, trong đó có cá nục.


Cá nục ở Lý Sơn

Phong cảnh Lý Sơn

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

Công an thăm nhà tướng Trọng Vĩnh

    Hai ngày sau khi ký tên vào bản kiến nghị công dân phản đối chính quyền Hà Nội ra thông báo cấm dân biểu tình yêu nước trên địa bàn thủ đô, có tin tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, người ký đầu tiên trong danh sách kiến nghị, "được" công an ghé thăm nhà.
   Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, một trong các trí thức ký tên trong bản kiến nghị này, thông báo trên trang Bấm blog cá nhân của ông, hôm thứ Bảy 20/8 cho hay chính tướng Vĩnh cho ông biết cảnh sát khu vực và năm cán bộ chính quyền địa phương khác đã 'đến thăm' tướng Vĩnh.  

Kiến nghị về yêu cầu ngừng biểu tình

    Một số nhân sỹ trí thức gửi kiến nghị lên giới chức Hà Nội để ‘phản đối thông báo trái pháp luật cấm thực hiện quyền biểu tình theo Hiến pháp’.


   Hôm 18/8, Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội đã ra thông báo gây tranh cãi, chỉ ba ngày trước khi một cuộc biểu tình khác có thể sẽ diễn ra.
   Bản kiến nghị lần này được ký tên bởi nhiều tên tuổi trí thức mà những ai theo dõi và quan tâm đến diễn biến biểu tình trong hơn mười tuần lễ qua hẳn không mấy xa lạ. 

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

Biden: 'Kinh tế thế giới phụ thuộc vào Mỹ và TQ'

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với người đồng nhiệm phía TQ Tập Cận Bình rằng sự ổn định kinh tế toàn cầu phụ thuộc vào hai nước có tìm được đồng thuận.

    Phát biểu trong ngày đầu của chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc, ông Biden nói một quan hệ gần gủi là ''vô cùng quan trọng''.
    Chuyến đi diễn ra trong lúc căng thẳng gia tăng giữa hai nước về nợ nần của Hoa Kỳ.
   Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ và đã chỉ trích nước này là ''nghiện vay nợ".

Trận bóng rổ giao hữu Mỹ-Trung biến thành hỗn loạn

Trận bóng rổ giao hữu giữa một câu lạc bộ bóng rổ Trung Quốc và đội thuộc trường đại học Mỹ hôm qua, nhân dịp phó Tổng thống Mỹ đến thăm Bắc Kinh và kêu gọi cải thiện quan hệ Mỹ-Trung Quốc, đã biến thành hỗn loạn.

 Ngoại giao bóng rổ Mỹ-Trung ở Bắc Kinh


                    Bức ảnh cho thấy 3 cầu thủ Trung Quốc đá một cầu thủ đại học Georgetown.

'Bị đuổi việc vì lấy vợ Trung Quốc'


Kiel là thủ phủ của bang Scheswig-Holstein


   Một tòa án ở miền bắc nước Đức phán quyết rằng việc sa thải một kỹ sư vì ông này cưới một phụ nữ Trung Quốc là không đúng.
   Công ty của ông trước đó đã đánh giá ông là một rủi ro cho an ninh vì quan hệ gia đình mới. 

Khả năng xung đột ở Biển Đông

Tạp chí Chính sách Ngoại giao vừa có bài phân tích về khả năng xảy ra xung đột ở Biển Đông, và vai trò của các nước trong vùng cũng như của Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ đã cho hai hàng không mẫu hạm thăm Việt Nam
 sau khi Bắc Kinh khai trương hàng không mẫu hạm đầu tiên của họ
     Sang thế kỷ 21, tác giả Robert D. Kaplan nói trọng tâm dân số và kinh tế đã chuyển sang Châu Á và các trung tâm dân cư lớn được ngăn cách bởi lãnh hải hơn là lãnh thổ.
   Ông Kaplan, chuyên gia cao cấp của Trung tâm An ninh Hoa Kỳ  Mới và cũng là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, nói chiến tranh trên đất liền ảnh hưởng tới dân thường trong khi xung đột trên biển có thể chỉ đơn giản là những phép tính toán học về cán cân giữa các bên. 

Việt Nam: Diễn tập chiến đấu chống Mỹ tấn công xâm lược

Tin từ Quảng Ngãi:
   Trong 2 ngày 15 và 16 tháng 8 năm 2011 huyện Đức Phổ đã tổ chức diễn tập chiến đấu – trị an cho xã Phổ Ninh. Thành phần bao gồm các cơ quan, đoàn thể, chính quyền, nhân dân xã Phổ Ninh. Đây là đợt diễn tập cấp xã năm 2011 theo nhiệm vụ quốc phòng đã có kế hoạch từ đầu năm.
    Điều đáng chú ý ở đây là trong Kế hoạch diễn tập (rất cụ thể, chi tiết) này quân dân xã Phổ Ninh đã chuẩn bị chống ai? Và từ đó suy ra toàn quân, dân VN đang chống ai? Ai là bạn, là thù lúc này?

    Xin trích đăng một vài nội dung trong bản kế hoạch diễn tập chiến đấu – trị an cho xã Phổ Ninh năm 2011.

Huấn luyện quân sự cho dân quân, tự vệ.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

'Tàu ngầm VN đe dọa Trung Quốc'

Truyền hình Trung Quốc vừa có một số chương trình phân tích các hoạt động nâng cấp năng lực hải quân của Việt Nam, đặc biệt là hợp đồng mua tàu ngầm từ Nga.

Các chương trình này được thực hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh được báo chí dẫn lời nói hồi đầu tháng rằng Việt Nam "phấn đấu trong 5 - 6 năm tới sẽ có một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với sáu tàu ngầm lớp kilo".



Kênh CCTV-4 Truyền hình Trung ương Trung Quốc mới đây trong chuyên mục 'Trọng tâm Hôm nay' dài 30 phút đã có chương trình thảo luận với hai chuyên gia: Chuẩn đô đốc Doãn Trác và nhà nghiên cứu Dương Hy Vũ từ Viện Nghiên cứu Các vấn đề Quốc tế về chương trình hiện đại hóa hải quân của Việt Nam.

Băn khoăn lao động Trung Quốc ở Việt Nam

Bộ không nắm, địa phương không hay nên sắp tới sẽ đi kiểm tra. Lao động Trung Quốc đang làm việc tại Việt Nam chủ yếu làm các công việc đơn giản, mức thu nhập như lao động Việt Nam.

“Tại Cụm công nghiệp khí, điện, đạm Cà Mau có hơn 1.700 lao động người Trung Quốc, trong đó gần 690 lao động được cấp phép, 440 lao động có thời gian làm việc dưới ba tháng chưa cấp phép, số còn lại chưa biết đi đâu. Khi chúng tôi đến kiểm tra thì chủ sử dụng lao động vắng mặt hoặc lao động phân tán đi đâu hết khiến chúng tôi không thể biết chính xác là bao nhiêu”. Bà Chung Ngọc Nhãn, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Cà Mau, cho biết tại hội nghị giao ban sáu tháng đầu năm với Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phía Nam, do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức ngày 15/8.

Sẵn sàng nộp phạt

Theo bà Nhãn, Ban Quản lý Cụm công nghiệp và nhà thầu (Công ty Kỹ thuật Ngũ Hoàng, Trung Quốc) đưa lao động đến làm việc nhưng chưa báo cáo bao nhiêu người, làm việc gì, mức lương ra sao nên các cơ quan quản lý lao động tại địa phương chưa nắm chính xác có bao nhiêu lao động Trung Quốc ở Cụm công nghiệp khí, điện, đạm Cà Mau.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

Nợ nước ngoài của Việt Nam lên tới 32,5 tỷ USD

    Theo công bố mới nhất của Bộ Tài chính về nợ nước ngoài, năm 2010 Việt Nam nợ 32,5 tỷ USD, chiếm 42,2% GDP trong đó khoản nợ của Chính phủ là 27,86 tỷ USD.

    Theo công bố này, nợ nước ngoài của Chính phủ và do Chính phủ bảo lãnh trong năm 2010 là 32,5 tỷ USD, trong đó nợ của Chính phủ là 27,86 tỷ USD, chiếm 85,7% tổng dư nợ.

Tổng dư nợ nước ngoài của Chính phủ
và được Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh từ 2006 - 2010
                                                  (Theo Bộ Tài Chính)
    Con số này tăng cả về tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 2009, khi tổng dư nợ nước ngoài là 27,92 tỷ USD, chiếm 39% GDP.

Phạt đơn vị sử dụng lao động Trung Quốc trái phép

    Ngày 15.8, ông Ninh Công Dũng, phó trưởng Phòng quản lý lao động, sở LĐ-TB và XH tỉnh Đăk Nông cho biết, sở vừa ra quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Tik (phường Nghĩa Tân, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Nông) vì không làm thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài.

Nâng cao trách nhiệm bảo vệ vùng biển đảo của Tổ quốc

   Tài liệu tham khảo
 Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương. Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh.

    Vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông, biển lớn thứ nhì trong các biển ở ven Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trên thế giới (với diện tích toàn bộ 3.447.000 km2 và thể tích 3.928.000km3). Biển Đông hoàn toàn nằm trong vành đai nhiệt đới, có tính chất một biển kín bao bọc chung quanh bởi lục địa châu Á và các quần đảo In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. Độ sâu trung bình của biển Đông là 1.140m và nơi sâu nhất là 5.420m. Ở phía Bắc tại vịnh Bắc bộ Việt Nam và phía Nam tại vịnh Thái Lan, thềm lục địa lan ra rất rộng, không chỗ nào sâu quá 100m. Trong biển có nhiều quần đảo và đảo, phần lớn là các nhánh núi ngầm từ lục địa ăn ra. Thềm lục địa rộng và nông là nơi tập trung của nhiều mỏ, chủ yếu là mỏ trầm tích và mỏ nguồn gốc hữu cơ.

Người Việt khám phá tàu sân bay Mỹ

Ghi chép của nhà báo Danh Đức về chuyến thăm tàu sân bay USS George Washington vào hôm qua. Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử này vừa quay trở lại tuần tra ở Tây Thái Bình Dương (biển Đông) hôm 12/8.
                                  Nhà báo Danh Đức trên boong tàu USS George Washington

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Thực Hiện Dân Chủ, Việt Nam không còn nhiều thời gian nữa

Ngay từ lúc đầu, khi thấy Việt Nam không phản ứng gì mạnh mẽ khi TQ vi phạm vùng 200 hải lý thuộc hải phận VN thì tôi đã thầm lo, là nếu để mất chủ quyền vào tay TQ thì các nước Tư bản Tây Âu nói chung và Hoa Kỳ nói riêng sẽ điều đình với ông chủ mới. Tôi cũng có lo ngại là nước Mỹ là một nước trọng Nhân Quyền trong khi chánh phủ CSVN thì ngược lại đang vi phạm trầm trọng nhân quyền trong một lúc mà hơn bao giờ hết VN rất cần được sự hỗ trợ của các cường quốc Tây phương. Đọc tình hình vừa qua cho thấy là rút cục những điều mà tôi lo ngại đang thực sự diễn ra.

   Thật vậy, trong bản tin ngày 09/08/11 của đài VOA (Voice Of America), thấy viết như sau: Các giới chức Việt Nam cho hay họ đã gặp các giới chức Trung Quốc để chính thức phản đối các hoạt động của một tàu thăm dò của Trung Quốc ở vùng biển Đông đang có tranh chấp. Báo chí trong nước trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói rằng Việt Nam coi các hoạt động của phía Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Bà Nga nói thêm rằng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin từ ngày 13/6 đến ngày 30/7/2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Thám Bảo (Tan Bao Hao) tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa, mà phía Trung Quốc gọi là Tây Sa, đến phía Bắc quần đảo Trường Sa, phía Trung Quốc gọi là Nam Sa.

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

“Anh hãy ngồi xuống đây!”

Hạ Đình Nguyên
Viết từ TP Sài Gòn

    Hôm ấy, tôi thức dậy muộn, vì suốt đêm lo lắng và cảnh giác. Nghe tiếng cửa mở, ngóc đầu nhìn qua cửa sổ, thấy bốn lính thủy xuất hiện. Nhìn kỹ, may quá, trong đó có đứa em tôi, con chú, ở chung nhà, cấp bậc Trung sĩ, tên Hạ Minh Chung.
    Bước vào nhà, đảo mắt nhìn, thấy tôi, nó nói liền:
-À, anh Ng., hôm nay em có chuyện muốn nói với anh…!
Tôi có cảm giác hơi lạ, lâu nay nó không có vẻ nghiêm chỉnh đến thế.
-Ừ, thì sẵn sàng! Tôi trả lời, trong lòng không khỏi ngạc nhiên.
Chung vào trong lấy ra một chiếc chiếu, trải giữa nhà, vào tủ lấy ly, lôi trong túi xách ra 2 chai rượu đế, bày ra chiếu. Cả bốn anh Hải quân ngồi lại.
  Chung nhìn tôi, nói rõ ràng từng tiếng một, như ra lệnh:
-Anh hãy ngồi xuống đây!
  Đó là thời điểm mấy ngày sau ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa: 19 tháng 1 năm 1974. Lúc đó tôi mới từ nhà tù Côn Đảo trở về.
*
Tôi ngồi xuống.
Rượu được rót ra. Chung bảo phải uống cạn ly đã!
Chúng tôi cùng uống cạn.
Chung bắt đầu lên tiếng, không chút quanh co, dõng dạc từng tiếng một:
-Tại sao anh để Trung Cộng - phe anh - chiếm Hoàng Sa của Việt Nam?
   Trời đất, tôi bất ngờ như bị một cú đánh vào đầu thấy bảy ông trời sao.
   Trung Cộng chiếm Hoàng Sa cách đây mấy hôm, thuyền trưởng Ngụy văn Thà đã chết theo con tàu, theo truyền thống Hải quân, phẩm chất và tính cách tương xứng với chức trách mà anh đang nắm giữ, như cụ Phan Thanh Giản uống thuốc tự vẫn khi mất 3 tỉnh miên Tây. Sự hy sinh và cách hy sinh của Ngụy văn Thà đã gây nên sự xúc động trong quân đội VNCH và dân chúng.

    Em tôi, trung sĩ Hải quân VNCH, không hiểu về chính trị, không quan tâm đến Quốc gia hay Cộng sản, không tâng bốc xun xoe với Mỹ, không bênh không chống VNCH, càng không chống không theo CS, nhưng nó lại tự hào bộ quân phục mà nó mặc, và cái binh chủng mà nó đứng dưới cờ.

VN mua tên lửa phòng thủ của Nga

Có tin tập đoàn NPO Mashinostroenia của Nga chuẩn bị ký hợp đồng bán hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển Bastion-P cho Việt Nam.
Bastion-P được gọi là hệ thống tên lửa đối hạm tiên tiến nhất trên thế giới
 với thời gian triển khai bố trí của tên lửa chống tàu Fortress chỉ mất 5 phút.
    Được biết Việt Nam sẽ vay tín dụng của Nhà nước Nga cho hợp đồng này và hai bên đang thảo luận các điều kiện sơ bộ của hợp đồng.

Việc chuyển giao hệ thống tên lửa này cho Việt Nam bởi vậy được cho là sẽ diễn ra không sớm hơn năm 2013-2014.

Thêm thông tin về cuộc tập trận của TQ

Trên các trang mạng xuất hiện thêm thông tin về cuộc 'điều quân quy mô lớn' của Trung Quốc ở gần biên giới với Việt Nam.

BBC hôm trước đã đưa tin về Bấm giải thích của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, rằng cuộc tập trận tại Khu Tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây "chỉ là hoạt động thường niên".

Mỹ xúi Trung Quốc đánh Việt Nam?

Trần Khải

Vấn đề chúng ta muốn khảo sát nơi đây là có phải Hoa Kỳ đã lặng lẽ cho Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ để mặc cho TQ quậy phá vùng Biển Đông của Việt Nam, miễn là phải để thông thương hàng hải quốc tế và đừng lấn ép gì tới Phi Luật Tân, quốc gia nhiều thập niên trong vòng bảo kê của Mỹ.

Tại sao Mỹ muốn TQ quậy phá Việt Nam? Có phải đây là một độc chiêu mới của Mỹ, để phá thế liên minh có thể có giữa TQ-VN và đồng thời làm suy yếu tiềm lực của cả 2 nước “anh em xã hội chủ nghĩa” này? Hay đây là độc chiêu để làm TQ bận rộn với những cuộc tranh chấp biển với VN, nhằm lấy thế gây hấn này để cho cả thế giới thấy được mặt thật của TQ, và từ đó sẽ không ai sẽ tin thật vào TQ nữa?

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Ba đặc điểm lớn nhất của đảng và nhà nước cộng sản VN

Song Chi.

  Nếu thử nêu ra 3 đặc điểm lớn nhất của đảng và nhà nước cộng sản VN bạn sẽ nêu ra những đặc điểm nào?
  Ngoài những điểm chung của mọi nhà nước độc tài trên thế giới từ xưa đến nay: là sự trái ngược hoàn toàn với mọi khái niệm, định nghĩa về một nhà nước tự do dân chủ pháp quyền, một nhà nước “của dân, do dân và vì dân”; là cai trị nhân dân bằng bàn tay sắt, sử dụng bạo lực cộng với một chính sách ngu dân tuyệt đối; là sự dối trá, lừa bịp, tuyên truyền theo kiểu nói không thành có, nói có thành không, nói một chiều mãi riết rồi mọi người đều nghe quen theo v.v và v.v…

Tôi nghĩ rằng 3 đặc điểm nổi bật của nhà nước VN đó là:

Thơ tặng những người biểu tình bày tỏ lòng yêu nước

 Đây là bài thơ của tác giả Nguyễn T A gửi tặng bạn đồng nghiệp VHL. Được sự đồng ý của VHL và theo nguyện vọng của anh, tôi xin trân trọng đăng bài thơ này gửi tặng những người đã biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước trong suốt mười tuần qua.
 Việt  Minh

 Lời tác giả bài thơ:
Suốt các chủ nhật vừa qua, tôi và các cháu rất xúc động trước những hành động cao cả và dũng cảm của các anh, những người mở ra một trang sử mới cho dân cho nước. Rồi tự nhiên như trẻ lại tuổi đôi mươi, cảm tác viết ra vần thơ sau xin gởi tặng anh (VHL) người bạn đồng nghiệp quý mến của tôi:

Xã hội dân sự lừng lững tiến bước

    "Các cuộc đấu tranh vài chục người dễ bị dập tắt. Lên đến hàng trăm, vài ba trăm, bộ máy đàn áp có thể chia cắt rồi dập tắt. Nhưng khi lên đến 700, 800 công dân sát cánh, đầy khí thế, bộ máy đàn áp đã cảm thấy đuối sức và e ngại. Khi lên đến hàng ngàn, rồi là có thể lên đến vài ngàn, sức mạnh tinh thần của những nguời có tâm huyết, chỉ có biểu ngữ, truyền đơn yêu nước, bó hoa trong tay, sẽ trở nên tất thắng."    Bùi Tín
 
     Đã qua 9 chủ nhật, xã hội Việt Nam đã quen dần với những cuộc biểu tình định kỳ. Xưa kia đã có những cuộc biểu tình lớn, do đảng và nhà nước chủ trương, già trẻ lớn bé đi là bắt buộc.
    Nay là biểu tình, tuần hành của công dân, của những người yêu nước, khi Tổ quốc lâm nguy, nêu cao ý chí bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của đất nước. Trải qua 9 cuộc đấu tranh, rõ ràng xã hội dân sự nước ta đang lừng lững bước tới - theo cách nói của nhà văn hóa Nguyên Ngọc - với xu hướng phát triển từng bước. Từ những con số 200, 400, số người tham gia đã có lúc lên đến 1.000 rồi hơn 2.000, nếu kể cả những người tham gia tuần hành từ đầu đến cuối, cộng với những người tham gia từng đoạn, từng nơi tập trung. Nếu kể cả người dân phố hai bên đường vẫy tay, vỗ tay, hô khẩu hiệu hưởng ứng, con số còn lớn hơn.

                            Hình: Reuters - Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, ngày 7/8/2011

Khí thế tuần hành cũng có xu thế cao dần, các cờ, khẩu hiệu nhiều hơn, sát thực tế hơn, to đẹp hơn. Các bài hát đồng ca cũng nhiều hơn, truyền cảm hơn, vang động hơn. 

VN tăng cường an ninh biên giới phía Bắc

Tin cho hay Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng vừa có cuộc họp với 12 tỉnh biên giới phía Bắc nhằm thúc đẩy công tác bảo vệ chủ quyền biên giới.
Báo Nhân dân đưa tin Hội nghị Tăng cường An ninh Biên giới Đất liền, Bờ biển vừa được tổ chức sáng thứ Tư 10/08 tại TP Sapa, tỉnh Lào Cai.

Một ngày trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận quân đội nước này đã có tập trận ở Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, dọc đường biên với một số tỉnh phía Bắc của Việt Nam, nhưng nói đây chỉ là hoạt động thường niên.

Đà Nẵng sắp có Chủ tịch UBND mới

 

NSGV: Đô thị lớn thứ 5 của Việt Nam sẽ có Chủ tịch mới sau khi đương kim Chủ tịch Trần Văn Minh được điều động làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng CSVN.


Nhiều nguồn tin nói khả năng tân Chủ tịch sẽ là ông Nguyễn Xuân Anh, hiện giữ chức Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng.
   

Cộng sản, hậu cộng sản, hai thể chế, hai cách ứng xử với đối lập chính trị

Tập quán truyền thống đối với người chết dường như ở quốc gia nào cũng giống nhau, như câu ngạn ngữ Việt Nam “nghĩa tử là nghĩa tận”. Nhưng có lẽ chỉ trong một xã hội dân chủ văn minh và cởi mở con người mới có thể cư xử với nhau bằng lòng bao dung, cao thượng, kể cả với kẻ đối nghịch chính trị.

  Cái chết của chính trị gia Ba Lan A. Lepper, khiến tôi có những suy nghĩ và hồi tưởng, liên hệ, vì rất ngẫu nhiên, đúng 9 năm ngày trung tướng Trần Độ qua đời, ngày 9/8/2002.
  Ông A. Lepper chết hôm 5/8/2011, thọ 57 tuổi, theo những xác định ban đầu của Công tố viện là treo cổ tự tử.
  Ông Lepper là nhà hoạt động công đoàn, doanh nhân, đã từng là đảng viên đảng cộng sản Ba Lan trong giai đoạn 1978-1980.

EU và Mỹ dùng kế “Lã Bố bắn kích ở Viên Môn” để ứng xử với tranh chấp Việt – Trung?

Theo blog Phạm Viết Đào

VOA vừa đưa tin: “Báo chí trong nước trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga nói rằng Việt Nam coi các hoạt động của phía Trung Quốc là vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Bà Nga nói thêm rằng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay và không để tái diễn các hoạt động tương tự”.
   “Tuyên bố này được đưa ra sau khi hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin từ ngày 13/6 đến ngày 30/7/2011, Cục thăm dò địa chất Trung Quốc hợp tác với phía Pháp đã sử dụng tàu thăm dò Thám Bảo (Tan Bao Hao) tiến hành đo đạc, khảo sát khoa học từ vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa, mà phía Trung Quốc gọi là Tây Sa, đến phía Bắc quần đảo Trường Sa, phía Trung Quốc gọi là Nam Sa…”
    Sự kiện này làm cho Phúc Lộc Thọ bất chợt nhớ câu chuyện “Lã Bố bắn kích ở Viên Môn” trong Tam Quốc diễn nghĩa…

Chuyện kể như sau:

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

Hai câu hỏi của nhà sử học và thông điệp của Tân Thủ tướng

Tác giả: Huỳnh Phan
   Câu thứ hai mà đại biểu Quốc định hỏi lần trước là: "Thưa Thủ tướng, trong khi thực thi quyền năng của mình, có lúc nào ông thoáng tự hỏi: mình sẽ để lại dấu ấn gì trong lịch sử, hoặc rồi đây lịch sử sẽ viết về mình như thế nào?".
   Tại kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá 12, đại biểu Dương Trung Quốc cứ tiếc mãi là ông bấm nút chậm nên bỏ lỡ cơ hội (mà ông nghĩ là cuối cùng) để chất vấn thủ tướng, bởi lúc đó ông đã là đại biểu nhiệm kỳ thứ hai.
  Thế nhưng, lịch sử đã rất "sòng phẳng" với nhà nghiên cứu lịch sử có trách nhiệm này, khi trao cho ông thêm một cơ hội. Ông đã được đề cử bởi cơ cấu dành cho người ngoài Đảng, và được cử tri bầu lại, bởi vai trò của ông trong hai nhiệm kỳ trước được họ đánh giá là hiệu quả. Và như vậy, ông lại có cơ hội trực tiếp đặt câu hỏi cho chính người ông tưởng đã bỏ lỡ chất vấn ở lần trước.
   Câu hỏi đầu tiên của đại biểu Quốc liên quan đến nhận định của một bài báo trên tờ nhật báo kinh tế - tài chính uy tín hàng đầu của Nhật Bản là Nihon Keizai Shimbun (Nikkei) là "Không có một nước Đông Nam Á nào, ngoài Việt Nam, lại bị cuốn sâu vào nền kinh tế Trung Quốc như vậy." Ông Quốc muốn hỏi rằng "nhận định của tờ báo Nhật Bản ấy theo Thủ tướng có đáng tin không, và chính phủ đã và sẽ làm gì để chúng ta vừa khai thác được nguồn lực tích cực trong hợp tác làm ăn với Trung Quốc mà không rơi vào sự lệ thuộc?"

  Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định tập trung giải quyết các đột phá chiến lược, tạo tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Thủ tướng phát biểu nhậm chức. Ảnh Lê Anh Dũng