Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

TRỞ NÊN NGƯỜI VIỆT VỚI NGƯỜI VIỆT

 


Linh mục Léopold Cadière đặt chân đến Việt Nam năm 1892, lúc mới 23 tuổi đời và được bổ nhiệm phục vụ tại giáo phận Huế. Vào giai đoạn đó, “đại đa số các thừa sai cao niên rất thông thạo tiếng Pháp. Nhưng nhiều vị chỉ biết tiếng qua loa tiếng Việt và chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện nghiên cứu cấu trúc của nó”. Có những thừa sai chỉ hiểu sơ sơ những câu nói thông thường và hầu như không thể nói tiếng Việt, nên luôn luôn phải có thông dịch viên.

Thể theo đường hướng nhập thể của Đức Giêsu và nguyên tắc hội nhập của vị đại Tông đồ Phaolô “Do Thái với người Do Thái, Hy Lạp với người Hy Lạp”, L. Cadière quyết định “trở nên người Việt với người Việt”. Cha quyết tâm chọn Việt Nam làm quê hương và cống hiến cả hồn lẫn xác cho miền đất rất thân thương, nhưng quá nhiều khốn khổ này. Đến giai đoạn cuối đời, khi bị quản chế tại Vinh cùng với sáu thừa sai khác (1947-1953) và khi Chính quyền Cách mạng đề nghị các vị trở về Pháp, cha nhất định xin ở lại để được cùng sống chết với anh chị em Việt Nam: “Cả đời tôi, tôi đã dâng cho xứ sở này. Cho tôi được ở lại và chết ở đây”.
Đâu là lý do của sự chọn lựa khác thường này? Năm 1942, nhân dịp kỷ niệm năm mươi năm thụ phong linh mục, Cadière hé mở cho chúng ta thấy động lực thâm sâu dẫn cha đến quyết định học tiếng, nghiên cứu tôn giáo, văn hóa và lịch sử Việt Nam để rồi gắn bó, yêu thương và nhất quyết sống chết với những người dân hiền lành, cần cù, dễ thương… nhưng lại quá lao đao, khốn khổ. Nhìn lại tất cả quãng đường hội nhập cam go, Cadière chân thành thổ lộ nỗi niềm tâm sự đối với tiếng Việt và người Việt:
“Tôi hiểu người Việt, bởi vì tôi đã nghiên cứu những gì liên quan đến họ. Tôi đã học tiếng Việt ngay từ khi mới đặt chân đến nơi đây và hiện nay tôi vẫn tiếp tục học, và tôi nhận thức rằng tiếng Việt rất tế nhị về phương diện cấu trúc, rất phong phú về phương diện ngữ vựng, mà đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng coi thường… Tôi đã nghiên cứu lịch sử Việt Nam và tôi thấy rằng, suốt những thế kỷ dài, đặc biệt từ khi thành lập triều Nguyễn, nước Việt được chống đỡ bởi lý tưởng cao cả về phát triển và tiến bộ (…).

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2023

CHUYỆN VỀ TẢ QUÂN LÊ VĂN DUYỆT & TẢ QUÂN PHU NHÂN ĐỖ THỊ PHẬN

 


Vì sao Tả Quân Lê Văn Duyệt xuất thân thái giám nhưng khi mất lại nằm cùng bà Phu Nhân?
Từ lâu người Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn xem Tả Quân Lê Văn Duyệt là một vị thần có hơi hám tâm linh dân gian, đây là một hiện tượng độc nhứt vô nhị.
Các dịp Lễ Tết số lượng người đi Lăng Ông đông gấp nhiều lần đình chùa, ngày thường khách vẫn nườm nượp nhang khói không lúc nào nguội lạnh.
Ngày Tết Nguyên Đán đầu năm trong tiết tháng Giêng se lạnh, khi mà Trời Đất giao hòa cùng lòng người thì bá tánh thích ghé Lăng Tả Quân đặng cầu nguyện cho một năm an bình, tài lộc .
Sài Gòn còn có mộ và đền thờ của Võ Tánh, Trương Tấn Bửu, Võ Di Nguy nhưng đông nhứt vẫn là Lăng Ông Bà Chiểu. Gần đó có đền thờ Trần Hưng Đạo nhưng dân Nam Kỳ ít khi lui tới.
Dân gian coi ông như thần và tế lễ ông tại lăng mang nghi thức thờ thần. Nghi lễ cúng kiếng tại lăng pha trộn giữa nghi lễ thờ cúng ông bà, tổ tiên của người Nam Kỳ với nghi lễ cúng thần.
Người Việt cúng trái cây, bánh và nhang đèn. Người Hoa cúng heo quay theo tục của họ.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

NGOẠI GIAO CHIẾN LANG PHANH GẤP ?


 

Phong cách ngoại giao chiến lang đầy ngạo mạn và hung hăng của Trung Quốc hình như được phanh gấp sau khi Tân bộ trưởng bộ ngoại giao Tần Cương (ảnh) được chính thức lên ngôi?


Tần Cương giữ chức thứ trưởng bộ ngoại giao vào năm 2018 và giữ chức đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 2021. Tương đương với việc giữ chức thứ trưởng dưới 4 năm và giữ chức đại sứ tại Hoa Kỳ chưa đầy 2 năm lên làm ngoại trưởng, sự thăng chức cho thấy ông rất được Tập Cận Bình coi trọng.


Bản thân Tần Cương những ngày ở Mỹ cũng rất tích cực đi xuống hoà nhập vào xã hội Mỹ (xem ảnh), gặp gỡ nhiều quan chức, nhân sĩ Mỹ và ngộ ra nhiều vấn đề về thực trạng nước Mỹ kể cả ưu và nhược điểm. Chắc chắn ông đã đúc kết ra một hướng đi hợp lý cho đường lối ngoại giao của Trung Quốc trong những năm tới. Từ đó đề đạt lên Tập Cận Bình để được đồng thuận. Lão PP đã từng nhìn nhận, sự hung hăng đối đầu của Trung Quốc với Mỹ là dại dột, càng dại dột hơn, nếu Trung Quốc xa rời Mỹ mà thân cận với Nga. Như vậy, chẳng khác chi thả con cá rô mà đi bắt con săn sắt. Lão cho rằng, đường lối ngoại giao của Trung Quốc vẫn nên trở về thời kỳ “thao quang dưỡng hối” giữ vị trí thấp để được lòng Mỹ và phương Tây. Nên giữ một khoảng cách với Nga và hoà nhập tích cực với cộng đồng quốc tế. Sau khi Tần Cương lên ngôi, lão theo dõi thì hình như gió đang đổi chiều.

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

CÂU CHUYÊN VỀ BỨC ẢNH “HAI NGƯỜI LÍNH"

 


Khoảng cuối tháng 3/1973, Hiệp định Paris có hiệu lực. Ông Chu Chí Thành khi ấy 29 tuổi, được cơ quan Thông tấn xã Việt Nam cử vào Quảng Trị ghi lại hình ảnh trao trả tù binh giữa Quân Giải phóng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ông đến mặt trận Long Quang, Cửa Việt, xã Triệu Trạch, Quảng Trị để tìm hiếu khu vực giáp ranh – vừa có quân đội VNCH vừa có bộ đội đóng quân.

Ông Thành nhớ lại: “Tôi nhớ, giới tuyến hai phe được phân định bởi chiếc dây thừng. Bất ngờ, tôi nhìn thấy hai phía “địch, ta” vẫy nhau, những người lính cộng hòa gạt dây thừng đi sang địa phận quân giải phóng, chuyện trò rôm rả. Một người lính trẻ Sài Gòn mặc bộ rằn ri, tươi cười bắt tay cô du kích xã Triệu Trạch. Anh bộ đội đứng cạnh thân mật quàng vai anh ấy. Xung quanh, người của hai phía đều vui vẻ, hồ hởi. Thú vị ngoài sức tưởng tượng, nên tôi nhanh chóng lấy nét, bấm một kiểu trung cảnh. Ðột nhiên người lính Sài Gòn nói: “Anh nhà báo, chụp cho em một kiểu với anh giải phóng đây” (Ảnh 1). Tôi nghe vậy thích quá. Lúc bấm máy, tôi thực sự hồi hộp và xúc động nhận ra rằng: Ðến thời điểm những người lính Sài Gòn không muốn cầm súng nữa”.