Thứ Hai, 29 tháng 8, 2022

CÓ CHUYỆN GÌ MÀ TƯỚNG NGUYỄN CHÍ VỊNH PHẢI KÊU ÔNG, KÊU BÀ, KÊU CHA, KÊU MẸ, KÊU BÁC, KÊU CHÚ… NHỮNG NGÀY THÁNG 8/ 2022 NÀY?

 



Phạm Viết Đào
Độc giả không thể không để ý tới 2 bài phỏng vấn Tướng Nguyễn Chí Vịnh đăng trên báo Dân trí vừa ra mắt của tác giả Tô Lan Hương:

-“Lời hứa không thể thực hiện được của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh”… (Thanh”https://dantri.com.vn/.../ky-uc-cua-tuong-nguyen-chi-vinh...)

- ” Lời hứa nuôi Nguyễn Chí Vịnh nên người của các ủy viên Bộ Chính trị”… (https://dantri.com.vn/.../loi-hua-nuoi-nguyen-chi-vinh...);

Để thực hiên 2 bài phỏng vấn này, phóng viên Tô Lan Hương đã phải bay đi bay về từ thành phố Hồ Chí Minh-Hà Nội vài lần để sửa chữa cắt cúp…

Tướng Vịnh là người có nhiều điều “bí hiểm” trong cuộc đời binh nghiệp cũng như gia thế … Vị này là con trai của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; cánh tay phải của TBT Lê Duẩn trong chủ trương dẹp cánh xét lại để giải phóng miền nam bằng bạo lực; Gia đình Nguyễn Chí Thanh còn là người thân như người nhà của cụ Hồ.

Theo Tướng Vịnh kể trong bài phỏng vấn thì cả gia đình của ông Tướng Thanh này gồm cả vợ, con, bà mẹ và cả Vịnh con khi mới 4 tuổi đã được Cụ Hồ cho mời cả nhà vào ăn cơm với ông những ngày chủ nhật; Trong một bài viết khác, bà chị của Tướng Vịnh là Nguyễn Thanh Hà còn tiết lộ: Cụ Hồ còn đến nhà Tướng Nguyễn Chí Thanh ăn cơm, ăn món ăn Huế do chính bà mẹ Nguyễn Chí Thanh nấu…

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

NƯỚC NGA NGÀY NAY

 


Nước Nga, thực chất vẫn đang là "thân trung ấm" của Liên Xô. Bài mô tả rất hay và dài. Nhưng phải dài thế mới đủ.
Bài của anh : Peter Pho
Trong một bài viết cho tạp chí cộng sản. Bạn Hoa Kim phụ trách chuyên mục này yêu cầu lão cung cấp con số chi tiêu quân sự của Nga và Trung Quốc để bài viết thêm thuyết phục. Lão nhắn tin cho em :”Trung Quốc 2021 Khoảng 209 tỷ đô la Mỹ. Chi tiêu quân sự của Nga vào năm 2020 là 61,7 tỷ đô la Mỹ. Năm nay giảm 5%”. Em Hoa nhắn lại có vẻ không tin :”Trung Quốc hơn Nga ạ?”. Lão nói :”Hơn em ạ”. Nhưng, chắc em vẫn không tin, cũng không tìm nguồn chứng minh và bỏ, không đưa nội dung này vào, chắc sợ lão cho dữ liệu khống…kkk
Nhiều người thực sự không biết nhiều về Nga, trong thâm tâm họ vẫn nghĩ rằng Nga là một quốc gia rất phát triển, ít nhất là một quốc gia phát triển hơn Trung Quốc. Nhiều người tôn sùng Nga là một quốc gia hùng mạnh, thực tế từ lâu Nga đã là một quốc gia bị tụt hậu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới.
Lão PP đến Liên Xô trước khi tan rã, sau đó đến Nga nhiều lần để viết bài theo đơn đặt hàng. Ở New York, lão chơi thân với hội Nga tư bản sống ở ven biển khu Oceanfront, Brooklyn. Một phần nữa, lão là một thằng viết báo, có con mắt cú vọ, lại đứng ở trên nhìn xuống nên thấy rõ mọi vấn đề hơn những bạn không có chuyên môn dù đã từng sinh sống ở Nga. Nên để đánh giá về Nga, lão có thể ứng cử số 2 và không có cu cậu nào dám tranh số 1…kkk

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2022

TÌNH YÊU


 

Cả lớp đứng lên khi Thành lọc cọc chống nạng đi vào. Anh tươi tỉnh vẫy tay ra hiệu cho học sinh ngồi xuống. Cẩn thận xếp đôi nạng ra bên mép bàn, ngồi xuống ghế anh tự giới thiệu.
- Tôi là Thành, người sẽ phụ trách lớp các em cho đến khi các em đi thi. Bây giờ chúng ta làm quen với nhau đã nhé. Nào mời em ngồi bàn đầu. Em hãy tự giới thiệu về mình .

Từ trên bục cao nhìn xuống, thành thấy bọn học sinh bắt đầu xì xầm với nhau. Anh biết chúng đang nhìn anh với cặp mắt thất vọng. Cũng đúng thôi! Với đôi nạng, hình ảnh người thầy đã giảm đi một nửa sự thuyết phục. Cậu bé ngồi bàn đầu đứng dậy.
- Thưa thầy ! Em là Dũng học sinh lớp mười hai chuyên toán tin trường chuyên Lê hồng Phong ở Nam định ạ.
Cứ thế lần lượt bảy cô, cậu học sinh đứng lên tự giới thiệu về mình. Đến cô bé cuối cùng , người thứ tám đứng dậy, mặt Thành bỗng tái nhợt như người bị trúng gió. Anh buột mồm thốt lên.
- Diệu Anh!
Cô bé tròn mắt ngạc nhiên
- Thưa thầy! Thầy biết mẹ em ạ?
Thành lúng túng một thoáng nhưng rất nhanh anh lấy lại được sự điềm tĩnh
- À không! Thầy nhầm. Nào em nói đi
Thưa thầy em là Quỳnh Anh học lớp mười một trường Am của Hà nội
- Cám ơn em. Em ngồi xuống đi - Thành nhìn cả lớp một lượt.
 Tám khuôn mặt thơ trẻ đang chăm chú nhìn anh. Anh biết, muốn thành công, anh phải lấy được lòng tin nơi bọn trẻ và phải làm cho bọn trẻ tin ở chính bản thân chúng—Các em là những học sinh giỏi nhất đã vượt qua hàng nghìn học sinh khác để tập trung ở đây chuẩn bị cho cuộc thi quốc tế về tin học. Bây giờ chúng ta phải vượt một cửa ải nữa đó là phải vượt qua hàng triệu học sinh trên toàn thế giới để giành lấy vinh quang cho đất nước mình. Tôi sẽ giúp các em vượt qua cửa ải này. – Thành dừng lại một chút quan sát những thay đổi trên gương mặt bọn trẻ. Anh thấy chúng nhìn nhau với ánh mắt nghi hoặc.

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022

CHUYỆN BỐ TÔI


ảnh minh họa


Vừa đổ xăng xong chưa kịp lên xe, tôi bỗng giật mình vì nghe tiếng gọi giật giọng.
- Hải !
Tôi quay lại, thì ra là bà cô của tôi.
- Cô đi đâu đấy ?
- Tao ra đây có việc. Mày về thăm bố à? Mà sao hôm nay sớm vậy? Mọi bận tao nghe bố mày nói cứ khuya mới về .
- Tối nay cháu có cuộc hẹn với bạn ở dưới này. Nên đi làm về cháu đi thẳng luôn, thăm bố cháu tí rồi đi.
Tự nhiên cô đi sát lại gần tôi thì thầm, có vẻ rất bí mật:
- Mày biết chuyện tí Khoai thọt chưa ?
- Chị Khoai con ông Tánh hả cô ?
- Còn ai vào đây nữa
- Thế chị ấy làm sao?
- Về hỏi bố mày ấy

Tôi ngạc nhiên, chả hiểu chuyện gì. Nhưng cô đã tất tả đi ngay, nên tôi rất tò mò và hơi lo lắng vì lại liên quan đến bố tôi.

Chị Khoai bằng tuổi chị gái kế trên tôi năm nay gần 60 tuổi. Hồi nhỏ chị bị sốt bại liệt nên đi hơi tập tễnh. Ở làng họ gọi vụng nhau là "Khoai thọt". Bù lại, chị có gương mặt khá xinh và nước da trắng hồng.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2022

MỘT LẦN TÌM VIẾNG MỘ CỤ NGUYỄN HỮU ĐANG

 


Cuối tháng 8/2015, khi cả nước đang rầm rộ chuẩn bị cho kỉ niệm 70 năm Quốc khánh thì tôi chọn cách tìm viếng mộ người được coi như tổng đạo diễn của ngày lễ độc lập 2/9/1945. Hôm nay nhân ngày sinh cụ Nguyễn Hữu Đang, xin kể lại cùng mọi người kỉ niệm đáng nhớ này của tôi. (Bài đã viết từ 8/2015 nên các mốc thời gian dưới đây đều thuộc thời điểm đó).
Nhà văn Phùng Quán viết bài “Những ngày cuối năm, tìm thăm người dựng lễ đài Tuyên ngôn độc lập”. Tôi đọc đi đọc lại suốt nhiều năm, mỗi lần đều cảm thấy buồn thương nhưng cảm phục, ngưỡng mộ cụ Nguyễn Hữu Đang. Nay, đã tròn 70 năm cách mạng tháng Tám, tôi cảm thấy mình cần phải tìm viếng con người này, một bậc sĩ phu thực sự của đất nước, với tư cách là trí thức trẻ và cũng là đồng hương của ông.

VÌ SAO VĂN HỌC VN HIỆN NAY KHÔNG CÓ TÁC PHẨM ĐỈNH CAO?

 


Nhà văn Hoàng Quốc Hải (ảnh)
Lời dẫn: Tham luận này Nhà văn Hoàng Quốc Hải đọc tại Đại hội VII Hội Nhà văn VN (8/2005), với tiêu đề là "Nỗi niềm tác phẩm đỉnh cao". Mười bảy năm trôi qua vẫn còn nguyên "nỗi niềm" ấy. Xin giới thiệu cùng bạn đọc hôm nay.

*******
Câu hỏi ấy đã bao hàm câu trả lời rồi. Thật ra trên thế giới không phải đã có nhiều quốc gia có nền văn học đỉnh cao. Và cũng không phải thời nào cũng có tác phẩm đỉnh cao.
Châu Âu suốt ba thế kỷ ( XVII – XVIII – XIX ), nền văn học xuất hiện nhiều trường phái, đạt nhiều đỉnh cao chói lọi. Nhưng sang thế kỷ XX các đỉnh cao cứ thưa vắng dần, và chỉ còn lại những bình nguyên văn học.
Nước ta không phải không có văn học đỉnh cao. Nhưng người mình thường có tư tưởng vọng ngoại. Cái gì của nước ngoài cũng xem trọng, của ta thì xem thường. Đã thế, người trong nghề lại không chịu thừa nhận ai, ngoài mình. Đó là đầu óc thiếu tự tin, nhưng lại nặng về vị kỷ. Lọai tư duy này làm con người trở nên bé mọn, và thường không được khách quan, sáng suốt.
Mười năm (1932 – 1942) của Tự lực văn đoàn làm nảy sinh các trường phái văn học:
- Lãng mạn.
- Hiện thực phê phán.
- Suy đồi. …
Các trường phái này cọ sát nhau nảy sinh khá nhiều đỉnh cao văn học. Thế nhưng sự đánh giá của cả đương đại và hậu thế khá dè dặt, thậm chí không thừa nhận.
Trong giai đoạn này ta dễ nhận thấy có một nhà văn, nếu ông sinh ở nước khác, và với những cống hiến ấy, đời phải tôn ông là bậc thiên tài. Đó là Vũ Trọng Phụng.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2022

NỖI ÁM ẢNH CỦA QUÁ KHỨ.

 



GS Sử học - Trần Quốc Vượng (1934 - 2005).
Nước Việt Nam ta hiện là một quốc gia kém phát triển về mọi mặt, vừa lạc hậu, vừa lạc điệu với một thế giới nhìn chung đã và đang phát triển rất nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỷ 20.
Tạm bỏ qua một bên mọi sự “giải thích”, nào đổ tội cho phong kiến đế quốc, thực dân, bành trướng, thiên tai, địch họa, chiến tranh, cách mạng; nào viện dẫn sai lầm chủ quan của những người cầm nắm vận mệnh quốc gia mấy chục năm qua, v.v… tình trạng ấy là không bình thường, gây nên một bức xúc tâm lý, một nỗi đau thân thể, một nhức nhối thân xác và tâm linh, buộc KẺ SĨ và NGƯỜI DÂN, vừa gian khổ kiếm sống, vừa suy nghĩ đêm ngày, tìm cách khắc phục và vượt qua tình trạng tủi nhục này…
Có ĐỘC LẬP rồi chăng, nhưng hoạ LỆ THUỘC vẫn luôn luôn mai phục, cả về mô hình chính trị và sự phát triển kinh tế…
Có THỐNG NHẤT rồi chăng, nhưng mầm CHIA RẼ mọc rễ sâu xa…
Điều chắc chắn, là NHÂN DÂN chưa có HẠNH PHÚC, TỰ DO thực sự.
Với biết bao hệ lụy của một cuộc chiến kéo dài, buộc ràng tới 3 thế hệ người Việt Nam (và rất nhiều quốc gia liên đới), lạ một điều (mà sao lại là lạ nhỉ ?), là từ “người thua” đến “kẻ thắng”, giờ đây, ai ai cũng mang một mặc cảm hoành đoạt (complexe de frustration), nói nôm na là MẤT MÁT.
Trước hết là NGƯỜI DÂN THƯỜNG.
Người ra đi hàng triệu, bỏ xác ngoài biển khơi hàng ngàn, vạn, biết bao em gái ta, chị ta, cả mẹ ta nữa… bị kẻ hải tặc khốn kiếp dày vò làm nhục!

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

HOÀI NIỆM LIÊN XÔ

 

2 người Nga đóng giả lãnh tụ để kiếm sống

Peter Pho

 

Hôm nay mua được mấy hộp cá trích đóng hộp, ngồi nhâm nhi với bánh mì và trong óc hiện lên hình ảnh Liên Xô một thời…

 

Một cụ ông cụ bà ngực đeo đầy huân chương đến từ miền quê của Nga dắt tay nhau đi trên Quảng Trường Đỏ, Mạc Tư Khoa. Họ níu tay một người đàn ông có tuổi, và lão biết được những gì họ nói với nhau thông qua người bạn phiên dịch:

- Đồng chí, đồng chí có biết Leningrad và Stalingrad ở đâu không? Chúng tôi không tìm thấy nó trên bản đồ.

- Không còn nữa, không còn nữa rồi, chúng ta đã thất bại. Các nhà tư bản và quan liêu lại đè đầu cưỡi cổ chúng ta một lần nữa.

 

Năm 1997, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã quay một quảng cáo cho Pizza Hut. Trong đoạn quảng cáo có một cảnh, sau khi nhìn thấy Gorbachev xuất hiện tại tiệm Pizza Hut, hai cha con người Nga bắt đầu tranh cãi "Có đúng Gorbachev đã để Liên Xô sụp đổ." Người cha nói: "Ông ta đã mang đến sự hỗn loạn về chính trị và kinh tế". Người con tranh luận: "Ông ta mang lại hy vọng cho chúng ta". Trong khi hai cha con đang tranh cãi không dứt, người mẹ nói: "Vì ông ấy, ít nhất chúng ta cũng có nhiều thứ, chẳng hạn như Pizza Hut!"

 

Nghe vậy, hai cha con vốn đang tranh cãi nhìn nhau mỉm cười rồi khẽ gật đầu. Ngay sau khi người mẹ nói xong, mọi người trong nhà hàng đều đứng dậy vỗ tay vì món quà Pizza Hut mà Gorbachev đã đem đến. Vị cựu lãnh đạo cũng rất vui vẻ, mỉm cười gật đầu chào mọi người và hàng chữ “Pizza Hut, pizza to go” hiện ra. Kịch bản của quảng cáo này do chính Gorbachev thiết kế.

 

Vào thời điểm này, tức là chỉ 6 năm sau khi Liên Xô sụp đổ, điều khiến nhiều người khó hiểu là nhà lãnh đạo của một cường quốc từng thống trị thế giới lại thực sự có thể giễu cợt thất bại tồi tệ nhất trong đời mình trong một quảng cáo?

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2022

CHUYỆN TÙ BINH

 


(Chuyện kể CCB)
Hồi đánh nhau với Pon Pot, trước khi vào chiến dịch, cấp trên phổ biến: Bắt sống được một tên địch tương đương với tiêu diệt hai tên, để làm căn cứ đề nghị khen thưởng.
Khoảng tháng 2/1979. Sau khi đánh chiếm khu vực cảng Xi Ha Núc Vin, đơn vị tôi làm nhiệm vụ truy quét tàn quân địch xung quanh cảng.
Một buổi trưa ông Đại đội trưởng gọi cậu liên lạc (là bạn cùng nhập ngũ của tôi) bảo: Hai anh em mình đi một vòng xem tình hình thế nào.

Đi vào bìa rừng, ông nhìn thấy tên lính Pot đang chui đầu trốn trong một lùm cây rậm. "Mẹ mày phen này bố bắt sống nghe con". Vẫy cậu liên lạc tới gần, ông ra ám hiệu cảnh giới, liên lạc gật đầu, yên tâm ông lao vào túm cổ thằng Pot lôi ra, miệng hô: Loc đay lơn (giơ tay lên), tên Pot tất nhiên không chịu ... Hai bên đang nhùng nhằng thì thằng bạn mình từ phía sau luồn khẩu AK qua sườn Đại đội trưởng kéo một loạt. Thằng Miên lăn ra giãy đành đạch.
Ông kêu lên: "Mày hại anh rồi. Đánh nhau mấy tháng, tao làm chỉ huy toàn ở phía sau đã diệt được thằng nào đâu. Hôm nay tao tưởng vớ được thằng này là được cái Huân chương. Mày bắn chết mẹ nó rồi còn đâu"...

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2022

Câu chuyện lịch-sử ít ai biết ?

 


Có đến 90% khả năng là bạn chưa biết gì về câu chuyện lịch sử này. Bởi vì ... những bậc trí thức, học giả, những nhà nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở VN cũng không biết khi trả lời câu hỏi:
"Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Trong sự kiện ấy, ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?
Hầu hết người được hỏi đều trả lời: Đó là cuộc xâm lược của Mãn Thanh thời Hoàng đế Càn Long vào năm 1789, chỉ huy đội quân xâm lược là Tôn Sỹ Nghị, người đánh bại đội quân xâm lược đó là Hoàng đế Quang Trung.

Chỉ có một học giả duy nhất trả lời đúng: Cuộc xâm lược cuối cùng là vào thế kỷ 19, thời Từ Hy thái hậu của Mãn Thanh, chỉ huy đội quân xâm lược là Phùng Tử Tài, còn người đánh bại cuộc xâm lược đó của Trung Quốc là… thực dân Pháp.

Tại sao hầu hết những người am tường sách vở ở Việt Nam mà tôi có dịp được hỏi lại hoàn toàn không nhớ gì về cuộc xâm lược trong thế kỷ 19 này của Trung Quốc?
Vì nó hoàn toàn bị xoá khỏi lịch sử. Nó không được dạy trong chương trình sử ở cả bậc đại học lẫn trung học.