Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ CON ĐƯỜNG NÀO CHO VN?



VIỆT NAM CÓ CẦN ĐA ĐẢNG SỚM CHƯA HAY CHỈ CẦN CẢI TIẾN DÂN CHỦ TRONG VÒNG 20 NĂM TỚI LÀ ĐỦ NHƯ Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ DƯƠNG QUỐC CHÍNH SAU ĐÂY?
Trần Đình Thu

Nhiều lần tôi khẳng định Việt Nam không thể thoát khỏi tàn lụi nếu không sớm đa đảng tuy nhiên tác giả Dương Quốc Chính lại có ý kiến rất thú vị là nếu cải tiến theo đề xuất của anh là thu hẹp bộ máy nhà nước, chuyển các hội đoàn thành các tổ chức dân sự, cho tự do ngôn luận và cải cách giáo dục” thì “trong 10-20 năm tới có thể chưa cần đa đảng, chỉ cần cải cách như trên, để tạo nền tảng dân trí chuẩn bị cho đa đảng”.
Ý kiến này có xác đáng không? Có tốt cho sự phát triển của Việt Nam không hay mang tính chất cải lương?

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

HẠNH PHÚC


Lev Nikolayevich Tolstoy (1828-1910) vốn dĩ là người sướng từ trong trứng nước, với dòng dõi đại quý tộc giàu có và cao quý nổi tiếng tại Nga. Với văn chương ông đã sớm trở nên nổi tiếng, rồi sau đó trở thành cánh chim đầu đàn của văn học cổ điển Nga, một trong những nhà văn hóa vĩ đại nhất, có uy tín và ảnh hưởng toàn cầu từ khi còn sống. Ông còn là một nhà luân lý và triết học hàng đầu với tầm ảnh hưởng vượt qua cả biên giới nước Nga Sa hoàng cũng như cả đối với những thế kỷ sau. Người đương thời đã hành hương về điền trang của ông và coi ông như một vị Thánh sống. 16 lần được đề cử giải Nobel văn học, 4 lần được đề cử Nobel hòa bình (và nhiều lần ông đã tác động để... từ chối). Một cô vợ xinh đẹp trẻ hơn tới 16 tuổi lại biết thu vén cho tài sản gia đình ngày càng tăng lên, chưa kể giúp ông trong việc viết lách và tặng ông 8 đứa con – còn cần gì hơn nữa cho hạnh phúc đời người?

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Nghĩ về phát biểu của tướng Lê Mã Lương về bãi Tư Chính ngày 6/10/19 và các ý kiến trái chiều




Tướng Lương đang làm nổi sóng trên mạng với clip phát biểu của ông quanh chuyện bãi Tư Chính đang nóng hôi hổi. Với lời lẽ rõ ràng của vị tướng, thái độ phê phán quyết liệt với những phản ứng chậm trễ của các cá nhân và một số cơ quan liên quan, khi tình hình Tư Chính sục sôi. Cách nói rất rõ ràng pha với máu nhà binh. Nhà em muốn đôi lời, ăn theo xung quanh chuyện này.

Trước hết, đây là cuộc tọa đàm, cuộc tọa đàm này vì lý do nhạy cảm, bị hoãn lại sau ngày quốc khánh Trung Quốc mới được tổ chức (cũng chẳng có ai nói lý do hoãn này đâu ạ, nhà em nghe ngóng thấy nó là như vậy thôi).

Tướng Lương nói ra vấn đề vô cùng nhức nhối, đúng tâm can người Việt. Rất nhiều người Việt khác có tâm trạng như vậy và ông đã nhận trách nhiệm, đảm nhận sứ mệnh nói thay rất nhiều người dân Việt, nói lên ý chí của người dân, mong muốn của người dân về một vấn đề mà mấy tháng nay, như bị lờ đi hay như cố ý bị bỏ quên, xem nhẹ.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

LUẬN VỀ KẺ MẠNH

(ảnh minh họa)

(Đọc sách giùm bạn)

Xem truyện xưa thỉnh thoảng có tình tiết, tác giả xưng tụng ai đó “có sức địch muôn người”. Nghĩ, kẻ đó quả là siêu nhân, hay tác giả viết thậm xưng ?

Xem Đông Chu liệt quốc có đoạn Ngũ Tử Tư giới thiệu với công tử Quang (vua Hạp Lư, nước Ngô) về Yêu Ly, một dũng sỹ có “sức địch muôn người” thì chợt ngộ ra.
Yêu Ly vốn nhỏ con, sức khỏe chắc không có gì xuất sắc, tại sao lại được ca ngợi là “sức địch muôn người” ?

Truyện mà Ngũ Tử Tư kể về Yêu Ly như sau.

Có một dũng sỹ, tên là Tiêu Khâu Tố đến nước Ngô viếng tang bạn. Đi ngang bến sông nọ, dũng sỹ cho ngựa uống nước. Dân địa phương khuyên “ở đây có thủy thần, hay bắt gia súc”. Họ Tiêu lớn tiếng nói: “Có ta ở đây thì thủy thần nào dám đến bắt ngựa”. Không dè thủy thần đến bắt thật. Họ Tiêu bèn nổi giận, tuốt kiếm nhảy xuống sông đánh nhau với thủy thần ba ngày ba đêm. Kết quả, họ Tiêu không lấy lại được ngựa mà còn bị đánh chột một mắt.

Tưởng như vậy vẫn là vẻ vang, đến đám tang bạn, họ Tiêu vênh váo kể thành tích đánh nhau với thủy thần.
Yêu Ly ngồi ở đó, nghe chuyện, bèn lớn tiếng mắng: “Đánh nhau với người bị thua còn không biết nhục, lại đến đây mà vênh váo!”.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

NGHĨ VỀ SỰ HOÀN HẢO

Bức tượng thần Vệ Nữ thành Milo (Venus de Milo) 



Ở đời, đôi khi sự nguyên vẹn, đầy đủ chưa chắc đã là sự hoàn hảo.

Nhiều lúc ngắm bức tượng Vệ nữ Milo không có hai cánh tay tôi tự hỏi: liệu khi có đủ hai tay thì bức tượng có được xem là hoàn hảo không? Cũng như ngôi nhà ta đang ở có thể còn khiếm khuyết là thực tế phải chấp nhận, miễn sao không ảnh hưởng đến cuộc sống của người cư ngụ trong đó. Về người bạn đời, hay bạn bè của ta cũng như vậy.

Một trong những bức tượng nổi tiếng nhất lịch sử là thần Vệ nữ xứ Milo. Thần Vệ Nữ Venus là nữ thần tượng trưng cho tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại cổ La Mã.

Năm 1820, tượng thần Vệ nữ được một nông dân tình cờ đào được trên đảo Milos – Hy Lạp, sau nhiều trắc trở, bức tượng đã được đưa tới nước Pháp đặt tại Điện Louvre.

Venus de Milo có vẻ như là sự pha trộn nhiều phong cách từ thời Hy Lạp cổ đại, nhưng niên đại của bức tượng được xác định vào khoảng năm 130 trước Công nguyên. Mọi người cho rằng bức tượng là tác phẩm của Alexandros of Antioch, dựa theo những ghi chú khắc trên phần đế tượng.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2019

ÔNG LÃO ĐÁNH GIẦY : Diện đồ đẳng cấp chưa chắc là người đẳng cấp !


Gần đây quán bia Hải Xồm bỗng xuất hiện một cụ già đánh giầy. Nếu không có hộp đồ nghề đặt trước mặt thì mọi người lầm tưởng ông cụ là một thực khách sang trọng. Quần áo sơ vin chỉnh tề, giầy tây bóng lộn, râu ria đầu tóc xén tỉa gọn gàng trông rất đẳng cấp.
Thông thường khoảng 10 h sáng đến 1 h trưa và từ 4 h chiều đến 9 h tối là cụ có mặt. Một chiếc ghế xếp thấp nhỏ dùng để ngồi làm việc và chiếc hộp gỗ trong có chứa những món đồ dùng cho việc đánh giày: Mấy hộp xi, sáp, cồn, rồi mấy loại bàn chải từ thô tới mịn to nhỏ khác nhau và những mảnh giẻ bông, giẻ mịn được giặt sạch sẽ tinh tươm.Đặc biệt nhất là cặp cốt giầy được làm bằng gỗ có núm vặn giãn ra, co vào để xỏ vào giày và làm căng chúng ra để thao tác cho việc đánh bóng giày.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

KỶ NIỆM VỀ TRƯỜNG, KỶ NIỆM VỀ THƠ


Trường ĐHNN (ĐHHN, HANU) được thành lập năm 1959, lúc ấy là Trường Chuyên tu. Tôi về trường năm 1965, và đến 1966 thì thành lập ĐHNN.
Để cung cấp hành trang cho hoạt động đại học, ông Hiệu trưởng Phạm Đức Hóa và BGH quyết định mở một đợt học chuyên đề ngôn ngữ học và giáo dục học cho anh em trẻ chúng tôi. Bây giờ tôi không nhớ được chính xác thời gian của đợt học này.
Sáu mươi năm qua, cái đợt học này không thấy ai nhắc tới, nhưng với tôi nó là một chân trời. Tôi biết đến Charles Bally, nhà phong cách học trứ danh người Pháp, biết Noam Chomsky người Mỹ, người đề cập đến cấu trúc sâu, người đã từng, ngay trong chiến tranh chống Mỹ, sang thăm Việt Nam, biết đến Roman Jakobson người Nga, đi đầu trong ngôn ngữ học cấu trúc, biết đến Lê Văn Lý Phranxicô Xaviê, người đi tiên phong trong ngôn ngữ cấu trúc-chức năng tiếng Việt hiện đại...
Tôi vẫn nhớ các thày đến dạy. Có thày Đái Xuân Ninh mà chúng tôi hay đọc chệch đi là Đới Xuân Ninh, có các thày Hoàng Tuệ, Hoàng Phê, Nguyễn Kim Thản… Thày Nguyễn Tài Cẩn hay đi đường cổng sau từ Đại học Tổng hợp sang trường ta và hay ngồi hút thuốc lào ở đầu cổng.
Tôi nhớ, chuyện ngôn ngữ của thày Cẩn cứ như chuyện vui. Thày kể, thày dạy tiểu từ “ơi” ở Ba Lan. Thày giảng: “ơi” là tiểu từ dùng để gọi người từ xa tới. Thí dụ “Cô lái đò ơi!”. Mấy hôm sau một cô sinh viên bảo: “Thày sai rồi.” Trong tiểu thuyết có hai anh chị ngồi sát nhau trong công viên, mà anh bảo “Em ơi!”. Lại mấy hôm sau một cô bảo là thày sai rồi. Một chú bé bảo một ông già: “Ông ơi, nhặt cho cháu cái bút!” Ông gắt: “Cháu phải gọi là “Thưa ông!” Ông có bằng vai phải lứa với cháu đâu”. Vậy là “ơi” phải đảm bảo cả tính “khinh trọng” nữa.
Đã sáu mươi năm qua, bây giờ các thày ở những chân trời nào, và chữ nghĩa của các thày đã tan hòa vào những tâm hồn nào rồi?
Đó là kỷ niệm về trường, bây giờ là kỷ niệm về thơ của tôi.

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019

KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN ĐÚNG DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH



Truong Huy San

Các giải pháp này trên MXH đã từng nói tới, nhưng lần đầu tiên được đề nghị chính thức bởi một nhà ngoại giao khả kính, một chính trị gia cao cấp - nguyên ủy viên TW Đảng, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại Giao - ông Nguyễn Đình Bin: Hỏa táng thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh; Làm tượng sáp Chủ tịch đang nằm ngủ thay thế thi hài Người hiện tại trong Lăng; Giữ gìn Lăng như hiện tại (sẽ là Đền thờ, Tượng đài, Di tích lịch sử quốc gia):


Nguyễn Đình Bin


KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN ĐÚNG DI CHÚC CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Thưa các bạn làng Phây,
Vừa qua, tôi có trình lên TBT, CTN Nguyễn Phú Trọng & BCT Đảng CSVN và Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kiến nghị với nội dung nói trên.
Kiến nghị trình Quốc Hội tôi đã gửi tới bà Chủ tịch và tất cả các vị Lãnh đạo QH, cũng như tới các vị Trưởng đoàn hoặc Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách 63 tỉnh, thành trong cả nước, với lời đề nghị làm ơn giúp cho sao và gửi tới tất cả các vị Đại biểu QH trong Đoàn.
Tôi đã nhận được công văn số 299/BDN ngày 13-8-2019 của Ban Dân nguyện của QH, do Trưởng Ban Nguyễn Thanh Hải ký, thông báo “Chủ tịch Quốc hội đã nhận được thư kiến nghị” và “ xin trân trọng gửi lời cảm ơn và lời chúc sức khỏe của Chủ tịch Quốc hội đến ông cùng toàn thể gia đình”.

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

CHUYỆN TÌNH CỦA GS

(Khu giảng đường E, Đại học Ngoại ngữ (Thanh xuân) Hà Nội)

CHUYỆN TÌNH CỦA GS
(Kỷ niệm 60 năm Trường ĐH Hà Nội và Khoa Lưu học sinh)
Cuối năm cả Phòng tất bật tổ chức Hội thảo KH để tiêu hết tiền được cấp. Tưởng qua loa cho xong, ký đại lấy tiền, kết luận thành công rực rỡ, ra quán nhậu, tào lao vài câu chuyện, kết thúc là đi matxa các loại chân, không ngờ hội thảo này lại quá nghiêm túc, tranh luận rất căng thẳng.
Chủ trì Hội thảo, GS tuyên bố giải lao, quay sang đề nghị tôi đọc thơ cho giảm nhiệt độ trong phòng. (Tôi vốn bị nghiện nặng thơ).
Trưởng phòng luôn dị ứng với thơ, sẵn đang khó chịu nên thẳng thừng gạt:
- Con lạy các bố, thơ thẩn đéo gì. Các bố làm khổ chúng con từng ấy năm bằng thơ chưa đủ à?.
Tôi đang sướng, bị cụt hứng. Mấy em nhìn tôi thương hại. GS dàn hoà: Được, thơ để khi khác, tớ kể chuyện tình.
Cả phòng nhất trí.

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

NẾU CHÚNG TÔI BỊ ĐỐT CHÁY, CÁC NGƯỜI SẼ BỊ ĐỐT CHÁY CÙNG CHÚNG TÔI!




“IF WE BURN, YOU BURN WITH US!”
Chừng ba tiếng sau khi Carrie Lam rời lễ đài kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, những phát đạn thật đã nổ ra ở Hong Kong. Đó không chỉ là phát đạn bắn gục một thanh niên 18 tuổi mà là phát đạn bắn thủng vào mô hình quyển Hiến pháp khổng lồ mà Trung Cộng trưng ra diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn trước đó chỉ vài giờ.
1-10-2019 là một trong những ngày kinh khủng nhất ở Hong Kong kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra. Các cuộc trấn áp cảnh sát là cực kỳ bạo lực và phe biểu tình cũng đáp trả bằng tất cả những gì họ có thể. Hơn 180 người bị bắt, 25 cảnh sát bị thương và 74 người phải nhập viện cấp cứu – theo tin từ cảnh sát. Cũng theo cảnh sát, 6 phát đạn thật đã bắn ra vào ngày 1-10. Một ở Tai Ho Road (bắn vào nạn nhân 18 tuổi, khoảng 4g15 chiều); hai phát bắn chỉ thiên tại Mong Kok; hai bắn ở Sha Tsui Road và một bắn ở Sha Tin Pass Road. Ít nhất 6.000 cảnh sát đã được huy động khắp Hong Kong. Đụng độ dữ dội đã xảy ra tại 13 địa điểm khác nhau. Lửa và máu là hai thứ in đậm nhất trên những hình ảnh và video vào ngày mà Hong Kong chìm trong hỏa ngục.