Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Tiết lộ "chuyện tình" của Hoàng Tám Bùi và Nữ sĩ Đặng Thanh Hương

 


Lầ đầu tiên gã gặp Đặng Thanh Hương vào khoảng những năm cuối cùng của thế kỉ trước.
Ngày đó, Hương đã nổi tiếng đất Hà Thành về văn chương, báo chí, tài sản và cả ... nhan sắc.
Nhớ hôm đó, gã bám càng theo Nhà thơ, Nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha đi ăn trưa.
Hương đến, cùng với một cô bạn còn xinh đẹp, giàu có và nổi tiếng hơn vốn cùng là học viên Nguyễn Du với Hương đang đại diện phân phối độc quyền của hãng mỹ phẩm Nhật bản Sisi Do gì đó.
Hôm đó, đứng trước Hương, gã ngượng ngập như chú rể lần đầu ra mắt ông bố vợ vừa nghiêm khắc, thành đạt vừa có cô con gái đẹp bởi thân phận bèo bọt của mình.
Sau đó, có gặp Hương mấy lần và gã vẫn không xóa đi mặc cảm bởi xuất thân nhà quê, học hành lộ cộ, gia tài rỗng tuếch với vài bài thơ bé mọn.
Rồi số phận run rủi, mấy năm sau, gã về báo Gia đình Xã hội rồi Hương về đầu quân ở đấy và một thời gian sau, Nhà thơ Nguyễn Thành Phong cũng được điều về.
Điều gì đến sẽ đến, một tờ báo mà chứa đến 6 ông nhà văn tránh sao số phận "lục súc tranh công". Cuộc chiến giữa Nhà thơ TBT Trần Quang Quý và Nhà thơ PTBT Nguyễn Thành Phong nổ ra khốc liệt. Hahaha!
Trần Quang Quý bị điều chuyển về NXB Hội Nhà văn. Võ Thị Hảo, Đặng Thanh Hương, Bùi Hoàng Tám cũng tìm đường cao chạy, xa bay, còn lại hai ông là Nguyễn Thành Phong và Hoàng Hữu Các.
Nói tiếp chuyện Đặng Thanh Hương, một hôm nhận được giấy mời đi ăn cưới Hương lần thứ hai. Hôm đó, lễ cưới tổ chức ở KS Thắng Lợi (?) rất tưng bừng.
Hương cùng chú phi công trẻ (kém 10 tuổi?) dìu nhau lên lễ đài trong tiếng nhạc du dương và đàn tiên nữ nhi đồng theo sau nâng chiếc váy dài như cầu Chương Dương, hé.

Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn lần đầu kể về những uẩn khúc trong đời cô bạn thân Xuân Quỳnh

 


Xuân Quỳnh và con trai Tuấn Anh với người chồng đầu tiên.

Từ những năm 1960 của thế kỷ trước, tôi đã quen và nhanh chóng thân với nhà thơ Xuân Quỳnh. Dạo đó chưa có điện thoại, xe máy cũng không. Nhưng may Quỳnh là phóng viên báo Văn Nghệ ở phố Trần Quốc Toản, còn tôi làm việc ở báo Hà Nội Mới, ngay bờ hồ Gươm nên những hôm rỗi rãi, hai đứa hay rủ nhau ra ngồi ghế đá bên hồ, trước cửa cơ quan tôi để trò chuyện linh tinh.

Dạo đó, Xuân Quỳnh đã có chồng, là anh Tuấn, người kéo violin trong dàn nhạc giao hưởng mà có dạo Quỳnh là diễn viên múa. Khi chưa gặp Quỳnh, tôi đã đọc và yêu thích những bài thơ trong tập Chồi biếc mà Xuân Quỳnh in chung với nhà thơ Cẩm Lai trong đó có nhiều bài tặng người yêu đầu tiên mà sau là chồng của nàng. Xuân Quỳnh sinh cho anh một cháu trai. Cháu Tuấn Anh năm nay chắc đã gần 50 tuổi.

 Nhưng ở với nhau rồi, Quỳnh mới nhận ra mình ... không hợp với anh Tuấn. Nàng bị sự lém lỉnh, hài hước và thông mình của một nhà thơ nam trạc tuổi nàng hấp dẫn. Xuân Quỳnh bảo tôi: "Mai tao đi Quảng Bình cả tháng. Hôm nay ông xã đang loay hoay chuẩn bị quần áo, sách vở cho tao. Tối mày cứ xuống mà xem ông ấy làm những gì, mày có thể chịu được không, thì mày sẽ thông cảm với tao. Thú thật là tối nay nó cũng sẽ chờ tao để đi chơi với nhau một lát trước khi tao đi xa. Mày xuống, để tao có cớ như là đi với mày, nhé". 

“TÔI CẦU MONG CHÚNG TA SẼ THỨC TỈNH …”

ông Lê Kiên Thành. Ảnh: tư liệu
 

Đây là bài viết vừa đau lại vừa hay của ông Lê Kiên Thành - con trai của cố Tổng bí thư ĐCSVN, ông Lê Duẩn, đặt vấn đề tại sao cái ác tràn ngập trên đất nước? Mời các bạn cùng đọc.
"Nhân vụ việc mấy em bị đánh dã man ngay tại nơi người ta dậy dỗ lòng thương người, một người bạn gửi cho tôi bài đã đăng trên tờ Tuổi trẻ và Đời sống với lời nhắn:” Đọc lại mà thấy còn nguyên giá trị, Thành ơi!”
“TÔI CẦU MONG CHÚNG TA SẼ THỨC TỈNH…”
Một lần, khi sang Hàn Quốc, có một đại biểu QH nói với tôi rằng: “Nếu nói về kinh tế, các ông thua chúng tôi không dưới 30 năm. Nhưng nói về thống nhất đất nước, chúng tôi không biết sẽ thua các ông đến bao giờ…”. Người Hàn Quốc và Triều Tiên có lẽ còn mất rất lâu để chờ đến ngày thống nhất. Hoặc có thể là không bao giờ. Nhưng người VN đã làm được điều đó. Thế mà cũng dân tộc đã làm nên kỳ tích đó, ngày hôm nay lại đang đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng về mọi thứ: là sự tham ô của những người lãnh đạo; là sự suy thoái về đạo đức của xã hội; là sự lạnh lùng, tàn nhẫn đến ghê người giữa người với người.

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2021

Dậy đi anh ...! (Chuyện gái gú)



Bên kia lại bắt đầu khoan bê tông ...
Mình bảo mình đã tạo đủ các nghiệp thân, khẩu, ý, nên kệ mẹ nó …
"I did it, so what"
Bạn mình bảo kiếp sau, nếu có tái sinh, thì lại chịch xoạc tiếp cho nó vui ...
Bèn kể lại chuyện này lần nữa :
Ít lâu sau khi tốt nghiệp, mình xin được một chỗ ở công ty hội chợ. Công việc chính là thiết kế gian hàng cho các đơn vị tham gia các hội chợ hàng năm. Tuy không phải "sở trường" và cũng không thích thú gì, nhưng vẫn làm cật lực, rất nhiều lần phải làm trắng đêm cho kịp thời gian, nên phải ngủ lại. Nhưng, thi thoảng ngủ lại nơi làm, không phải vì công việc, mà đó chỉ là "lý do" ...
Một hôm, nhân lúc ngơi việc, mấy thằng túm lại tán chuyện gái gú ... thằng bảo vệ công ty cười cười, rồi nói :
- Chuyện nhỏ, đề tui kiếm cho !
Mấy hôm sau, một buổi chiều muộn, lúc ra quán cơm bụi Chợ Cầu ăn, thì thằng bảo vệ ở đâu lò dò xuất hiện, nó nháy mắt : Tối nay đi không ?
Lưỡng lự một lát rồi mình cũng gật đầu : Ừ, đi ...!
Thằng bảo vệ ghé tai nói nhỏ : "hàng" này đặc biệt à nha !
- Đặc biệt sao ?
- Đi đi rồi biết !
Rồi nó cho địa chỉ.

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

NHỮNG NIỀM VUI NHỎ NHOI

 


"Tôi khám phá một điều kỳ diệu là những hạnh phúc nhỏ nhoi lại đẹp và đáng yêu hơn những giấc mơ tham vọng vĩ đại. Chúng làm êm dịu những bồng bột, đôi khi rất ngu xuẩn, của đam mê, kéo tôi về một tư duy quân bình hơn bằng những suy nghĩ chín chắn với một trái tim mở rộng."
- TS. Alan Phan -
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
Tôi không hiểu được cái quý hiếm của thời giờ cho đến khi ngồi trên đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng. Công ty Hartcourt mà tôi khai phá và nhọc nhằn suốt 12 năm cuối cùng đạt thị giá 670 triệu đô la vào 1999 đem cho tôi một tài sản cá nhân hơn 200 triệu. Thay vì một hạnh phúc tràn ngập như bao năm mơ ước, đây lại là thời điểm tôi bị “stressed” nhiều nhất, cho đến 2001 là khi tôi phải khẩn cấp mổ tim và sắp đặt lại thứ tự ưu tiên cho đời mình.

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

KHI TU HÚ KÊU ...


Ảnh minh họa


Nếu bạn không có thời gian đọc nhiều sách, thì cũng nên dành mười phút để đọc nội dung câu chuyện dưới đây. Nếu bạn cho là dài, thì sao bạn có thể đọc được những cuốn như Suối Nguồn, Chiến Tranh và Hoà Bình...? Mà không đọc sách, trí tuệ khó lên tới tầm cao, lé vồ (level) tầm tầm thì khó có cơ hội kết bạn với người tài giỏi, bậc hào kiệt trong thiên hạ.

Đây là câu chuyện rất sâu sắc cho nhận thức. Đọc để hiểu đời, hiểu mình, hiểu những chuyện xung quanh.
Muốn ăn nói lưu loát, sâu hơn thì cũng nên đọc những câu chuyện như thế này. Muốn sáng tác ra được những content (nội dung) thật chất lượng để phục vụ công việc, ví dụ KD, thì cũng nên nghiền ngẫm câu chuyện như thế này. Từ từ nó thấm vào người, đến lúc mình nói ra sẽ rất hay, lời lẽ bay bổng, nội dung sâu sắc, ai nấy đều mê.
Từ một hiện tượng thiên nhiên kỳ thú (chim tu hú đẻ trứng và nhờ chim khác ấp hộ), người viết đã liên tưởng đến nhiều vấn đề nhân sinh. Hiểu đời, chúng ta sẽ thôi tiêu cực, từ đó lòng dạ sẽ sáng trong và thánh thiện, sống vui vẻ và an yên.
Chúc các bạn có 1 ngày vui vẻ! Nên nói lời cảm ơn người đã đăng câu chuyện (vô cùng sâu sắc này). Dù sao thì mình cũng lĩnh hội được 1 cái gì đó từ họ, thì biết ơn thôi.
TNBS

***
Khi tu hú kêu
Ông ngoại phe phẩy quạt với chiếc võng. Buổi chiều hè nắng oi ả. Ông trở mình, mồ hôi rịn theo sống lưng. Trên vách, ông treo mấy tấm tranh vẽ chuyện Tam Quốc. Nếu không vì mấy bức vẽ này thì giờ này tôi đã loanh quanh ngoài vườn. Ông ra giá, nếu tôi không lang thang ngoài nắng, ông sẽ kể tiếp chuyện Tào Tháo.
Ông ngoại vốn là thầy nho, khi kể chuyện ông luôn luôn có âm lên, âm xuống. Đã bao năm qua, tôi không bao giờ quên được, và nó đã một cách vô thức dẫn dắt cuộc đời tôi.

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2021

THÂM CUNG ...

 


Lúc cao hứng, một ông vua kéo tể tướng ra ban công chém gió. Vua nhỏ một giọt mật xuống ... Nói với tể tướng :
- Chờ xem giọt mật của ta có tạo ra gió để chém ?
Khi vua đang nói, một con thằn lằn bò ra ăn mật, con thằn lằn khác cũng lao vào tranh ăn, hai con tranh giành cắn nhau dữ dội.
Tể tướng vỗ tay :
- Mật của bệ hạ quý hiếm đến thằn lằn cũng tranh đoạt.
Tể tướng nói chưa hết câu, một con mèo nhảy ra bắt thằn lằn, con mèo khác cũng lao ra tranh giành, hai con mèo cắn nhau dữ dội. Vua và tể tướng đắc ý cười vang ... Sững sờ khi thấy một con chó chạy đến cắn mèo, con chó khác cũng lao vào tranh mồi, hai con chó cắn nhau quyết liệt không khoan nhượng. Lúc này vua và tể tướng vui quá cười không nỗi nữa.

MỘT LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ THƠ XUÂN TÂM

 


Đường XUÂN TÂM
Kỷ niệm tên nhà thơ Xuân Tâm được đặt tên đường tại thành phố Đà Nẵng - 12.2015
Đầu năm nay, tôi được người bạn thân Phan Mỹ Liên là con gái út của nhà thơ Xuân Tâm báo tin: thành phố Đà Nẵng vừa làm lễ trọng thể đặt tên đường mang tên nhà thơ XUÂN TÂM - một nhà thơ có mặt trong “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh - Hoài Chân. Bạn còn mail cho tôi tấm hình của hai vợ chồng người anh - anh Phan Hoài Nguyên - ôm bó hoa đứng cạnh tấm biển xanh với tên: Đường XUÂN TÂM. Tôi cũng vui lây và tự hào cùng bạn và gia đình.

Nhà thơ Xuân Tâm - "Người thơ" cuối cùng của "Thi Nhân Việt Nam" ra đi vào ngày 4-2-2012, (tức ngày 13 tháng Giêng năm Nhâm Thìn).
Nhớ lại cách nay gần 10 năm, tháng 7-2006, tôi có dịp được hầu chuyện cùng lão Thi nhân Xuân Tâm, và tôi đã có bài viết”Một lần được gặp nhà thơ Xuân Tâm” đăng trên Báo Bình Định ( bài được in lại trong Tuyển tập “XUÂN TÂM -Lời Tim Non Vọng Mãi”- NXB HNV- 11/2012).
Nhớ Lão Thi Nhân, XMBT xin gửi đến bạn FB bài viết này.

MỘT LẦN ĐƯỢC GẶP NHÀ THƠ XUÂN TÂM
Mỗi lần có dịp ra Hà Nội, tôi vẫn thường đến thăm gia đình một người bạn gái thân từ thuở thiếu thời, ở ngõ 234 Thụy Khuê. Tình bạn của chúng tôi đã trải qua trên 40 năm nhưng đến nay vẫn thân thiết như hồi còn quàng khăn đỏ. Đặc biệt, với tôi, còn vui và tự hào hơn bởi thỉnh thoảng tôi lại được hầu chuyện cùng người cha kính yêu của bạn tôi. Người đó là nhà thơ Xuân Tâm - một tác giả được giới thiệu trong “Thi Nhân Việt Nam" của Hoài Thanh - Hoài Chân.

Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021

CHIẾC XÍCH LÔ. Truyện ngắn rất hay.


 

Tác giả: Thanh Thương Hoàng .
Một câu chuyện tình thời chinh chiến hay như cổ tích.
***
Tân ngồi vắt vẻo trên chiếc xích lô ngước nhìn những tảng mây trắng lững lờ trôi trên nền trời xanh thẫm, lòng bâng khuâng nhớ tới những ngày tháng cũ. Lúc ấy vào khoảng mười giờ sáng. Từ khi đạp xe ra khỏi nhà sáng sớm tới giờ anh vẫn chưa kiếm được một “cuốc” nào. Nếu đến trưa vẫn không có khách thì coi như mất toi nửa ngày tiền thuê xe và tất nhiên phải nhịn ăn luôn bữa trưa.
Chỗ Tân đậu xe góc đường Lê Lợi - Tự Do, anh cho là rất “địa lợi”, vì phía chéo bên kia đường là khách sạn Đại Lục, nơi có nhiều khách ngoại quốc tới ở. Họ thường bao luôn cả xe ngày để đi “tham quan” khắp Saigon Chợ Lớn. Đồng thời nơi này cũng là nơi có nhiều kỷ niệm với Tân - những ngày tháng cũ trước 75 - anh đã gặp “người yêu lý tưởng” của mình và sau đó cưới làm vợ. Cuộc sống lứa đôi tràn ngập hạnh phúc cho tới ngày 30 tháng 4 đen tối sầu thảm.

Tân móc túi lấy gói thuốc rê vấn một điếu. Vừa phập phèo mấy hơi để dĩ vãng tan theo khói thuốc, thì anh nghe tiếng gọi xích lô bên kia đường. Tân vội quay nhìn. Một người đàn bà đưa tay vẫy gọi. Tân vứt vội mẩu thuốc hút dở, rời khỏi nệm xe, nhẩy phóc lên yên xích lô đạp nhanh tới bên kia vệ đường (vì chỗ này thuộc phạm vi “lãnh thổ” của khách sạn nên họ cấm xích lô đậu. Anh em xích lô chỉ có thể “đột kích” đón khách rồi phóng đi ngay).
“Cô muốn đi đâu?” Tân hỏi bằng tiếng Anh giọng rất chuẩn, rất Mỹ làm cô khách ngạc nhiên. Cô đặt mình lên xe thong thả nói:
”Anh muốn chở tôi đi đâu cũng được. Chạy chậm chậm thôi nhé!”
Tân hỏi lại: “Nghĩa là cô muốn mở một cuộc du lịch bỏ túi trong thành phố?”
“Đúng!”
Trước khi cho xe chuyển bánh, Tân nói: “Cô chưa cho biết sẽ trả tôi bao nhiêu tiền. Chúng ta nên sòng phẳng dứt khoát trước khi bắt đầu.
Cô khách đáp: "Tôi sẽ trả anh như đã trả cho những người trước anh.”
“Nghĩa là...?”
“Nghĩa là mỗi giờ tôi trả anh hai đô la.”

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2021

TIỂU THƯ CON QUAN VIỆT NAM ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ BỊ ĐUỔI HỌC LÀ AI?


 

Nguyễn Thị Thiếu Anh sinh năm 1921 tại phủ Anh Sơn, Nghệ An, quê xã Sơn Hoà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Bà là con gái cụ Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm đương chức Phủ doãn Thừa Thiên - kinh đô Huế.
Từ khi còn là một cô nữ sinh Đồng Khánh, Nguyễn Thị Thiếu Anh đã nổi tiếng là cô gái đầu tiên trong kinh thành Huế dám đi xe đạp khắp kinh thành. Nguyên do của việc này bởi vốn học giỏi văn, cô học trò tuổi mới 15 lúc ấy đã tự nguyện tham gia vào ‘học sinh văn đoàn’, vừa chịu trách nhiệm biên tập vừa lo công việc quản trị tờ báo phải chạy ‘phát hành’ và giao dịch nên phải tập đi xe mới đủ thời gian. Và người cổ vũ động viên cô gái tập đi xe ấy chính là người anh ruột - Nguyễn Khắc Viện, một nhà văn, nhà báo, nhà văn hoá, bác sĩ nổi tiếng không chỉ ở ta mà cả ở Pháp.
Không chỉ là cô gái đầu tiên ở kinh thành biết đi xe đạp, bà còn nổi tiếng bởi là một tiểu thư khuê các độc nhất vô nhị bị đuổi học. Chuyện bà bị đuổi học sau này đã thành giai thoại của gia đình và được rất nhiều người xung quanh kể lại. Những ai biết lý do vì sao bà bị đuổi học sẽ thấy khâm phục tính cách của một tiểu thư con quan khẳng khái, chính trực.
Là con gái quan Phủ Doãn Thừa Thiên nên từ nhỏ, bà đã được cụ thân sinh là ông Nguyễn Khắc Niêm, Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, cho đi học. Khi còn là một nữ sinh Đồng Khánh, bà nổi tiếng là một người học giỏi.

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

NÓI VỀ "QUY HOẠCH NHÂN SỰ"

 


Người ta vẫn gọi Lã Bất Vi là nhà buôn vua. Có lẽ nick name đó do người đời sau phong tặng cho ông. Nếu đương thời mà ông nói toạc ra kế hoạch quy hoạch vua của mình thì chắc chắn ông không thành công trong việc đưa Doanh Chính lên ngôi vua nước Tần. Gạt bỏ những lớp bụi sử liệu, chúng ta chỉ có thể tin chắc rằng Lã Bất Vi đã lập một kế hoạch nhân dự dài hạn. Hơn nữa, học trò của ông đã thành công ngoạn mục, trở thành vị hoàng đế thống nhất đầu tiên bên nước Tầu, Tần Thủy Hoàng Đế, đặt dấu chấm hết cho thời kỳ loạn lạc Xuân Thu - Chiến Quốc mấy trăm năm, xây dựng một thể chế có độ bền đến tận thời hiện đại. Đó là thể chế bá quyền, bành trướng, chỉ tôn trọng quyền tự do duy nhất của một người là vua. Cuộc chơi nhân sự của Lã Bất Vi kéo dài hơn ba mươi năm, chứ không phải chỉ ngắn hạn trong một nhiệm kỳ. Ông quy hoạch vua từ khi bố của vị vua tương lai còn là một thái tử con tin của nước Tần trong thành Hàm Đan của nước Triệu.

Sau Lã Bất Vi chưa thấy bên Tầu có ai làm quy hoạch nhân sự giỏi như ông. Tuy vậy bên nước ta có vài người, còn giỏi hơn nhiều. Đó là Sư Vạn Hạnh. Ông âm thầm quy hoạch Lý Công Uẩn từ bào thai. Rồi rèn rũa nhân cách, kèm cặp kiến thức cho nhân sự của mình, đưa nhân sự vào triều từ vị trí thấp rồi dần lên đến ngôi hoàng đế.