Thứ Năm, 25 tháng 2, 2021

TÂM TÌNH CÙNG THI SỸ NGUYỄN BÍNH.

 

Hai chị em Hương Mai và Hồng Cầu (phải) tại lễ ra mắt phát hành bộ sách 

Nguyễn Bính toàn tập ẢNH: H.Đ.N

Nhân ngày thơ Việt Nam, post lên dây bài viết cũ.

Tác giả: Nguyễn Thị cúc

Trong cuộc hội thảo thơ thế giới được tổ chức ở Paris, Trần Đăng Khoa phát biểu “Bây giờ, ở đất nước tôi có bao nhiêu nhà thơ thì có từng đấy cách quan niệm về thơ. Không ai giống ai. Nội dung thơ cũng thay đổi. Nghệ thuật thơ cũng thay đổi rất nhiều. Có thơ truyền thống. Có thơ hiện đại. Rồi thơ hậu hiện đại. Thơ không vần trước đây xuất hiện dè dặt, bây giờ ra đời ào ạt và trở thành tiếng nói chủ đạo. Có nhà thơ còn quan niệm thơ hay phải là thơ không thể hiểu được. Càng bí hiểm càng tốt. Không ít bài thơ cứ như những câu đố không có lời giải. Hỏi, tác giả cũng không biết gì hơn.”

Quả đúng như thế, chưa bao giờ thơ xuất hiện ào ạt và đủ kiểu như hiện nay.Trong mê hồn trận thơ ấy, tôi đọc và đôi khi thấy mình không đủ trình độ để hiểu. Tôi trở về với làng yêu dấu của tôi nơi tôi ra đi và quý yêu hơn hết bao giờ những vần thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.
Ông từ giã dương thế từ năm tôi ra đời (1966) nhưng mãi cho tới nay, những vần thơ ông vẫn tươi rói một màu chân thực tâm tư tình cảm của Làng quê Việt Nam . Ngồi đọc lại “lỡ bước sang ngang”, ngẫm với đời mình, tôi rưng rưng xúc động. Lòng biết ơn vô hạn trào dâng, tôi chạy ra chợ mua một bó hoa ly ly ôm tới : ”NHÀ LƯU NIỆM CỐ THI SỸ NGUYỄN BÍNH” thắp cho ông nén nhang.

Chắp tay vái ông trước bàn thờ, trong đầu tôi chạy qua cuốn phim về cuộc đời Nguyễn Bính:
“ Nguyễn Bính sinh ngày 13-2-1918, tức mồng ba Tết năm Mậu Ngọ với tên thật là Nguyễn Trọng Bính tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).[1]
Cha Nguyễn Bính tên là Nguyễn Đạo Bình, làm nghề dạy học, Mẹ Nguyễn Bính mất lúc bà mới 24 tuổi, để lại cho ông Bình ba đứa con thơ, khi đó Nguyễn Mạnh Phác mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ ba tuổi và Nguyễn Bính mới sinh được ba tháng. Đúng như câu thơ ông viết:

“Còn tôi sống sót là may
Mẹ hiền mất sớm trời đày làm thơ”.

Từ nhỏ Nguyễn Bính đã làm thơ rất hay, năm 13 tuổi Nguyễn Bính được giải nhất trong cuộc thi hát trống quân đầu xuân ở hội làng.
Nguyễn Bính chu du nhiều nơi trong nước từ quê nhà ở Nam Định đến Huế, vào Sài Gòn, đến các vùng Miền Tây Nam Bộ, lay lắt sống bằng tiền nhuật bút ít ỏi của những bài thơ.

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2021

AI VÌ TIỀN?


 

(NHV Ba Sàm sửa: "Phản biện", hay "phản dân", ai là kẻ vì tiền?)
Mạc Văn Trang
Chuyện Dư luận viên bịa đặt bôi nhọ, vu khống những người PHẢN BIỆN XÃ HỘI là “kiếm tiền", “kiếm thẻ ra nước ngoài", “phá hoại đất nước"... không nói làm gì, vì họ ăn lương để làm việc đó.
Đáng trách là nhiều người dân thường cũng nghe theo DLV, tưởng đó là thật.

Hồi tháng 3/2020 tôi dẫn Kim Chi về quê Giỗ họ, vừa bước vào nhà, bà chị dâu hớt hải: Chú về không sợ công an bắt à. Nó về phổ biến ông Mạc Văn Trang viết báo, trả lời đài nước ngoài, nói xấu dân làng Vũ La chống chính sách thu hồi đất của Đảng và Nhà nước để kiếm đô la…
- Thế dân làng có tin không? Chị có tin không?
- Thì trên tỉnh người ta về phổ biến, dân biết gì mà không tin. Dân làng cứ xì xầm lan truyền như thế, nhiều người cũng tin đấy…

Một ông bạn từ thời chăn trâu gặp tôi, nhìn trước nhìn sau, rồi bảo: Chết chết! Bài báo ông viết về Cướp đất ở làng Vũ La, bọn trẻ nó phô tô lan truyền ra khắp làng... Ông lại còn trả lời đài địch nữa…
- Đài địch là đài nào?
- Đài BBC chứ còn đài nào! Tôi hỏi thật, được nhiều tiền không mà dám làm những chuyện đó?

(Quả thật hôm đó có một ô tô và 2 xe máy của công an về đỗ ở ngoài sân Đình, mấy nhân viên an ninh mặc thường phục đứng ngồi, lố nhố, đi đi lại lại bên ngoài, trong khi cả họ nhà tôi ăn cỗ trong nhà.

Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2021

CHUYỆN CON TRÂU NHÀ MÌNH VÀO HỢP TÁC XÃ



Bây giờ người ta dậy văn học trong trường phổ thông thế nào thì mình không rõ. Nhưng thời mình đi học, có trích đoạn "Con trâu nhà lão AM" trong sách giáo khoa, ai thế hệ mình (và có lẽ cả trước mình) đều phải học và biết nếu không cả tác phẩm, thì ít nhất là đoạn trích này.
Mình thường khoe với bạn học rằng, ông Am trong tác phẩm là ông nội tớ. Có người tin, có người không. Khi nhà văn Đào Vũ viết tác phẩm này ông về 3 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với dân làng Vũ La. Đào Vũ ở nhà ông nội mình. Vậy là cả nhà vào tiểu thuyết của Đào Vũ.
Ngày đó tất nhiên chưa có mình, bố mẹ mình đều là thanh niên 'cấp tiến', tiến bộ' trong cuốn sách. Thập niên 1980s mình từng cãi choang choang với bố mẹ mình (mục cãi mình rất... giỏi, hihi) rằng ông nội đúng, bố mẹ và mọi người sai, rằng tác giả 'bậy bạ' khi xây dựng ông là nhân vật phản diện.
HTX sau này sụp đổ tan tành đã cho thấy ông nội mình đúng, ông nội mình khôn. 🙂 Mạc Việt Hồng 

Bài viết của Bố xin copy lại để giữ:

CHUYỆN CON TRÂU NHÀ MÌNH

Năm Trâu, xin nói chuyện con NGHÉ và con TRÂU nhà mình.
Tháng 7/1954, con NGHÉ nhà mình đang trưởng thành trở thành TRÂU thì bị chết vì trúng đạn pháo của Tây đồn. “Con trâu là đầu cơ nghiệp", tiếc lắm.
Nói, “Con Trâu là đầu cơ nghiệp" không phải bất cứ con trâu nào, mà phải là con trâu đóng vai trò lực lượng lao động chủ chốt của nhà nông, nó kéo cày, kéo bừa, kéo xe thay bò, kéo “máy" ép mía… Nhưng quan trọng nhất là dùng vào việc cày bừa ruộng. Không có trâu thì phải cuốc đất, băm đất cho nhỏ, giẫm cho nhuyễn để cấy lúa. Không có trâu, có khi phải dùng hai, ba người kéo cày, bừa thay trâu, nhưng cũng không thể nào so được với sức mạnh của con trâu.
Con nghé nhà mình được chừng 10 tháng thì “được" xỏ mũi. Tức là dùng sức người giữ con nghé cho chắc rồi dùng cái dùi nung đỏ xiên qua cái huyệt ngăn hai bên lỗ mũi và xỏ vào đó một đoạn dây mây, thắt hai đầu lại, sao cho không vướng việc ăn uống của con nghé. Sau chừng một tháng, thì thay sợi thừng, một đầu có cái “sẹo" (thường làm bằng mảnh gáo dừa già hay miếng cao su ...) và xỏ dây thừng xuyên qua lỗ huyệt mũi con nghé. Từ đó con nghé không còn “vô thừng, vô sẹo nữa", mà được chăn dắt, điều khiển bởi người cầm dây thừng.
Được một tuổi, con nghé đã vào tuổi thiếu niên, phải rèn luyện để bước sang tuổi trưởng thành. Giai đoạn rèn luyện đó gọi là VỰC NGHÉ rất công phu.

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2021

CHIẾN TRANH

 


Qua giờ nhìn tấm hình này cứ ngẩn ngơ nhớ câu thơ của anh Nguyễn Duy:
"Trớ trêu nỗi Hữu Nghị Quan
Giá như máu chẳng luênh loang mặt đèo
A. Q. túm tóc Chí Phèo
Để hai bác lính nhà nghèo cùng thua..."
Kể từ tháng 2-2009, khi báo SGTT đăng bài "Biên Giới Tháng Hai" - bài viết đầu tiên về cuộc chiến 1979 trên báo chính thống tính từ "Hội nghị Thành Đô" - cuộc chiến tranh này, cũng như tội ác của quân Trung Quốc đã thường xuyên được nhắc lại. Từ đó, không ít những người chỉ hiên ngang trước bàn phím cũng đã được coi như những "anh hùng chống Tàu".
Tìm một nhà lãnh đạo thắp ngọn lửa chống ngoại xâm, nhất là ngọn lửa chống ngoại xâm từ Trung Quốc trong một dân tộc như Việt Nam là điều không khó. Tìm một nhà lãnh đạo tránh cho dân tộc này những cuộc chiến tranh thì "kim ở đáy biển" còn dễ kiếm hơn.
Trung Quốc đã kề vai sát cánh bên cạnh các nhà lãnh đạo chủ chiến của Việt Nam (cả tiền mặt, của cải và nhân lực). Không phải họ giúp Việt Nam mà họ muốn những người cộng sản Việt Nam giữ biên giới chiến tranh ở sông Bến Hải. Cú bắt tay 1972 giữa Nixon và Mao đánh một dấu mốc làm thay đổi bản đồ chiến tranh cả "lạnh" và súng đạn. Cú bắt tay đó chứa đựng cả sự phản bội (Washington phản bội Sài Gòn, Bắc Kinh phản bội Hà Nội) và một nước đi chiến lược.

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2021

START UP CHÙA


 

Đầu tư xây chùa giờ dễ ợt. Toàn thấy anh em sư tự tìm vốn xây chùa rồi xin được làm trụ trì, đại khái cũng như start up vậy. Phải làm thế vì các chùa có sẵn thì kín chỗ rồi, phấn đấu lên trụ trì là hơi bị khó, vì tuổi hưu của sư lại quá cao, chờ đến khi sư huynh nghỉ hưu để mình lên chức thì ốm. Hơn nữa, cạnh tranh bây giờ quá khốc liệt, vì còn phải đấu với anh em sư định hướng XHCN, có bảo kê, quan hệ. Không biết trong ngành có phải chạy chức không? E là có.
Chính thế nên giờ chùa mới mọc ra như nấm, giống mở công ty thôi. Vốn ít thì mở chùa mới, nhỏ, chỗ khỉ ho cò gáy, rồi thu tiền lẻ từ bần nông. Vốn dày thì mở chùa to luôn, thường là nâng cấp từ 1 chùa cũ, cổ, bé bằng lỗ mũi. Kiểu đó cơ bản cũng như anh em đầu tư bỏ vốn vào mấy công ty nhỏ, có tiềm năng, rồi PR, làm thương hiệu, rồi thu tiền. Kiểu này thường chỉ hiệu quả khi đầu tư vào mấy chùa nhỏ, chưa có thương hiệu, như chùa Bái Đính. Ngày xưa đếch ai biết chùa ấy ở đâu, thực tế bây giờ cái chùa cũ cũng chỉ bằng lỗ mũi, mình đi Bái Đính mấy lần còn chưa vào đó, chỉ vào cái showroom mới thôi.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2021

10 ĐIỂM NHẤN TRONG CUỘC CHIẾN BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 1979


 

Đây là 10 điểm nhấn trong cuộc chiến biên giới Việt Trung 1979
1. Điểm nhấn thứ nhất là tổn thất không nhỏ về nhân mạng của Việt Nam trong cuộc chiến mà giai đoạn chính kéo dài từ ngày 17/2-5/3/1979 với sự tham gia của 600.000 lính Trung Quốc (dù một số học giả nói chỉ có 150.000 quân trực tiếp tham chiến) trên tuyến biên giới hơn 1.000km thuộc sáu tỉnh Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang ngày nay), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái ngày nay), Lạng Sơn, Lai Châu và Quảng Ninh. Báo chí Việt Nam nhắc lại lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại vùng biên giới chỉ có 50.000 quân chống lại lực lượng “biển người” của Trung Quốc gồm cả chín quân đoàn chủ lực, 32 sư đoàn bộ binh độc lập và sáu trung đoàn xe tăng. Thông tấn xã Việt Nam nói về thiệt hại đối với nước cộng sản đàn em khi đó: “Để giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh, nhân dân Việt Nam cũng chịu những tổn thất nặng nề: hơn 30.000 cán bộ, chiến sĩ thương vong; hàng chục ngàn dân thường bị thiệt mạng.”
“Các thị xã Cao Bằng, Lạng Sơn, Cam Đường, Lào Cai gần như bị hủy diệt hoàn toàn; tổng cộng có 320 xã, 735 trường học, 41 nông trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 38 lâm trường bị tàn phá; 400.000 gia súc bị giết, bị cướp. Khoảng 50% trong tổng số 3,5 triệu người ở sáu tỉnh biên giới bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.”

Thứ Hai, 15 tháng 2, 2021

SỨC SỐNG CỦA CA KHÚC "MÙA XUÂN ĐẦU TIÊN"

 

Nhạc sỹ Văn Cao. Tranh: Nguyen Hong Long

Kỉ niệm 40 năm Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước, tối ngày 27/04/2015, Đài Truyền hình quốc gia đã có chương trình cầu truyền hình mang tên "Mùa xuân đầu tiên".
Người người thưởng thức đều bay bổng theo giai điệu nhẹ nhàng và tuyệt vời, của tác giả Quốc ca Việt Nam. Nhưng đã mấy ai biết được sự thăng trầm của tác phẩm bất hủ này qua thời gian ...

1/ Mùa xuân đầu tiên
Mùa thu năm 1983, Văn Cao được bầu làm Ủy viên chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, sau rất nhiều năm “mai danh ẩn tích”. Đó là cái mốc trở lại quan trọng của Ông. Niềm hứng khởi đã cho Ông viết tiếp những ca khúc rất hay.

Cuối xuân 1985, UBND tỉnh Nghĩa Bình (nay là Quảng Ngãi và Bình Định) có nhã ý mời Văn Cao, Nguyễn Trọng Tạo, và tôi, vào thăm và sáng tác cho tỉnh. Để đáp lại thịnh tình của quê hương Quang Trung - Nguyễn Huệ, chúng tôi bàn nhau mỗi người làm một cái carpostal gồm một bức kí họa chân dung, một bài thơ và một bản nhạc.
Riêng với Văn Cao thì đã có bức tự họa của ông, một bài thơ Ông mới viết về Qui Nhơn. Còn bản nhạc, định in "Tiến quân ca", nhưng Văn Cao lại có ý khác.

Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

TÂM LÝ NGÀY TẾT


 

Lời dẫn của Phạm Tôn: Bài này Phạm Quỳnh viết bằng tiếng Pháp nhan đề Psychologie du Tet, đăng trên phần Pháp văn của Tạp chí Nam Phong số 149-1924, sau này có in trong Tiểu luận 1922-1932 (Essais 1922-1932) và đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch rất đạt ra tiếng ta, xuất bản năm 2007. Nhưng ở đây, chúng tôi giới thiệu với bạn đọc bản dịch của Tiến sĩ Phạm Thị Ngoạn, con gái Phạm Quỳnh, và là tác giả luận văn Tìm hiểu tạp chí Nam Phong để tạo thêm một nét hứng thú trong ngày Tết này.
*
"Những dịp để cho cả một dân tộc cùng nhau hướng về một tình cảm, một tư tưởng, để cùng nhau rung động…thật là hiếm có. Thường phải có những sự xẩy ra khá quan trọng, có ảnh hưởng đến tính mạng cả một đoàn thể, để ai nấy đều phải để hết tâm trí vào.
Dân Việt Nam ta có cái may mắn, cái đặc ân là có một dịp vui chung cho tất cả, dịp ấy cứ đều đặn mỗi năm một lần vào ngày đầu xuân năm mới. Về dịp này tất cả đàn con đất Việt, từ người giàu cho đến kẻ nghèo, từ người tiên tiến cho đến kẻ thủ cựu đều một lòng một dạ, cùng nhau hớn hở đón chúa xuân, trong mấy ngày lễ long trọng, trang nghiêm mà cũng rộn ràng náo nhiệt biết bao! Ngày ấy là ngày TẾT.
“TẾT”, chữ màu nhiệm thay! Như đã chứa chất biết bao niềm vui mừng của cả một dân tộc vô tư vui vẻ, cứ mỗi năm, đến kỳ xuân tới là quên cả hết thẩy những nỗi lo lắng khó khăn của năm cũ để sẵn sàng hoan hỷ bước vào năm mới với chứa chan hy vọng.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

MÓN NỢ ÂN TÌNH

Ảnh minh họa
 

MÓN NỢ ÂN TÌNH
Tôi sang Mỹ cùng với Ba Dượng theo diện H.O - nhờ tờ khai sinh giả tôi có được qua những đồng tiền đút lót mà tôi trở thành con ruột của Ba. Cha mẹ tôi và một đứa em trai còn ở lại Việt Nam. Nhiều người rất ngạc nhiên, không hiểu vì sao mỗi khi nhắc đến gia đình ruột thịt tôi có phần lạnh nhạt trong khi tôi lại rất thương yêu và chăm sóc Ba Dượng. Thật sự, tôi thương Ba Dượng hơn cha ruột của tôi rất nhiều. Tôi không biết điều đó đúng hay sai nhưng tình cảm luôn xuất phát từ trái tim, không thể gượng ép và cũng không thể theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Duy nhất một điều tôi có thể hiểu được là cha tôi chưa một ngày bồng ẵm tôi nhưng Ba Dượng đã nuôi nấng tôi từ thuở ấu thơ.
Khi mẹ mang thai tôi được sáu tháng thì cha đã bỏ mẹ con tôi để vào rừng, theo “Quân giải phóng”. Mẹ ở lại, một mình một thân yếu đuối với cuộc sống vất vả nghèo nàn, vừa nuôi mẹ chồng, vừa nuôi con dại. Ngay lúc ấy, Ba Dượng tôi xuất hiện. Ông là một Sĩ quan trong Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Từ Thành phố ông thuyên chuyển về nơi gia đình tôi đang sinh sống. Tôi không nhớ rõ những gì đã xảy ra, chỉ biết rằng đến khi bốn tuổi tôi mới có được một người mà tôi gọi bằng Ba. Ba là một người hiền lành, chân thật và rất vui tính, cởi mở. Ba chăm sóc bà nội như mẹ ruột, vì thế bà nội cũng rất thương Ba. Ngược lại, mẹ tôi không yêu Ba. Mẹ tiếp nhận Ba - một cuộc hôn nhân không giá thú - chỉ để tìm nơi nương tựa. Ba biết điều đó nhưng vẫn chấp nhận.
Năm bảy mươi lăm cha tôi bất ngờ trở về, còn Ba thì lại khăn gói vào “trại cải tạo”.

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021

PHE PHÁI CHÍNH TRỊ: NHẤT TRỤ, NHÌ TÙ, TAM KHU, TỨ KẾT VÀ NỖI BUỒN CHO MỘT NỀN CHÍNH TRỊ MẤT CÂN BẰNG


Bỏ phiếu bầu Ban chấp hành Trung ương khóa XIII, chiều 30/01/2021. Ảnh: 
Giang Huy
 

“Buôn có bạn, bán có phường”, câu ngạn ngữ đó từ xưa đến nay gần như đã thành chân lý.

Trong chính trị dù cho nó được khoác lên mình những mỹ từ hoa lệ nhưng bản chất sự vật cũng giống kiểu buôn bán. Khi nói buôn vua, buôn quyền lực, ai cũng hiểu đó là công việc của các nhà chính khách muốn dùng ý chí, quyền lực, tiền bạc để tác động vào nền chính trị sao cho có lợi cho mình.

Rồi “mua quan, bán tước” theo nghĩa rộng của từ là “chuyện thường ngày ở huyện” trong nền chính trị nước ta.

Các Mác cũng đã nói, đại ý: Đấu tranh là động lực của phát triển. Khi nền chính trị còn mâu thuẫn đối kháng (như thời phong kiến hay thuộc địa), cuộc đấu tranh bao trùm và chính yếu chính là “đấu tranh giai cấp”. Nó đã kích thích các cuộc cách mạng, trong đó có cách mạng tháng 8 và cách mạng XHCN ở nước ta.

Nhưng khi xã hội đã làm xong cách mạng dân tộc – dân chủ, mâu thuẫn xã hội biểu hiện trong nền chính trị không phải mất đi mà nó chỉ thể hiện, biến tướng ở các dạng khác, nội dung khác.
Các nước dân chủ họ dựa trên sự thống nhất niềm tin vào nền hiến pháp tiên tiến, dân chủ, tôn trọng quyền con người để các phe phái (đảng phái) tự do cạnh tranh, cọ sát và đấu tranh với nhau trong khuôn khổ pháp luật để giành quyền lực chính trị, qua đó dẫn dắt dân chúng và thể hiện lý tưởng của mình. Đó là nền chính trị “đa nguyên”.