Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Đàm phán biên giới và áp lực "công - tội ngàn đời"

(VTC News) – Ủy ban Biên giới quốc gia - đơn vị mà mỗi công việc của họ ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, những cống hiến bền bỉ và áp lực “ngàn năm công tội” đối với họ thật không mấy người hiểu.

Đại diện đọc tham luận tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VIII trong sáng 28/12 là PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm UB Biên giới Quốc gia; bên lề hội nghị, VTC News đã có cuộc trao đổi với ông về những chuyện không mấy người biết trong công tác biên giới.


- Phóng viên: Trước nay, vấn đề biên giới luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của trí thức nước nhà, nhưng công việc của những người làm công tác biên giới lại thường diễn ra trong thầm lặng, cho đến khi một văn bản được kí kết, cột mốc được dựng. Vậy lần này, Ủy ban Biên giới mang đến Đại hội những gì?


- PGS.TS Nguyễn Hồng Thao: Vấn đề biên giới bao giờ cũng là vấn đề thiêng liêng đối với mọi dân tộc, tuy nhiên lại là một vấn đề nhạy cảm, tốn rất nhiều công sức, phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, không chỉ dùng riêng lý trí và tình cảm để giải quyết được. Công tác biên giới của ta đã đạt được rất nhiều thành quả, nhận được rất nhiều lời đồng tình, nhưng cũng không phải không có những ý kiến trái ngược.
Báo cáo tại Đại hội, chúng tôi nhấn mạnh đến 6 bài học kinh nghiệm trong vấn đề công tác biên giới.
>> Xem toàn văn tham luận của UB Biên giới quốc gia
- Xin được đề cập về một vấn đề khá nhạy cảm: Các Hiệp định biên giới kí kết với Trung Quốc, cũng như việc hoàn thành phân giới cắm mốc. Đây là một thành công có ý nghĩa đặc biệt, kết quả của quá trình đàm phán lâu dài, căng thẳng. Một cách khách quan, chúng ta đã đạt được những mục tiêu đề ra lúc đầu khi tiến đến bàn đàm phán hay chưa? Có điểm nào ta phải nhượng bộ, điểm nào thành công ngoài dự kiến?


- Vấn đề biên giới là thiêng liêng với mọi dân tộc, người làm công tác đàm phán không bao giờ hi sinh lợi ích thiêng liêng này.