Thứ Hai, 13 tháng 4, 2020

'' Không một người lính nào yêu thích súng đạn''



Có một câu nói thế này: '' Không một người lính nào yêu thích súng đạn'', quả thật, nếu như chúng ta - những người chưa từng đi qua chiến tranh sẽ rất háo hức muốn được cầm thử 1 khẩu súng, được bắn nó, rồi chúng ta say sưa theo những câu truyện, theo những tác phẩm đã được hình tượng hóa về người lính, và rồi, nếu thật sự trải qua chiến tranh, hãy nhìn những cựu chiến binh Mỹ và Việt Nam coi, nếu bạn đã từng giết người thì bạn sẽ chẳng bao giờ có thể ngủ ngon. Hãy cùng xem người trong cuộc nghĩ gì...

Một trong những ký giả từng tham dự và tường trình về cuộc chiến Việt Nam là phóng viên chiến trường trẻ tuổi Joe Galloway của hãng thông tấn UPI, người có mặt trong trận đánh khốc liệt và đẫm máu đầu tiên giữa quân lực Hoa Kỳ và VNDCCH vào tháng 11 năm 1965 tại thung lũng tử thần Ia Drang, nằm phía Tây Bắc Pleime và cách Pleiku khoảng 60 cây số về hướng Tây Nam. 

Theo chân các tiểu đoàn không kỵ Mỹ đến tận nơi giao tranh, giữa những mịt mù súng đạn và xác người, ông chứng kiến và cảm nhận những người lính Mỹ đã chiến đấu và chết như thế nào nơi một vùng núi đồi xa xôi bên kia bờ đại dương nước Mỹ. Để rồi cùng với tướng hồi hưu Harold Moore – một trong những Tiểu Đoàn Trưởng tham dự trận đánh, ông đã viết lại cuốn hồi ký We Were Soldiers Once… and Young từng được dựng thành bộ phim We Were Soldiers...

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2020

CHUYỆN MẸ TÔI

Nhà thơ Trần Đăng Khoa và Mẹ trước cửa bếp 
tại Nam Sách, Hải Dương (gần 30 năm trước).

Đọc bài về mẹ của nhà thơ
Trần Đăng Khoa
,thấy nền giáo dục nhiều người biết chữ ngày nay tạo ra con người thua bà cụ mù chữ quá xa.
***
CHUYỆN MẸ TÔI
Mẹ tôi ra đi đã gần hai tháng rồi. Bây giờ tôi mới có dịp bình tĩnh, bày tỏ lòng biết ơn của mình, của gia đình mình và của cả dòng họ về sự tận tình, chu đáo của các cơ quan, đoàn thể, các ông bà, cô bác, anh chị em xa gần đã đến chia buồn, hoặc chia buồn qua tin nhắn, facebook.
Thực tình, mẹ tôi chẳng có bệnh tật gì cả. Huyết áp cụ đo lúc nào cũng 120/80, còn ổn định hơn cả các con, các cháu. Có lẽ cụ khoẻ vì ít ăn thịt. Mâm cơm xanh lè toàn rau quả vườn nhà.
Những năm bao cấp, nhà tôi quanh năm đói. Sau này khá hơn, con cháu có của ăn của để, nhiều đứa đề huề, giàu có, về thăm, biếu cụ tiền, ít, dăm ba trăm thì cụ nhận, nhưng chẳng tiêu một đồng nào, cứ tích cóp lại, cho các cháu ở làng vay, rồi chuyển thành vàng, cho hết cháu chắt nội ngoại. Có lẽ cụ khoẻ, sống thọ, nhờ ăn uống khem khổ, lại ăn cũng chỉ vừa đủ, không có bữa nào cụ ăn đến no bụng. Cụ bảo: “Tao đói quen rồi. Ăn no khổ lắm. Bụng ấm ách khó chịu, đêm lại không ngủ được. Vật vã như giời đày”. Cụ vẫn sống như thời chị Dậu, anh Pha. Ai bất chợt ghé thăm gia đình tôi ở quê, chứng kiến mẹ tôi sống, sẽ kết tội tôi với ông anh cả tôi, nhà thơ Trần Nhuận Minh tệ bạc với mẹ. Các con đứa nào cũng nhà cao cửa rộng ở thành phố mà đoạ đầy mẹ như vậy.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

POSITIVE ENERGY - NĂNG LƯỢNG TÍCH CỰC



Tòng Võ Xuân

• PHÉP THỬ ?
Đại dịch corona Vũ Hán còn là phép thử ngăn chặn sự trỗi dậy điên cuồng của Chinazi và căn bệnh chủ quan mất cảnh giác của nhân loại trước những vấn đề tưởng như đã an bài?
Nếu không phải là Donald Trump đã làm yếu đi phần nào bằng Tradewar thì TQ đã xơi tái Hoa Kỳ bằng chiến tranh vi trùng hôm nay?

Phương Tây ngủ mê trên nệm "văn minh" và quen với việc phụ thuộc bảo vệ từ đại ca Mỹ, nay phải tự đứng dậy?
Các nước khác, trong đó có VN từ lâu đã gắng đi bằng đôi chân dẻo dai của mình. Chúng ta biết tỏng cái bụng xấu xa của kẻ thù truyền kiếp nên không mất cảnh giác như Italia. Ngay từ khi có chuyện xảy ra ở Vũ Hán, quân đội đã nằm rừng, trừng mắt sang bên kia biên giới canh chừng coronavirus theo lối mòn vào VN.

Dòng máu kiên cường từ thời Bà Trưng - Bà Triệu từng khuất phục mọi kẻ thù hung bạo, nham hiểm trong quá khứ, hôm nay sẽ bảo vệ dân tộc Việt trước kẻ thù tinh vi như vô hình của coronavirus.

Thứ Bảy, 4 tháng 4, 2020

Từ Chernobyl đến Wuhan.


(Bài viết của Bông Lau)
Vào lúc 01:23:40 khuya ngày 26 tháng 4 năm 1986 một tiếng nổ lớn phát ra ở khu vực nồi hơi nước (steam boiler). Sự nổ này phá hư hệ thống dẫn nước. Vài giây sau một tiếng nổ lớn hơn phát ra ở lò nguyên tử số 4 (reactor containment vessel). Nóc của tòa nhà chứa lò nguyên tử bị phá hủy. Các mảnh vụn và tàn lửa bắn tung tóe làm bốc cháy những tòa bên cạnh.
Tai nạn xảy ra vì ca buổi sáng tiến hành một cuộc thử nghiệm cấp cứu thường xuyên. Họ giảm công suất của lò nguyên tử để kích hoạt hệ thống phát điện chạy bằng dầu cặn. Ca buổi sáng chưa toàn tất cuộc thử nghiệm và ca đêm thay thế nhưng không được phối hợp. Nhân viên ca đêm cho rút các thanh điều chỉnh (control rods) trong lò nguyên tử lên quá mức ấn định làm năng suất và sức nóng của các thanh nhiên liệu nguyên tử uranium (fuel rods) tăng vọt quá sức chịu đựng làm nổ bung hệ thống áp suất hơi nước.
Một số tài liệu khác cho rằng nguyên nhân của tai nạn này là do trục trặc kỹ thuật. Tuy nhiên không ai biết chính xác tại sao vì những nhân chứng đó đã chết vì bị nhiễm phóng xạ.
Sau những tiếng nổ, nhân viên ca đêm làm việc kế cạnh lò nguyên tử chạy ra ngoài để coi cho rõ sự tàn phá. Họ thấy phần trên của tòa nhà chứa lò số 4 đã sụp đổ. Một nhân viên sống sót tên Alexander Yuvchenko kể rằng ông thấy từ tòa nhà đổ nát có những tia sáng xanh biếc như tia laser rọi lên nền trời đến vô tận. Hiện tượng này là do phản ứng điện từ (ionized-air glow) trong không khí khi tiếp xúc với năng lượng nguyên tử. Một đám mây phóng xạ bốc lên cao từ lò nguyên tử đã bị hủy diệt.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

CHỨNG KIẾN NGƯỜI MỸ TRONG THIÊN TAI VÀ DỊCH BỆNH

Trục giao thông tại thành phố Houston chìm trong biển nước sau bão Harvey ngày 27/08/2017. REUTERS/ Richard Carson. RFI

FBker: Nga kimle
Thật ra lúc ở VN được giấy bảo lãnh của ba mẹ chồng nhưng mình không thích đi Mỹ, vốn dĩ con người mình sống ở đâu cũng làm, cũng vui vẻ hạnh phúc thì Mỹ hay VN cũng thế thôi, đi làm gì khi cuộc sống ở VN quá ổn định.

Nhưng rồi quyết định đi, đi không phải vì muốn tốt cho con vì luôn nghĩ con mình sống ở đâu nó cũng tốt mà, nhưng đi vì muốn thay đổi cuộc sống, muốn tìm môi trường mới, giống như ở Sài Gòn hoài cũng chán, lên Đà Lạt hay về Vũng Tàu sống thử xem sao. Và mình có điều kiện xa hơn một chút thì đi qua Mỹ sống thử xem sao, không thích thì về có sao đâu.
Rồi cả nhà khăn gói ra đi, không tìm đường cứu nước, cứu mình, cứu con gì hết, chỉ là đi đến phương trời mới xem người ta sống thế nào.

Qua đây hơn bốn năm, trãi qua hai cuộc thiên tai lịch sử. Một là trận bão Hervey và nay là đại dịch toàn cầu Cô Vi.
Nếu bạn cứ sống bình thường qua ngày qua tháng thì bạn sẽ nói nước Mỹ chán phèo, có gì đâu mà vĩ đại (bạn đánh giá cũng tạm đúng), nhưng khi gặp thiên tai bạn mới thấy người Mỹ họ vĩ đại, họ văn minh hơn chúng ta cả ngàn cả vạn lần.