Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

KHỈ CHỊU RÉT LÀ BÌNH THƯỜNG, NHƯNG VẪN NÊN GIẢI TÁN CÁI BÁCH THÚ THỦ LỆ

 


Vừa xôn xao tin lũ khỉ ở trong chuồng ở Thủ Lệ rét quá ngồi ôm nhau co ro. Ơ thế nếu chúng nó ở trong rừng thì biết chặt củi đốt lửa sưởi ấm như Homosapien ấy à? Tất nhiên nên che chắn cho chúng nó đi một tí, bản thân trong cái chuồng đó cũng có một cái thùng tạm gọi là “cái nhà” che nắng che mưa, chúng nó cũng có thể chui vào được. Nhưng câu chuyện không nằm ở chỗ đó.
Hà Nội càng ngày càng thiếu không gian. Cách đây 2 năm trong thời gian phải phục hồi sau trận ốm hút chết, hàng ngày tôi đi xe ôm ra công viên Thủ Lệ hoặc Nghĩa Đô để ngồi và đi bộ từng quãng một. Ở Thủ Lệ, chiều nào tôi cũng chứng kiến một cảnh chẳng đẹp đẽ gì. Đúng ngay gần cái chuồng khỉ đó, có một “lũ,” đúng là một lũ hai chân béo mỡ ngồn ngộn đủ màu sắc, cầm đầu là một ả khỉ đột cao, dáng đẹp thể thao nhưng mặt thì cũng chẳng khác gì tinh tinh mấy… Chúng mở một cái loa kẹo kéo với âm lượng cực lớn và nhảy lên chồm chồm, thú thật tôi mà là lũ khỉ và biết nói thì tôi sẽ chửi cho chúng bằng chết. Đám thú hai chân này chưa phải là duy nhất, trong công viên Thủ Lệ buổi chiều phải có ít nhất 4 đám như thế, đám nào cũng cần đi hiến mỡ nhân đạo cả.

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

BÀ NGÔ ĐÌNH NHU - MỘT Ả ĐÀNG ĐIẾM HAY MỘT MỆNH PHỤ ĐỨC HẠNH?

 


Là một mệnh phụ phu nhân, trẻ trung, nhan sắc, tài giỏi và hoạt bát, dẫn đầu phong trào nữ giới ở miền Nam... Đột nhiên, người phụ nữ ấy thay đổi hẳn cuộc sống của mình khi trở thành goá phụ ở tuổi mới 38. Bà lui vào bóng tối như một nữ tu suốt 48 năm dài, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với bất kỳ thành phần nào cho đến tận ngày từ giã cuộc đời để sum họp cùng chồng.
48 năm ẩn danh, bà để lại một quyển sách chưa kịp in. Người ta nghĩ đó là hồi ký. Nhưng không, chỉ là những dòng suy tưởng về thế thái nhân tình. Người ta nghĩ, sẽ có nhiều tình tiết hậu trường chính trị những tháng ngày loạn động chính trị ở miền Nam. Nhưng không, chẳng hề có một dòng nào như thế trong 500 trang viết tay. Người ta nghĩ, hẳn là sẽ có những lời giải thích, thanh minh này nọ về những chuyện đơm đặt, vu khống, bêu xấu về mình. Nhưng không, bà không hề coi những chuyện ấy đáng để mình quan tâm. Người ta nghĩ, sẽ có những thù hằn, vạch mặt, chửi bới... những ai đã gây ra cái chết cho chồng và anh chồng mình. Cũng chẳng một lời nào. Chỉ là suy tưởng về nhân tình. Và bà muốn những suy tưởng ấy người Việt sẽ được đọc.

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

Trăm năm Đặng Đình Hưng

 

Năm nay Giáp Thìn 2024, trong số nhiều bậc tài danh văn nghệ sinh ra một trăm năm trước – Giáp Tý 1924, không thể không nhắc tới kỳ nhân Đặng Đình Hưng.

Làng Thụy Hương thuộc Chương Mỹ, Hà Đông (nay là Hà Nội và là điểm cuối của đường sắt trên cao Cát Linh – Yên Nghĩa) là nơi Đặng Đình Hưng đã được sinh thành ngày 9/3/1924. Là con nhà danh gia vọng tộc nên ông và em trai Đặng Đình Áng được ra Hà Nội vào học trường Bưởi. Năm 18 tuổi, tốt nghiệp trường Bưởi, Đặng Đình Hưng vào học trường Luật Đông Dương, chưa tốt nghiệp thì Cách mạng Tháng Tám bùng nổ. Ông nhập ngay vào hoạt động đoàn thể ở Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến, ông theo Việt Minh lên Vĩnh Yên làm tuyên truyền. Năm 1947, ông vào công tác tại Ban Tuyên Huấn Trung ương. Năm 1951, ông được cử làm Đoàn trưởng kiêm Chính trị viên Đoàn văn công Nhân dân Trung ương. Cũng ở thời điểm trên, em ông – Đặng Đình Áng ở lại Hà Nội học chuyên toán rồi trở thành giáo sư, sang học ở Mỹ và về Sài Gòn sau năm 1954 dạy toán. Giữa hai ông có điểm chung là đều say mê âm nhạc. Ông Hưng thì viết nhạc. Còn ông Áng thì là nghệ sĩ thổi sáo flute rất hay.

Thứ Ba, 23 tháng 1, 2024

VỀ BÀI THƠ “THẦN”



Lê Đức Mẫn: Bài này do nhà văn Đào Quốc Vịnh gửi cho tôi (Lê Đức Mẫn), nhưng không có bình luận gì. Chắc là ông Vịnh khiêm tốn, bởi ông không phải là nhà Hán học. Vấn đề tác giả, nội dung và bản dịch tôi biết là đã bất ổn từ lâu, nay càng đọc càng thấy vỡ ra nhiều chuyện, mà tôi thì dốt nát quá, không dám luận bàn. Xỉn phép tác giả được chia sẻ để mọi người cùng tham gia bàn thảo. Trân trọng.!!!

***

VỀ BÀI THƠ “THẦN”
Bài thơ “Thần” mà người Việt hầu như ai cũng thuộc:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

TỐ HỮU

 


(Trích Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh)
Nhớ lại ba, bốn chục năm về trước, vào những năm 60, 70 của thế kỷ vừa qua, biết bao thế hệ đã từng mê thơ Tố Hữu. Mê thật sự. Đọc những bài như Bài ca mùa xuân 61 mà chảy nước mắt. Hồi ấy ông rất xứng đáng với danh hiệu “Lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”. Để phục vụ cách mạng và kháng chiến, thơ ca hồi ấy bám rất sát từng nhiệm vụ chính trị, nên thường viết chung một số đề tài: anh bộ đội, anh giải phóng quân, Bác Hồ, anh Trỗi, mẹ Suốt, chị Trần Thị Lý, miền Nam thành đồng Tổ Quốc, miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội… Ngẫu nhiên mà thành ra những cuộc thi thơ toàn quốc. Trong những “cuộc thi” như thế, Tố Hữu hầu như đều chiếm giải nhất.
Vinh quang của Tố Hữu đâu chỉ ở tư cách nhà thơ. Về chính trị ông cũng lên vòn vọt, có lúc tưởng như là người kế cận Lê Duẩn, thay Lê Duẩn đến nơi. Cho nên ngày Tết, người ta xếp hàng nối đuôi nhau ra tận ngoài đường để chúc Tết Tố Hữu. Loại như Nguyễn Văn Hạnh, Hà Xuân Trường thì phải xếp hàng mãi tít ngoài đường, rất xa. Còn Hoàng Xuân Nhị thì chỉ rình rình chen ngang… Lúc bấy giờ được viết về Tố Hữu cũng danh giá lắm! Tôi nhớ có lần anh Lý Hải Châu, giám đốc nhà xuất bản Văn học có ngỏ ý giao cho tôi làm Tuyển tập thơ Tố Hữu. Định thế thôi chứ đã giao thật đâu. Vậy mà tiếng đồn ra, nhiều người đã mừng cho tôi. Anh Xuân Diệu gặp tôi, bắt tay chúc mừng: “Thế là Mạnh bắt đầu được tiếp cận với nhà đỏ rồi đấy!”

Thứ Tư, 17 tháng 1, 2024

CHẾ ĐÔ NÀY LÀ CÁI NÔI ĐẺ RA LƯU MANH


 

September Quote: Xưa tác giả Kim Dung viết "Lộc Đỉnh Ký- Vi tiểu Bảo" phải chăng là hình ảnh tay này thời nay?
*
Chế độ này là cái nôi đẻ ra lưu manh. Nguyễn Công Khế chỉ là 1 trong vô số tên lưu manh có hạng.
Đối với mình Nguyễn Công Khế ngay từ đầu là một thằng lưu manh, lưu manh và mạt rệp đáng khinh bỉ từ họ tên, nhân dạng khuôn mặt đến nhân cách.
Nhân đây xin trân trọng giới thiệu một bài viết về Khế mà mình tình cờ đọc được trên mạng để ai chưa biết về Khế thì đọc cho biết.
*****
*Trích trong quyển Lời Ai Điếu hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải , phần viết về Nguyễn Công Khế cựu tổng biên tập báo Thanh Niên ( ở giữa trong hình )
"Tôi rất hối hận về sự ngu ngơ của mình ( từ ngu ngơ là từ của nhà văn Dương Thu Hương đã dùng để chỉ quần chúng ngu ngơ, bị lừa bịp)! Tôi cũng rất phẫn nộ với Nguyễn Công Khế khi được cán bộ lãnh đạo của Đài cho biết như thế. Tôi đem chuyện này than phiền với các đồng nghiệp báo chí ở Sài Gòn.

ĐÁNG NỂ: TRƯỜNG HỢP THÍCH TRÚC THÁI MINH

 


Chiều nay, tôi đi mua ít hàng. Mặc bao nhiêu khách chờ cả tiếng, chị bán hàng đang mải mê xem điện thoại. Sốt ruột, tôi bước vào gian trong và gọi. Chị bán hàng suỵt một tiếng, đòi mọi người yên lặng. Tôi nghe âm thanh quen thuộc. Liếc sang điện thoại, thấy hình ảnh Thích Trúc Thái Minh đang giảng về vong và nghiệp.
Tôi chợt so sánh, nếu học trò tập trung nghe thầy cô giảng bài như chị bán hàng này thì đất nước ta có triệu thiên tài. Lại nhớ đến hàng vạn người, trong đó có giáo sư, tiến sĩ, không chỉ nghe sư phụ Thích Trúc Thái Minh mà còn chốc mỏ nghe bà Phạm Thị Yến giảng vong và nghiệp cả buổi không biết mệt.
Đến nay thì thú thực, tôi nể cả Thích Trúc Thái Minh và Phạm Thị Yến. Họ đã đánh bại tất cả: kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế, kể cả tôn giáo chính tông.
Về kinh tế, tôi hình dung chỉ mỗi Thích Trúc Thái Minh, vốn xuất gia tay trắng mà xây cả một ngôi chùa tráng lệ, trị giá hàng ngàn ngàn tỉ. Chỉ trong vòng một tháng, chùa thu hơn 4 tỉ đồng tiền công đức và tài trợ di tích, lễ hội, không tính hàng trăm tỉ tiền cúng vong, giải nghiệp. Trong lúc suy thoái kinh tế, một đại doanh nghiệp có mơ cũng không thể có số thu khổng lồ như vậy. Một chùa Ba Vàng đủ sức đánh bại mọi doanh nghiệp nếu cạnh tranh trên thương trường!

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

CỰU BINH MỸ TÌM LẠI BẠN GÁi VIỆT SAU 50 NĂM: KẾT THÚC NÀO CHO CHUYỆN TÌNH CỔ TÍCH?

 


Gặp lại sau nửa thế kỷ bặt tin, trong khi bà Thúy Lan chưa tính đến chuyện tương lai thì ông Ken lại hy vọng có thể ở bên bà trong quãng đời còn lại.
Chuyện ông Ken Reesing (72 tuổi, ngụ quận Medina, bang Ohio, Mỹ) - một cựu binh Mỹquay lại Việt Nam sau 50 năm để tìm gặp người yêu cũ là bà Thúy Lan (tên thật là Vũ Thị Vinh, 67 tuổi, ngụ phường Thanh Bình, TP Biên Hòa, Đồng Nai) khiến cho cả những người không tin vào chuyện cổ tích đời thường cũng phải thốt lên bất ngờ.
Một người đàn ông giữ mãi ước hẹn năm xưa và vì không thực hiện được nó mà day dứt, cuối cùng đã có thể thốt lên: "Xin lỗi vì đã không giữ lời hứa".
Hành trình ‘nối lại tình xưa’
Bà Thúy Lan đã gần như quên hết kỷ niệm ngày trước với ông Ken Reesing, nhưng khuôn mặt và hình dáng của ông thì vẫn nằm đâu đó trong trái tim bà. Chẳng thế mà tuy chẳng nhớ chuyện 50 bì thư nhưng khi nhìn thấy ông đứng cạnh bạn, bà vẫn nhận ra ngay.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2024

ĐỨA CON TRONG TÙ

 


T.giả : Kim Chi
(câu chuyện thật của cô bạn)
Ba tôi đi cải tạo gần 5 năm trời rồi mà vẫn chưa được thả về, các chị lớn của tôi từ từ đi vượt biên thoát cả. Tôi bị kẹt lại ở Saigon, đành "gồng mình" dạy", cố "đạt thành tích" để mong ba mình được sớm về nhà! Nhưng, dù các thành tích của tôi có nở trăm hoa đi chăng nữa, ba tôi vẫn cứ học mãi, học hoài, học miệt mài trong cái nhà trường đầy rào kẻm gai quấn xung quanh...
Đến năm 1981, tôi nối bước các chị tôi, các bà con dòng họ, các đồng bào miền Nam VN của tôi để trở thành một người vong quốc... Tôi tìm được một người chủ tàu với nhiều kinh nghiệm đi biển. Ông đang chuẩn bị chuyến đi với lương thực đầy đủ cho khoảng một trăm thuyền nhân có thể sống trên biển một tháng. Gần đến ngày đi, Khải, người bạn thân, người đã giới thiệu ông chủ tàu cho tôi, đã cùng mẹ của anh cầu xin tôi một chuyện: họ khẩn khoản xin tôi dẫn đứa cháu trai của họ đi theo tôi và nuôi dưởng nó sau này…
***
Thằng bé lúc ấy đã lên chín tuổi, tên cháu là Chương. Da cháu rất trắng, mà là một màu trắng thật xanh xao. Chương hơi nhỏ con so với những trẻ em trạc tuổi của cháu. Cặp mắt một mí y hệt trẻ con Nhật Bản, lúc nào cũng dán chặt vào tôi, chờ đợi tôi nhìn lại. Khi tôi quay qua nhìn Chương, chỉ chờ thế, cháu nhoẻn miệng cười ngay tức khắc, con mắt nhỏ xíu đen nhánh long lanh, cái má lún sâu hai đồng tiền thật dể thương, khuôn mặt rạng rỡ hẳn lên...

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024

MỎ VÀNG TRÊN ĐẤT MỸ!


 

Long Trần!
Sau khi viết bài KHO BÁU TRONG TÚI ÁO kể về hành trình vừa đi phụ hồ, bốc vác, bán cà rem… vừa học … cho đến khi làm bác sĩ thú y ở Mỹ được rất nhiều người thích và khuyến khích: Có gì kể tiếp nghe chơi Hai Lúa!?🤣
Nay xin kể chuyện Hai Lúa tim thấy “mỏ vàng “ trên đất Mỹ…🤣🤣🤣
Sau 10 năm (1989-1999) cần cù cày bừa tiếng Pháp, Hai Lúa may mắn đậu thủ khoa khoá cao học Việt Pháp (hình 3, 1999 ) và được học bổng qua Pháp du học (hình 2, năm 2000 Paris: tháp Eiffel )
Khi đó nhiều công ty Nông Nghiệp Pháp mời hái Lúa sau khi học xong về VN lamtrưởng phòng đại diện, giám đốc chi nhánh, có tài xế, xe hơi và mức lương khởi điểm 1000 $ . Chao ôi, với cái thằng chuyên đi phụ hồ và bán cà rem như tui, vào năm 2000, một ngàn đô Mỹ là số tiền rất lớn, giúp tui có đời sống sung túc (theo mặt bằng thu nhập lúc đó)!
Vậy mà tôi từ chối hết, lặng lẽ tìm đường sang Mỹ…làm lại từ đầu bằng nghề chùi nhà vệ sinh (hình 1)!
Nhiều người bảo tui bị chập mạch, có xe hơi tài xế riêng, đi ăn có người kéo ghế, không chịu lại chui vô làm cu li…
Bạn đọc quí mến!
Nếu ai đó có cuộc sống sung túc có người hầu kẻ hạ ở quê nhà mà muốn đến Mỹ để hưỡng thụ thì sẽ rất thất vọng…
Nước Mỹ phụ hợp hơn cho những ai có khát vọng sống cho tương lai của gia đình người thân con cái hay khao khát cống hiến cho nhân loại…

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2024

TRUNG QUỐC TRONG CÁCH NHÌN NHẬN CỦA DỊCH GIẢ TRẦN ĐÌNH HIẾN. (PHẦN 1)

 


Cụ Trần Đình Hiến sinh năm 1933 là người cùng xã, thỉnh thoảng ngày Tết, ngày nhà có việc cụ lại sang thăm chơi với bố tôi.
Cụ nho nhã, uyên bác và hóm hỉnh, nhưng ít ai biết cụ đã từng phải đi làm phu hồ kiếm sống.
Cụ đã từng làm ở Bộ ngoại giao, là tuỳ viên văn hoá của đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc. Cụ bị “tuột xích” đuổi ra khỏi ngành ngoại giao, theo cụ kể “Nó bảo tôi kiêu” nó ghét nó đì cho là chết.
Sau khi cụ dịch một loạt các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Báu vật của đời, Đàn hương hình… của Mạc Ngôn tờ Thể thao & Văn hoá ví von “Ở Việt Nam có ba bồ chữ Trung Quốc thì Trần Đình Hiến gánh hai bồ bằng đòn gánh trên đôi vai của mình, còn một bồ cho những kẻ buôn thúng bán mẹt”
Bị đuổi việc, cụ về quê đi làm thợ hồ kiếm sống, lúc ấy như thế vừa khổ, vừa nhục.
Nhục vì bị gọi là thằng “tuột xích”, trăm thứ đồn đại, nào vì cụ hủ hoá, phản động, bất mãn, kiêu căng… gặp ai cũng lảng tránh như cụ bị mắc bệnh hủi. Có kẻ độc mồm còn bảo, con cháu bọn địa chủ, cường hào toàn bọn phản động, cần tống cổ hết đi cải tạo.

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2024

KHO BÁU TRONG TÚI ÁO!!!

 


KHO BÁU TRONG TÚI ÁO!!!
Long Trần!
Vì tấm hình 2 mà Hai Lúa tui nhận rất nhiều gạch đá: Xạo, hình ghép, hồi năm 1990 mà có tiền đi chụp hình màu là rất giàu…., bán cà rem mà bày đặt mặc quần đỏ, đồ xăng pha nhớt….🤣🤣
Hai Lúa tui im lặng! Kệ! Người đời ai muốn nói gì thì nói…
Cho đến hôm nay, Hương, con Bác Hoành, em của bạn Tuấn, nhận ra tấm hình mà em đã giữ gìn như báu vật rồi trao lại cho tôi khi em học Bách Khoa Hoá ở Sài Gòn! Em viết:
“Hình này là anh Tuấn chụp cho anh Long trước nhà tui nè, đúng không? Hồi đó anh Tuấn mới đi học chụp hình. Cảnh cũ và người xưa!”
Đúng vậy, hình này chụp vào Tết 1990 ở Ấp Hai, Láng Tròn, Xã Phong Thạnh Đông, Huyện Giá Rai tỉnh Minh Hải (sau này chia ra Cà Mau và Bạc Liêu)
Lúc đó là Tết ta, Hai Lúa đi bán cà rem ở Xóm Lung và Cầu Số Hai, ai không tiền thì lấy cà rem đổi lông vịt, ve chai… Chiều 30 Tết, Tuấn là bạn tui, con trai bác Hoành, chủ lò cà rem, có con trai đầu là anh Sơn ở Mỹ gởi máy hình màu về cho Tuấn đi học chụp hình, Tuấn thấy tui đi bán cà rem về liền kêu lại chụp một tấm!!
Trở lại với kho tàng trong túi áo và cái quần đỏ…

CHUYỆN LÍNH: LÀM BỐ MỘT ĐÊM

 


Ngau Hung Luu  

HỘI NGỘ
Đọc bài viết “Làm bố một đêm”, nhiều bạn hỏi, bây giờ cuộc sống của những nhân vật trong câu chuyện ra sao?
Tôi đã nhiều năm cất công đi tìm người đồng đội cũ. Giữa phố thị đông đúc của Hà nội, tìm một con người đã xa hơn 40 năm, ngôi nhà cũ của anh ở ngõ Tạm Thương sau khi anh chuyển đi, không còn ai nhớ.Tìm anh với địa chỉ mơ hồ” hình như họ ở khu ấy”, đôi lúc tưởng chừng vô vọng.
Vậy mà hôm nay tôi đã tìm được anh. Anh khóc, tôi khóc, cả nhà xúc động vì mừng (ảnh 1). Đứa bé 4 tuổi trong câu chuyện, đến nay đã gần 60 (ảnh 2), con lớn đã vào ĐH. Anh đã hơn tám mươi, tôi cũng bước sang tuổi 78.
Ngồi uống với nhau vài ly rượu lạt, chỉ thấy anh khóc khi ôn lại những kỷ niệm đời lính năm mươi năm trước, một nửa đời người. Năm mươi năm, ai còn, ai mất, anh nhớ. Mong anh khoẻ để gặp lại nhau nhiều hơn.
CHUYỆN LÍNH
LÀM BỐ MỘT ĐÊM
Sau tết Mậu Thân(1968), đơn vị từ Lào chuyển ra Thanh Hoá để an dưỡng và chỉnh quân. Đến ga Nghĩa Trang, còn phải đi tiếp cả hai chục cây số nữa mới đến trạm an dưỡng.