Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

PHẠM DUY - NGƯỜI ĐI CHƯA HẾT HƯƠNG SẦU LỮ THỨ

 


Theo hồi ký của Phạm Duy, vào năm một ngàn chín trăm bốn mươi bảy, ông là nhạc sĩ và ca sĩ trong đoàn văn nghệ của Việt Minh, đi biểu diễn khắp các tỉnh miền Bắc.
Đến Lào Cai, ông gặp Văn Cao. Khi ấy, Văn Cao đang mở một phòng trà có tên là Quán Biên Thùy. Văn Cao thuyết phục Phạm Duy hát cho phòng trà của mình. Phạm Duy nhận lời và ở lại. Tại đây, ông sáng tác bài Bên Cầu Biên Giới, một trong những nhạc phẩm được xem là xuất sắc nhứt của Phạm Duy trong thời kỳ kháng chiến.
Năm một ngàn chín trăm năm mươi, Phạm Duy chia tay với Văn Cao và quay trở lại đoàn văn nghệ của Việt Minh, thì Bên Cầu Biên Giới bị đem ra phân tích, mổ xẻ, chỉ trích: nhạc phẩm chứa tính chủ quan, tính lãng mạn, tính tiểu tư sản, không thể chấp nhận được. Nguyễn Xuân Khoát cũng đến khuyên nhủ ông, hãy từ bỏ đầu óc lãng mạn thành thị và xóa sổ ca khúc này đi, nếu ông còn muốn ở lại để sáng tác nhưng Phạm Duy không chấp nhận.
Với lý do, ca khúc Bên Cầu Biên Giới đầy chất ủy mị, sầu não, chán chường, sẽ làm nản lòng kháng chiến quân, một lệnh cấm sau đó được ban hành. Khi ấy, Phạm Duy vừa mới cưới Thái Hằng và vợ ông sắp sinh con đầu lòng. Ông quyết định rời chiến khu và vào Nam.
Phạm Duy tâm sự: Một bài hát, theo tôi, nếu nó có may mắn được hát lên trong một thời kỳ nào đó, thì đời của nó, cũng chẳng khác chi một đời hoa, sớm nở tối tàn, có gì đâu mà quan trọng hóa đến độ phải treo cổ nó lên?

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2024

CHIẾN TRANH


 

Ngày này, 15-3, của 45 năm trước, tôi nhập ngũ. Hôm 5-3-2024, ngồi uống rượu ở nhà bác sĩ Nguyễn Thái Long [tác giả cuốn sách nói về cuộc chiến của các anh, E 567, trong ngày 17-2-1979, Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa], giật mình nhớ, 5-3-1979 là ngày Chủ tịch Nước phát lệnh Tổng động viên; giật mình nhận ra, trong 7 người đàn ông có mặt hôm ấy có đến 6 người từng là lính.

Người còn lại, PGS Văn Giá Ngô, khi ấy đang có 4 người anh ở trong quân ngũ nên xã cho ở nhà học lên đại học.

Tôi không biết con số thương vong của người Việt trên Biên giới phía Bắc trong cuộc chiến giằng co 10 năm, 1979-1989, là bao nhiêu. Ở chiến trường Campuchia, có không ít hơn 60 nghìn liệt sĩ và hơn 200 nghìn thương binh. Phạm Xuân Minh, em trai của một người ngồi chung bàn hôm ấy, Nguyen Pham Xuan, cũng hy sinh ở Campuchia khi vừa tròn 20 tuổi.

MÙA HOA GẠO

 


(Tháng Ba nhớ mùa hoa gạo)
Sau mùa bão năm ấy, tôi trở về quê. Tháng ba, lúa đương thì con gái, xanh mướt một màu, trải dài đến tận chân đê. Chưa đến mùa mưa mà nước sông Đáy đã dềnh lên, cuộn chảy như rút ruột phù sa từ nơi thượng nguồn. Mặt trời thấp dần về phía tây, những tia nắng cuối ngày hắt ngược dãy núi Hình cánh diều lên cao in vào nền trời. Lúc này, cửa cống chính Qũy Nhất bắt đầu mở. Từ trên cao nhìn xuống, nước đổ vào những nhánh sông nhỏ, như nét chì vẽ ôm lấy xóm làng, với những cánh đồng mờ xa.

Chiến tranh, dường như làng cũng vắng người. Tôi liêu xiêu đi trong gió, cùng cái rét cuối mùa trên con đường tĩnh lặng. Tới nhà, cổng vẫn mở, nhưng chị Hậu đã đi đâu đó. Để balo, sách vở vào chiếc ổ rơm ở góc nhà, tôi chạy ra đình làng. Nơi hoa gạo chín rụng đỏ sân. Thấy tôi, chị Hậu dừng tay, ngẩng lên cười rất vui hỏi, không biết em về lúc nào, nên chị đã để cửa, không khóa. Mà sao biết chị ở đây? Không trả lời ngay, song tôi hỏi lại chị, nhặt hoa gạo để làm gì. Vuốt nhẹ cánh hoa gạo trên tay, chị bảo, làm thuốc. Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng vẫn cúi xuống nhặt cùng chị… Và lúc sau, hoa đã đầy chiếc nón lá chị mang theo.

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2024

RFI - Điểm tin 13/03


 

Ukraina : Cuộc chiến trên không với Nga bắt đầu ngang sức
( Thụy My )
Le Monde ngày 12/03/2024 nhận định « Tại Ukraina, cuộc chiến trên không bắt đầu ngang ngửa ». Tuy chỉ bằng 1/10 so với Nga, nhưng lực lượng không quân Ukraina đã giáng được vào Matxcơva những đòn nặng nề dù chưa có được chiến đấu cơ F-16. Phi cơ Nga bị bắn rơi như sung trong những tuần lễ gần đây, tổng cộng từ đầu cuộc chiến không quân Nga đã mất đến 105 chiếc.
▪️Phá vỡ sự thống trị của Nga trên không phận
Trong khi bộ binh đang gặp khó khăn ở Donbass, hải quân Ukraina hầu như không có gì nhưng đã gây ngạc nhiên khi tiêu diệt được 20 % hạm đội Nga ở Hắc Hải. Còn không quân Ukraina vốn ít được chuẩn bị và lực lượng vô cùng chênh lệch vào đầu cuộc xâm lăng, nay lại làm cho không quân Nga thiệt hại nặng, ngay cả trước khi các chiến đấu cơ F-16 của Mỹ được chuyển đến.
Từ đầu năm nay, hai phi cơ giám sát A-50, tai mắt của không quân Nga, và một phi cơ chỉ huy Il-22 đã bị phòng không Ukraina bắn hạ. Các hệ thống này được âm thầm đưa đến gần tiền tuyến, gây bất ngờ cho Nga. Tiếp đến, khoảng mười mấy phi cơ tiêm kích Su-34 và ít nhất một chiếc Su-35 cũng bị diệt gọn. Tổng cộng không quân Nga đã mất đến 105 phi cơ, theo trang web chuyên ngành Oryx lấy từ các nguồn mở, và chỉ tính đến các thiệt hại được chứng minh bằng video, hình ảnh.

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2024

TỪ "KẺ ÁM SÁT CÁNH ĐỒNG" ĐẾN "CHUYỆN LÀNG NHÔ", MỘT SỰ LƯU MANH TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ BỒI BÚT VĂN NÔ

 



Hôm lễ Phục Sinh vừa rồi, tôi may mắn được ngồi cùng mâm với một gã đến từ Balan. Rượu vào lời ra, đang bá vai bá cổ, thân mật, đến lúc hỏi thăm quê quán, đột nhiên hắn ôm mặt khóc hu hu, làm mọi người phải dừng đũa. Lúc sau, có lẽ hết cơn xúc động, hắn hỏi lại tôi: Ông đã xem phim Chuyện Làng Nhô chưa? Tôi lắc đầu: Nhưng phim đó thì liên quan gì đến quê hương, bản quán của ông. Hắn nhếch mép, với tiếng cười méo mó: Có đấy, cái làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hóa, huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam quê tôi chính là Làng Nhô. Nhưng bản chất sự việc, con người hoàn toàn khác trong phim. Cái khốn nạn là ở chỗ đó. Làng ông được lên phim là tốt chứ sao lại khốn nạn, tôi ngoặc lại hắn như vậy. Hắn cao giọng: Tốt, tốt cái con khỉ ấy. Ông chuồn ra khỏi nước đã từ lâu, không xem, không chứng kiến, làm sao biết được, bao nhiêu người dân lương thiện phải chết, và ngồi tù oan, còn đám cường hào ác bá vẫn sống phè phỡn ở đó. Tôi ngớ cả người, và tính tò mò trỗi dậy, nên xuống giọng ngay: Nghĩa là như thế nào, ông có thể nói rõ hơn được không? Hắn thủ thỉ: Tuy đỉnh điểm sự việc xảy ra năm 1992, nhưng nguyên nhân từ nhiều năm trước đó…

Ông Trịnh Văn Khải xuất thân từ gia đình được đảng, chế độ tin yêu, và là người thông minh, học giỏi, nên được du học ở Nga Xô. Về nước, ông làm giảng viên chính của trường Đại học Hàng hải Hải Phòng. Khi hưu trí, ông trở về quê và tham gia làm công việc địa chính của xã Đồng Hóa. Từ đó, ông phát hiện ra chính quyền xã, huyện giấu dân, giấu cấp trên đấu thầu, chiếm đoạt đất đai chia nhau đã nhiều năm. Ông cùng người dân đấu tranh, yêu cầu chính quyền là rõ sự trộm cắp, tham nhũng đó. Vì vậy, ông cũng như dân làng bị trả thù một cách dã man, đê tiện của đám quan tham. Để có kinh phí lên trung ương kiện cáo, ông cùng dân làng lập ra đội tự quản 447, bán vé, thu tiền chợ. Tuy nhiên, những lời kêu cứu, sự chờ đợi ấy của dân làng vẫn không có lời hồi đáp. Trước sự trả thù ngày càng điên cuồng không chỉ bằng lực lượng công an, mà còn cả bọn côn đồ của chính quyền, buộc ông Khải và người dân làng Lạc Nhuế lập lũy chống trả, một cách sinh tử. Sự trả thù một cách đê hèn lên đến đỉnh điểm, khi bọn quan tham thuê hai tên côn đồ lẻn vào làng định giết ông Trịnh Văn Khải bằng thuốc độc. Nhưng chưa kịp hành động cả hai đã bị bắt. Dân làng căm phẫn và hành quyết hai tên côn đồ tại chỗ, trước sự can ngăn của ông Khải. Và đó cũng chính là cái cớ để chính quyền quan tham huy động hàng trăm cảnh sát cơ động tinh nhuệ nhất tấn công vào làng. Ông Trịnh Văn Khải và hàng chục người dân bị bắt đi. Sau đó, ông Khải bị tử hình, và hai người dân bị đánh chết trong tù. Rồi đến con trai ông Khải cũng bị bọn quan tham thuê côn đồ giết, bằng cách gây tai nạn giao thông.

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2024

VIẾNG BẠN HỌC CŨ “XẤU SỐ”, HAY HẬU "CHUYỆN LÀNG NHÔ"


Vũ Như Cương và Trịnh Văn Khải trước kí túc xá số 3
 Đại học Tổng hợp Kiev Ukraina, Liên Xô 1960


Sáng hôm 12/3/2024, bốn anh em chúng tôi: Phùng Hồ (tác giả), Vũ Như Cương, Trịnh Đức Cường và Phạm Gia Ngữ, được con tôi Hồ Hải lái xe đưa đi thăm gia đình người bạn học cũ “xấu số”, anh Trịnh Văn Khải (1938-1993). Anh Khải người làng Lạc Nhuế, xã Đồng Hoá, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, năm 1959 cùng chúng tôi thi vào khoa Vật lý, khoá 4, trường Đại học Tổng hợp, rồi được chọn sang trường Chuyên tu Ngoại ngữ Gia Lâm học tiếng Nga và tháng 8/1960 sang học khoa Vật lý trường Đại học Tổng hợp Kiev, Ucrain (Liên Xô). Vì ở trường ĐHTH KIEV hai năm đầu người ta dạy bằng tiếng Ucrain nên 13 anh em lưu học sinh khoa VL Việt Nam và số anh em lưu học sinh Trung Quốc học chung trong một lớp dạy bằng tiếng Nga (xem ảnh 2). Nhưng học xong năm thứ nhất vào khoảng tháng 6/1961 anh Khải nhận được thông báo lên Mat-scva về nước, cả anh Khải và chúng tôi không biết lý do (ảnh 2 chụp anh Khải và anh Cương trước khi anh Khải lên Mat). Từ đó chúng tôi mất liên lạc với anh Khải, mãi đến năm 1997 khi xem phim CHUYỆN LÀNG NHÔ chúng tôi mới nghe nói anh Khải là hình tượng nhân vật Trịnh Khả trong phim. Tôi thực sự rất sốc, rất buồn và rất nghi ngờ. Sau đó ít lâu, anh Nguyễn Hải Hưng một cán bộ giảng dạy của viện Vật lý kỹ thuật đã có thời gian làm việc ở trường ĐH Hàng Hải, Hải Phòng cho tôi biết: Sau khi ở Kiev về nước anh Khải học tiếp ở khoa Toán ĐH Sư phạm và về dạy toán ở ĐH Hàng hải, Hải Phòng, ở đây anh đã công tác rất tốt, đến năm 1990 anh xin về hưu trước thời hạn và chuyển về quê Hà Nam sinh sống…

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2024

GIÁO SƯ ĐẶNG VŨ HỶ, NGƯỜI TRÍ THỨC CÓ TÂM, CÓ TÌNH

 


Phạm Tôn
Lời dẫn của Phạm Tôn: Sách Đặng Vũ Hỷ cuộc đời và sự nghiệp của Trường Đại học Y Hà Nội (NXB Y học Hà Nội, 2009) có in bài của Phạm Tôn nhan đề như trên trong các trang 124-125) nhưng bị biên tập cắt xén đi một phần. Theo nếp của Blog PhamTon chúng tôi là chỉ đăng theo đúng nguyên văn bài tác giả viết, chưa qua việc biên tập của người khác, cho nên chúng tôi công bố bài này, theo đung nguyên văn đã đưa lên Blog PhamTon từ 2009.
—o0o—
Đầu thế kỷ thứ 20, chàng trai Đặng Vũ Hỷ, người dân Đất Học Nam Định, lại là con cháu Làng Quan Hành Thiện, nơi nhiều người đỗ đạt nổi tiếng cả nước, lên Hà Nội học, rồi du học Pháp, mà lại học ngành y, một ngành cao sang bậc nhất đương thời và cũng là ngành hái ra tiền nhất thời ấy. Nhưng ai biết cũng lạ là anh lại chọn ngành da liễu. Đã thế còn đi sâu vào chuyên ngành “cùi, hủi” thứ bệnh vẫn bị người đời khinh miệt… Chỉ vì hồi học ở Hà Nội, xa gia đình, những ngày nghỉ đi dạo phố phường xa hoa, anh đã nhiều lần tận mắt thấy, tự tai nghe người hủi, cùi, bệnh phong bị người đời ghê tởm, kỳ thị, phải sống tủi nhục đau khổ cả về thể xác lẫn tâm hồn như thế nào.
Về nước, anh hành nghề tự do và giảng dạy tại Đại học Y khoa Hà Nội.
Kháng chiến bùng nổ, anh nhẹ nhàng theo trường đi về cơ sở mới, tạm bợ ở Ninh Bình. Đem theo cả gia đình. Vừa giảng dạy, vừa trực tiếp chữa bệnh cho thương binh, bệnh binh. Hòa bình lặp lại trên miền Bắc, anh về lại trường Đại học Y Hà Nội và công tác tại bệnh viện Bạch Mai với cương vị cán bộ đầu ngành da liễu. Bấy giờ, đã là một giáo sư nổi tiếng, một cán bộ cao cấp, được nhiều ưu đãi, vậy mà ông vẫn không bao giờ quên những bệnh nhân phong. Ông thường về các trại, tay bắt mặt mừng các bệnh nhân phong quen biết đã lâu năm, cùng trò chuyện, thậm chí ăn uống với họ trong khi trại đã chuẩn bị sẵn cho ông một bữa chiêu đãi trọng thể. Ông còn về Quảng Ninh khi biết tin nhiều người chăn vịt ở đó bị lở loét chân sau những năm tháng theo vịt đàn. Ông sắn quần, mặc áo lót “ba lỗ”, đội mũ lá đi nhiều ngày nơi này nơi nọ, lội đủ các ruộng ngập nước mà dân bị bệnh lở loét cho biết họ đã từng chăn vịt ở đó. Về nhà dân, lại xem các vết lở ở chân dân chăn vịt, so với những vết trên chân của chính mình, rồi ghi chép, suy nghĩ để sau này ông đã chế ra một loại kem bôi chân cho những ai chăn vịt phải lội đồng hằng ngày.

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

NGUYỄN BÍNH ( Tiếp theo ) Quay đầu về thành Nam


 

Sau cơn bão táp Nhân Văn Giai Phẩm, Nguyễn Bính trở về Nam Định, sống quãng đời u ám còn lại như những người đã gắn bó với phong trào. Lỡ bước sang ngang lại một lần nữa trở về trong định mệnh của Nguyễn Bính:
Chị giờ sống cũng bằng không
Coi như chị đã sang sông đắm đò

Trên thực tế, Nguyễn Bính về Nam Định trước sau chỉ làm một nhân viên ngoài biên chế của Ty Văn hoá tỉnh, và ông Trưởng ty Chu Văn được giao đặc trách "chăm sóc" Nguyễn Bính, như Tô Hoài viết: "Những ai đã công tác cùng Nguyễn Bính ở Ty Văn hoá Nam Định có thể biết Chu Văn đã quần Nguyễn đến điều thế nào" ( Chiều chiều, sđd, tr.228 ).
Dù có thể là đáng tin cậy đến mức nào, "chứng từ " của Tô Hoài về Nguyễn Bính như trên vẫn là quá ít ỏi.
Chu Văn viết về Nguyễn Bính trong lời bạt của cuốn Tuyển tập Nguyễn Bính như sau: Nguyễn Bính về Nam Hà, tuổi gần năm mươi, gầy, đen, tóc cắt ngắn gần như trọc. Anh ăn mặc thật giản dị: một sơ mi nâu, một quần ka ki bạc màu, và đôi dép cao su. Toàn bộ hình thức ấy không gợi một vẻ gì một nhà thơ lớn trước - sau này người ta gọi là "thi nhân tiền chiến". Anh cười đôi mắt nâu, sắc sảo, ánh hơi lạnh, và nụ cười khô, hàm răng ám khói thuốc lào.

CHUYỆN TƯỚNG SỐ


 

Có duyên tôi gặp ông Thầy tướng số VTL gần nhà khi ông mới sang định cư, uống cà phê hay nhậu ông thường nhìn khuôn mặt tôi xem và phân tích, cũng như dẫn giải về nhân tướng học, thoạt đầu tôi cũng không thích về bói toán nhưng dần dà tôi đâm ra ghiền thích thú và say mê học hỏi, ông khen tôi sáng dạ tiếp thu mau và có những ý tưởng đột phá cách nhìn sâu sắc..khá chính xác.

Một hôm ông có khách từ thành phố khác đến gặp ông nhờ tư vấn, nhưng ông có chuyện đột xuất phải đi ra ngoài nhờ tôi tiếp đón người khách đó giùm chờ ông về ( thời đó chưa có cell phone ) tôi sang và tiếp người khách ấy.
Chiếc xe đậu vào parking chung cư, một người phụ nữ bước ra, tôi đã quan sát dáng đi ( ông khen tôi nhìn tướng đi đoán rất chính xác được người đó hết 70% ) sau khi chào và tôi giới thiệu mình và tiếp đón bà giùm ông...
Quan sát tổng thể khuôn mặt dáng vóc bà khoảng 35-40 tuổi ..
Tôi nói:
- Rất tiếc thầy L. bận việc đột xuất nên không thể tiếp chị đúng hẹn, nên nhờ tôi tiếp chị chờ ông về..
Chị cười nhẹ nói:
- Không sao đâu chú, tôi sẽ đợi.
Tôi quan sát nụ cười của bà, nụ cười đẹp nhưng u uất một nỗi buồn trong sâu thẳm..
Tôi mời vào nhà nhưng bà nói muốn đứng ngoài balcony chơi cho mát và ngắm lá mùa thu dưới sân, mùa thu Virginia rất đẹp khi nhìn những chiếc lá đổi màu và mong manh trong gió..

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2024

Tào Sơn - Nước Am và Chè làng


 

Bài văn hay của Thái Hạo. Ít khi tôi chịu khó đọc một bài viết dài, nhưng bài này đọc một mạch đến The end mà ko sốt ruột tý nào :3
Tào Sơn - Nước Am và Chè làng
Quê tôi Tào Sơn, một làng như bao làng Việt khác. Nhưng điều khiến tôi tò mò và lạ lẫm mãi không thôi, là thú uống trà. Trà nước Am.

Uống trà thì cũng không có gì đáng nói, vì người Việt trên đất nước này ở đâu chẳng trà lá. Làng tôi ở gần núi, cách một cánh đồng nhỏ, dưới chân núi ấy có chiếc giếng cổ, gọi là giếng Am. Giếng Am không phải là “giếng làng” như mô thức trong các làng Việt xưa, nó không ở trong làng…
Nghe các vị cao niên kể lại, giếng đã có từ mấy trăm năm trước. Ngày xưa nơi đây là chùa, chùa Am. Giếng được đào để lấy nước phục vụ cho chùa ấy. Những năm cải cách ruộng đất, chùa chiền khắp nơi bị đập phá, chùa Am thành bình địa. Ông nội tôi kể, tượng Phật được chất đống, đốt cháy mấy ngày chưa tàn lửa. Còn lại chiếc giếng này, thi gan cùng những dâu bể, trầm luân làng Việt.