Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

THÁNG TƯ ĐEN: CÂU CHUYỆN ĐÈO NGANG



Đèo Ngang, con đèo phân chia địa giới hành chính hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh đã đi vào lịch sử và văn học Việt Nam. Đèo Ngang nằm trên rặng núi Hoành Sơn. Tương truyền, chúa Tiên trước khi vào trấn thủ xứ Thuận Quảng có đến thăm Nguyễn Bỉnh Khiêm, quan Trạng phán: "Hoành Sơn nhất đái vạn đại dung thân” (núi Hoành một dãy vạn đời dung thân). Đèo Ngang càng nổi tiếng hơn qua bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Vùng đất Hà Tĩnh và Quảng Bình tuy có nhiều phong cảnh đẹp nhưng đất đai cằn cỗi. Hai tỉnh này nghèo đến độ khi Tản Đà đi qua đây cũng phải cảm than:

Nhận xem áo vải quần nâu,
Gái trai già trẻ một màu không hai
Văn minh rày đã bán khai
Mà đây còn hãy như đời Hùng Vương!

Hồi "Đổi Mới", vì muốn thoát nghèo nên chính quyền Hà Tĩnh và Quảng Bình mời một thầy địa lý cao tay ấn về xem phong thủy hai tỉnh nhà để xác định đường hướng phát triển. Ông thầy địa, vốn người Quảng Nam, phán như thần: "Hà Tĩnh và Quảng Bình nghèo khổ là do Đèo Ngang, vì Đèo Ngang nói lái là Đang Nghèo!".

Nghe thầy phán xong, lãnh đạo Hà Tĩnh và Quảng Bình bàn nhau rồi quyết định đổi tên Đèo Ngang thành Đèo Nghếch với hàm ý Đếch Nghèo! Mà cũng thiêng ghê, chỉ cần đổi tên đèo thôi, một thời gian sau cả hai tỉnh đều làm ăn khấm khá rõ rệt.

Hai tỉnh giàu lên. Nhưng thói đời "no cơm ấm cật, dậm dật cả đêm" nên dân tình đẻ lắm baby. Sợ bị chính phủ phê bình vì vỡ mục tiêu kế hoạch hóa gia đình, lãnh đạo Hà Tĩnh và Quảng Bình họp nhau lần nữa rồi quyết định đổi tên Đèo Nghếch thành Đèo Ngứng để cho dân tình Ngừng Đéo. Lần đổi tên này còn thiêng hơn nữa, số lượng trẻ sơ sinh giảm, kinh tế vẫn tăng, nói chung là các chỉ số về an sinh xã hội đều tốt đẹp!

Mọi chuyện đang yên đang lành thì tháng 7/2008 Hà Tĩnh cho Formosa thành lập khu tự trị Vũng Áng ngay dưới chân Đèo Ngứng với diện tích hơn 3300 ha, bao gồm cả diện tích mặt biển (cảng Sơn Dương), thời gian thuê đất là 70 năm. Để rồi tháng tư đen năm nay, nhà máy thép Formosa xả chất độc cực mạnh ra biển Đông làm tôm cá chim cò cua ghẹ nghêu sò ... ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chết sạch. Nguồn lợi hải sản mất, biển chết ngắt, du khách cũng không đến, hai tỉnh chuẩn bị tái nghèo!

Thôi thì đàng nào cũng nghèo, lãnh đạo Hà Tĩnh và Quảng Bình dự định lấy lại tên cũ của Đèo Ngứng là Đèo Ngang. Dân chúng hai tỉnh nghe xong liền xuống đường biểu tình, họ nói: "trước đây tuy nghèo nhưng biển không bị nhiễm độc, còn bây giờ thì vừa nghèo vừa bị nhiễm độc!". Cuối cùng họ đồng loạt kiến nghị lên lãnh đạo hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đổi tên Đèo Ngứng thành Đèo Ngộc, nghĩa là Độc Nghèo!

Người đời nay bèn học theo Bà Huyện mà vịnh thơ rằng:

Bước tới Đèo Ngang bỗng trúng tà
Mù trời ống khói Formosa
Nghênh ngang Vũng Áng, Tàu ngàn đứa
Nhung nhúc Kỳ Anh, Khựa vạn nhà
Chất độc đen ngòm ô nhiễm biển
Cá tôm trắng phếu chết ra ma
Dừng chân đứng lại lòng tê tái

Một mảnh sơn hà nay thuộc Hoa!

30 Tháng 4 

Formosa Hà Tĩnh xả khói ô nhiễm không khí:

Không có nhận xét nào: