Ông Dương Trung Quốc hỏi: "Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng... văn hóa từ chức với một lộ trình để quan chức của ta từng bước làm được điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?"
Ông đại biểu tỉnh Đồng Nai chốt lại bằng hai câu hỏi:
1. Thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng mình đang nặng trách nhiệm với Đảng, nhẹ trách nhiệm với dân?
2. Thủ tướng có tán thành khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?
Các câu hỏi mạnh mẽ chưa từng thấy của ông Dương Trung Quốc ngay lập tức được lưu truyền trên các mạng xã hội ở Việt Nam.
Về phần mình, tuy không nhắc tới cụm từ "văn hóa từ chức", Thủ tướng Chính phủ khẳng định nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm, "không thoái thác nhiệm vụ".
Khi phát biểu, gương mặt ông thủ tướng tỏ ra bình thản, thậm chí tươi cười.
Ông Nguyễn Tấn Dũng giãi bày: "Hôm nay còn ba ngày nữa là tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng. Chịu sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi làm, đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác".
"Đảng, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về ưu điểm, khuyết điểm, về phẩm chất đạo đức, năng lực, khả năng, cả về sức khỏe, thương tật, nguyện vọng."
Ông thủ tướng tuyên bố: "Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội, Đảng tiếp tục phân công tôi ứng cử, làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục làm Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội đã bỏ phiếu bầu tôi làm Thủ tướng Chính phủ thì tôi sẵn sàng chấp hành nghiêm túc mọi quyết định của Đảng, BCH Trung ương Đảng, Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất".
"Cả cuộc đời tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, tôi sẽ không thoái thác, từ chối bất cứ nhiệm vụ nào được Đảng giao phó. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện và nghiêm túc thực hiện như những gì tôi đã làm suốt 51 năm qua.”
Qua cách trả lời của mình Thủ tướng cho thấy không có chuyện từ chức ở Viêt Nam. Bởi vì hầu hết những người có chức có quyền đều là đảng viên. Họ sẽ viện cớ là họ làm theo sự phân công của đảng. Từ nay trong Quốc hộị cũng như trên các diễn đàn khác sẽ không ai dám kêu gọi từ chức.
Cũng như vậy sẽ không có "văn hóa từ chức" ở Việt Nam khi còn sự lãnh đạo độc tôn của đảng.
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói nếu có
mặt trong phiên chất vấn Thủ tướng sáng 14/11 ông sẽ đề nghị Thủ tướng tự đưa
ra hình thức kỷ luật cho chính mình.
Ông nói câu hỏi của Đại biểu Dương Trung Quốc về chuyện chấm dứt xin lỗi
suông và bắt đầu văn hóa từ chức đã "rất là hay...vừa thẳng thắn và cũng
vừa đủ tế nhị" nhưng ông muốn truy trách nhiệm của ông Nguyễn Tấn Dũng
trong vài trò chỉ đạo các tập đoàn kinh tế.
Giáo sư Thuyết cũng nói ông "không tán thành cách trả lời của Thủ
tướng" Nguyễn Tấn Dũng về chuyện ông chỉ làm công việc Đảng giao và ông
cũng không xin Đảng giao việc cho ông.
Vị cựu Đại biểu Quốc hội nói: Cách trả lời của Thủ tướng sẽ làm cho người
dân người ta hiểu về Đảng về sự phân công của Đảng không đúng.
"Đảng cũng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và khi một
người được Đảng phân công mà thấy mình có đầy đủ năng lực, phẩm chất để thực
hiện nhiệm vụ đó thì nhận.
"Và khi mình thực hiện mình thấy năng lực của mình không đáp ứng được
yêu cầu của công việc thì tự nguyện báo cáo với Đảng để xin rút khỏi cương vị
ấy thì tôi nghĩ chẳng có Đảng nào trên thế giới người ta ngăn cản cái việc như
thế cả.
Còn nếu mình nói tất cả mọi thứ mình đẩy cho trách nhiệm của Đảng, của tập
thế thì sẽ làm cho người dân người ta thấy là hình như chỗ vướng trong tất cả
mọi chuyện nó là ở Đảng.
"Có người bị những sai phạm đáng chịu trách nhiệm trước pháp luật thì
Đảng lại bảo là không cần chịu trách nhiệm.
"Rồi có người đáng ra phải từ chức thì Đảng lại phân công và người đó
thì nói rằng tôi cứ làm theo trách nhiệm Đảng phân công, tôi không từ chức dù
tôi không làm đầy đủ phận sự.
"Tôi không nói trường hợp cụ thể của ông Thủ tướng, tôi cũng không bình
luận cụ thể trường hợp này đúng sai thế nào.
"Tôi chỉ nói về nguyên tắc mà nói thì Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng
cầm quyền có thể phân công đảng viên của mình sang đảm nhận công việc của chính
quyền nhưng bản thân người đó phải nhận thấy mình làm đúng hay không đúng và
nói như Thủ tướng nói ở trong buổi làm việc với cán bộ và sinh viên của Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh là 'phải có lòng tự trọng'.
"Nếu thấy mình không làm gì được thì mình nên thôi."
'Không thuyết phục'
Giáo sư Thuyết cũng nói ông thấy các cuộc chất vấn tại Quốc hội cho thấy vẫn
có các quan chức chính quyền không hiểu đúng hoặc không thừa nhận họ sai.
Ông nêu ra trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình.
"Thí dụ việc quản lý vàng bằng cách lấy thương hiệu của một công ty,
công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC, để làm thương hiệu độc quyền, cấm tất cả
những người khác kinh doanh vàng không đúng thương hiệu ấy, tôi cho đấy là một
biểu hiện của lợi ích nhóm.
"Nhưng ông Thống đốc lại giải thích là không phải như vậy. Theo tôi giải
thích như thế là không thuyết phục.
"Đáng tiếc là các đại biểu không tranh luận đến cùng, có lẽ có những
khó khăn nhất định.
"Chúng ta cần phải làm rõ, nếu cần lập ủy ban điều tra của Quốc hội để
làm rõ xem có lợi ích nhóm ở đây không và từ đó mới xử lý được."
Giáo sư Thuyết cũng nói ông nghi ngờ khả năng nghị quyết về bỏ phiếu tín
nhiệm các chức danh trong đó có cả Thủ tướng và Chủ tịch nước mà Quốc hội đang
bàn luận sẽ thay đổi được tình hình hiện nay.
Quốc hội sẽ bỏ phiếu về nghị quyết này vào ngày 21/11.
NSGV tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét