PHÁT HIỆN BẤT NGỜ PHẪN NỘ: TRÊN CÁC MẠNG CA KHÚC VN, hầu như KO CÓ TÊN TÁC GIẢ LỜI BÀI HÁT “TÂM TÌNH NGƯỜI THUỶ THỦ”, RIÊNG TRANG https://hoangvan.org/tam-tinh-nguoi-thuy-thu có tên Mai Liêm (vì sao, xem bên dưới)
“Nhổ neo ra khơi, đêm nay khi trăng mọc, tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi!
Tạm biệt em yêu, vẫy chào thành phố cảng thân yêu!
Em ơi chớ hỏi anh nhiều, em đừng hỏi rằng vì sao anh ra đi
Em ơi cũng đừng nên hỏi anh rằng: ngoài xa khơi kia có những gì kêu gọi anh?
Nhổ neo ra khơi anh biết rằng nếu ở cuối trời
Dù có những hòn đảo thần tiên đầy châu báu
Hay có nàng thiếu nữ với đôi môi hồng như san hô
Cũng không thể làm anh xa được em yêu
Nhưng em ơi!
Nếu có chàng trai chưa từng qua sóng gió
Nếu có chàng trai chưa từng vượt qua nhiều thử thách gian lao
Có lẽ nào xứng với tình em?”
Bài này chủ thớt đã lên hát trong đám cưới con gái (Hoàng Ly) trước sự ngỡ ngàng của các bạn trẻ nhưng các bạn già gốc Bắc xâm lăng thì rất khoái!
Các bạn lứa 50X trở đi ko biết bài hát cực “loãng moạn” này, cũng ko thể ngờ nó đã là bài hát vang lên khắp các đô thị miền Bắc 2 năm 1961,1962, những năm quanh Bờ Hồ và trong sân các sứ quán Hà Nội giai tân gái mầm ôm nhau “nhảy đầm” say sưa những đêm hội, thậm chí chàng trai HN họ Hoàng còn mua 1 đống đĩa nhạc Shubert, Chopin, Strauss… mang lên Quân khu Tây Bắc cho các sĩ quan binh lính VC tập… nhảy van xờ, tăng gô! Để rồi, năm 1963, tất cả bị cấm vì miền Bắc chuẩn bị tấn công miền Nam! Vụ án “nhạc vàng” (Toán Xồm, Lộc vàng) sắp mở ra!
Số phận ngắn ngủi của Bài ca “Tâm tình người thuỷ thủ” e còn rầu hơn bài “Gửi người em gái miền Nam” của Đoàn Chuẩn huhu! Kể ra còn 1 bài hát nổi tiếng nữa bị cấm oan trước đó là bài “Bên kia sông Đuống” của Hồ Bắc nhưng là do tác giả bài thơ bị kỉ luật (Hoàng Cầm). “Gửi người em gái miền Nam”may mà ko thất truyền, vì được con trai tác giả Đoàn Chuẩn là Đoàn Chính “hồi chánh viên” đem hát cho các em gái miền Nam hihi!
Bài ca “Tâm tình người thuỷ thủ” phổ gần nguyên si bài thơ cùng tên đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội với bút danh Mai Liêm của nhà giáo Văn cấp 3 Lương Duy Cán. Nhà giáo quê cồn cát Bảo Ninh bên sông Nhật Lệ cực xinh đẹp ( tui đã mò về đấy trong một ngày hè chiến tranh, ở với bà mẹ của anh, và… thầm mê mẩn một “bóng áo đen trên động cát” hihi).
Trong một đêm nằm đò dọc từ Nghệ An về Đồng Hới nghỉ hè, nhà giáo họ Lương đã ngỡ mình thành… thuỷ thủ trên con tàu ra khơi như thế!
Bài thơ lập tức được nhạc sĩ lừng danh Hoàng Vân phổ nhạc, và lập tức lan truyền các đô thị miền Bắc!
Nhưng đến khi có lệnh cấm, thì những lời phê phán nổi lên ầm ầm, trước nhất từ… giới nhạc (nhục) sĩ! Có vị lổi zanh còn ví: đây là bài ca của bọn Hải Tặc!!! (vì có hình ảnh “đảo châu báu” hihi). Trong khi mấy ai biết, các chiến sĩ anh hùng của Đoàn tàu Không Số chở vũ khí vào chiến trường miền Nam coi nó như “đoàn ca”, họ đã suốt bao ngày đêm hát để tự động viên “qua bão tố, qua thử thách gian lao”!!!
Tại sao bài thơ đăng VNQĐ có tên tác giả là Mai Liêm, trong khi anh Cán đã có bút danh từ hồi ở Hà Nội là Hà Nhật (Hà Nội – Nhật Lệ)?
Tui vừa hỏi, và anh trả lời ngay: “À, năm đó anh đang bị treo bút. Anh phải bịa một bút danh mới và nhờ địa chỉ một người ở QB . Bút danh gồm tên hai chị em nhà ở Ngõ Tô Hoàng, chị tên Liêm, em tên Mai. Về sau Vũ Tú Nam biết được, báo cho VNQĐ, anh bị chửi một trận”.
Vì sao bị treo bút? Vì anh tham gia báo Đất Mới của sinh viên Văn ĐH Sư phạm, bj coi là “cánh tay” của Nhân Văn-Giai Phẩm huhu!
Tui quen anh Hà Nhật khi học lớp Đệ Ngũ trường trung học Tân Trào (1956), anh học Đệ Nhị, anh chấm giải cuộc thi thơ gì đó của học trò và tui… được giải! Hình như đó là bài thơ ca ngợi vệ tinh Liên Xô lần đầu bay lên Mặt Trăng! Tôi có “lén lút” bỏ bài thơ ấy vào hòm thư của báo Trăm Hoa của Nguyễn Bính hihi, nhưng… chẳng thấy hồi âm! Biết chuyện, Hà Nhật bèn… đưa tôi tới giới thiệu với Nguyễn Bính. Anh là cộng tác viên thân tín của Trăm Hoa. Hỏi chuyện một hồi, khi nghe nói tui có đọc được tiếng Phú Lãng Xa, thay vì khuyến khích tôi mần thi, ông lại… đề nghị tui dịch truyện thiếu nhi của Liên Xô in bằng tiếng Phú trên báo đối ngoại của họ! Vậy là tôi bắt đầu nghiệp “dịch vật” từ lúc ấy!
Duyên của tui với tác giả Bài ca ‘Tâm tình” chỉ có thế, nhưng nhớ mãi vì là “cái buổi ban đầu thơ phú ấy…”!
Thầy giáo Lương Duy Cán tài hoa thế, dạy học hay nổi tiếng, tất số em mê ko ít! Vậy mà… 42 tuổi chàng mới chịu mất tự do! Từ Nghệ An thầy về quê dạy học (Đồng Hới) bao năm mà vưỡn 1 bóng! Hè năm 1973 tui “đi thực tế” tuyến lửa, ăn ngủ ở trụ sở Hội Văn Nghệ sơ tán ở Cổn, nghe nhiều chuyện về ông thầy khó tính, thầy của cả 1 thế hệ viết văn Quảng Bình (Mỹ Dạ, Trần Nhật Thu…). Như: có cô đẹp người đẹp nết hết chê, tưởng “xong”, vậy mà một buổi, đến thăm thầy ra về, cô xúc động sao đó bị vấp chân 1 cái, thế là… thầy “lắc” (con gái con nứa đi không vững vãng thế là cuộc đời ko ổn!).
42 tuổi, thầy mới chịu mất tự do khi dạy ở Phan Thiết! Người gông được cổ chàng là em Phương, giáo viên cùng trường, mới 25 tuổi! Trở trêu: con gái ông Đại tá quan chức lớn ngành An ninh, lại mê và quyết lấy anh chàng tự do cực kỳ tiểu tư sản, toàn đàn đúm với bọn văn nghệ có vấn đề (Nhân Văn Giai Phẩm, Trăm Hoa, Đất Mới…)!
Chuyển vào Sài Gòn, thầy Cán hay lên tivi giảng văn!
Giờ về hưu đã trên 20 năm, phu nhân đã ra đi nhiều năm, thầy Lương Duy Cán- Hà Nhật mới nhập giang hồ FB. Anh mới gửi tui đọc 1 bài viết thú vị về các chiến hữu Nhân Văn-Giai Phẩm. Mai tui sẽ đăng!
CÁC CƠ QUAN HỮU TRÁCH PHẢI TRẢ LẠI CÔNG BẰNG CHO TÁC GIẢ LỜI BÀI HÁT “TÂM TÌNH NGƯỜI THUỶ THỦ”: HÀ NHẬT!
Ảnh: ký hoạ Hà Nhật của Bùi Xuân Phái.
Nghe Quang Thọ hát: https://nhac.vn/.../tam-tinh-nguoi-thuy-thu-quang-tho...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét