Người Miền Nam cần cảnh giác ông láng giềng có tánh cà lơ phất phơ nổi tiếng xưa nay!
Campuchia sắp lấy tiền của TQ để đào một con kinh từ sông Bassac (Sông Hậu) Phnom Penh ra Vịnh Thái Lan. Với tình hình hạn mặn khốc liệt ở Miền Tây VN, chúng ta có cảm giác đây là con dao thọc ngay yết hầu Miền Nam chúng ta
Trước đó TQ cùng Lào, Thái Lan, Campuchia đã làm hàng chục cái đập chận dòng sông Cửu Long từ phía trên thượng nguồn làm dòng chảy về phía VN rất yếu
Cái tên Phù Nam Techo (Funan Techo) cũng thể hiện được ý chí "ngông cuồng" của người Campuchia và chế độ đang cai trị.
Ông Hun Sen có danh hiệu quý tộc kiểu Miên là "Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen" trong tiếng Khmer dịch ra Anh Ngữ là "Lord Prime Minister and Supreme Military Commander"
Có nghĩa Ngài Hun Sen kiêm Tư lịnh quân đội tối cao
Hun Sen rất ảo tưởng về chữ "Techo" khi đặt tên cho sân bay quốc tế được xây bằng tiền TQ là Techo Takhmao.
Và nay đào kinh sát Việt Nam đặt tên là Phù Nam Techo (Funan Techo)
Dự án kinh đào Phù Nam Techo ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 1,7 tỉ USD và mất 4 năm để hoàn thành, tiền hoàn toàn của TQ
Xài tiền TQ thả ga, tuy nhiên, không có bữa trưa nào là miễn phí.
Hun Sen đặt tên kinh là Phù Nam là một sự lập lờ thách thức sử học, thách thức người Việt Nam. Đế quốc Phù Nam và đế quốc Khmer là hai thời kỳ lịch sử riêng biệt, hoàn toàn khác nhau.
Đế quốc Phù Nam từng có cương thổ kéo dài từ Miền Nam VN tới Mã Lai ngày nay với kinh đô là Đặc Mục (Đồng Tháp Mười) và Óc Eo đều nằm trên dất Miền Nam chúng ta ngày nay.
Người Khmer diệt Phù Nam
Đất Nam Kỳ vốn trên danh nghĩa là đất của người Khmer, thiệt ra người Khmer cũng chẳng phải chủ nhơn của đất này, nói “danh nghĩa” vì Nam Kỳ vốn đất của Phù Nam, sau đó Khmer tuyên bố chủ quyền nhưng dân Khmer khi đó sống trên đất này rất ít và triều đình Khmer không hề quản lý được thành ra đất Nam Kỳ xưa gần như vô chủ
Cái sự nhùn nhằn giữa Nam Kỳ với Cam Bốt đã có từ thời chúa Nguyễn, để có được đất Nam Kỳ này không hề dễ dàng. Lịch sử Campuchia là sự nhập nhằng giữa bợ nước này đánh nước kia.
Ông Norodom Sihanouk rất ghét Nam Kỳ. Năm 1949 ông phản đối Pháp với lý do “Pháp trả Nam Kỳ” cho người Việt. Một phái đoàn của Norodom Sihanouk được gởi qua Paris điều trần ngày 2/4/1949 mục đích thuyết phục quốc hội Pháp trả lại Nam Kỳ cho Cam Bốt nhưng bất thành vì sự thực đất Nam Kỳ do nhà Nguyễn quản lý.
Quốc hội Pháp bác yêu sách này với đa số.
Tại hội nghị Geneve 1954, Sihanouk công bố trước thế giới yêu sách về lãnh thổ của Cam Bốt, ông đòi trả lại cho Cam Bốt các tỉnh Hà Tiên, Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ, Sốc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc và đảo Phú Quốc, đòi “quốc tế hóa” Nam Kỳ, cảng Sài Gòn có qui chế tự do, tàu thuyền Cam Bốt quá cảnh không thâu thuế, đòi đặt Nam Kỳ và đảo Phú Quốc dưới sự quản trị của LHQ.
Các đòi hỏi này không ai trả lời. Sihanouk phản đối hiệp định Geneve.
Ông này dung dưỡng mọi thế lực chống lại chánh phủ Bảo Đại, sau này là chánh quyền Ngô Đình Diệm.
Quan hệ giữa Sihanouk và TT Ngô Đình Diệm không tốt đẹp chút nào.
Sihanouk tố cáo VNCH âm mưu đảo chánh và ám sát ông.
Tháng 8/1963 Cam Bốt cắt đứt quan hệ ngoại giao với VNCH.
Tháng 7 năm 1965, Sihanouk kiện VNCH lên LHQ về việc xâm phạm lãnh thổ.
Năm 1967, Sihanouk công bố tỉnh Đak Lak, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và toàn xứ Lộc Ninh đến Thủ Dầu Một thuộc chủ quyền Cam Bốt.
Do hận Pháp đã không đáp ứng các yêu sách của mình, Sihanouk nghiêng về Trung Cộng và Bắc Việt.
Có một thời gian dài Bắc Việt xài Cam Bốt làm đường, làm kho đánh thọc sườn VNCH từ biên giới. VNCH phải chủ động tiểu trừ, đánh qua biên giới.
Ngày 29/04/1970 50.000 lính VNCH và 30.000 lính Huê Kỳ tấn công qua biên giới vào đất Miên 30 km mở 13 chiến dịch trên bộ xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt từ khu “Mỏ Vẹt” về đồng bằng sông Cửu Long. Sau đó tiểu trừ dọc phía Bắc tỉnh Tây Ninh, Bình Long.
Bắc Việt và Khmer đỏ từng có thời kỳ nồng nàn. Nhưng sau 30/4/1975 thì HN và Khmer đỏ trục trặc do Trung Quốc đứng sau Khmer đỏ. Khmer đỏ lại xài chiêu đòi đất.
Pol Pot dẫn quân tràn qua biên giới Miền Nam chiếm nhiều vùng ở Hà Tiên, Châu Đốc và Tây Ninh, tới đâu tàn sát tới đó. Pol Pot đánh đảo Phú Quốc, tàn sát dân trên đảo Thổ Châu.
Ngày 23/12/1978, quân đội Việt Nam tung lực lượng nhiều sư đoàn tiến hành phản công trên toàn bộ mặt trận biên giới Tây Nam.
Ngày 25/12/1978, dưới sự dẫn đường của Heng Samrin, 100 ngàn quân Việt tấn công thế như chẻ tre qua biên giới, đánh thẳng về Nam Vang.
Ngày Noel năm đó, và chỉ hai tuần sau quân Việt Nam đã giải phóng được Phnom Penh vào ngày 7/1/1979.
Ngày 17/2/1979 Trung Quốc phát động cuộc chiến mà họ gọi là "tự vệ chống Việt Nam xâm lược Cam Bốt".
Mỹ và Trung Quốc cũng dùng quyền ngũ bá của mình ở Liên Hiệp Quốc để giữ ghế đại diện cho Khmer Đỏ và "dí' Việt Nam.
Sau đó, lấy lý do quân đội Việt Nam chiếm Cam Bốt không chịu rút, ngày 17-2-1979, Trung Quốc đưa quân xâm lược Việt Nam.
Sáng sớm ngày 17/2/1979 quân đội Trung Quốc đã đồng loạt đánh qua biên giới VN tại 26 điểm trên tuyến biên giới dài 1460 km phía Bắc.
Sau khi chánh quyền Heng Sam Rin và Hun Sen được thành lập thì Trung Quốc và Mỹ vận động Liên Hiệp Quốc cấm vận Việt Nam trong 10 năm liên tục từ 1979 đến 1989.
Tới 1989 khi Việt Nam rút quân, hội nghị Paris 1991 của Liên Hiệp Quốc dưới "ảnh hưởng" của TQ đã đưa ông Sihanouk trở lại ngai vàng
Sihanouk có một biệt thự ở Bắc Kinh, ông sống ở TQ nhiều hơn ở Campuchia, rốt cuộc ông chết cũng ở Bắc Kinh.
TQ đã vào Campuchia và chi phối đậm đà
Ông Hun Sen, có gốc là Khmer Đỏ ly khai, theo qua VN và có một giai đoạn bị đánh giá rất sai lầm là “rất thân HN”. Nhưng không, Hun Sen với tầm nhìn của một người giống y chang bản tánh của nhiều người Khmer trong lịch sử đã chứng tỏ là một chính khách lão luyện trong chuyện xài cái này thọc cái kia.
Nhưng ác nghiệt thay! Dính TQ còn mau chết dữ!
Nhìn tình hình Campuchia xài tiền TQ, không riêng sân bay hay kinh đào, nhìn núi nợ của nó mà rầu, biết sẽ tới ngày "có chuyện". Đất Miền Nam này không an ổn về tương lai khi ở gần ông hàng xóm rất giỏi chuyện "đâm bị thóc thọc bị gạo" và luôn ghi hận.
Trong bài "Đất nước" ông Phạm Minh Tuấn từng ghi rằng:
"Xin hát về người đất nước ơi, xin hát về mẹ Tổ quốc ơi!
Mấy mùa không ngủ
Ngăn bước quân thù, phía nam phía bắc
Vai mẹ lại gầy, gánh gạo nuôi con"
Người Miền Nam phải nhớ điều này và ý thức thân phận của mình.
Hình minh họa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét