Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2024

NHÀ THƠ QUANG DŨNG TRONG THỜI BAO CÂP


 

Trong thời gian này, tôi thấy như sau cơn bảo tố của cái gọi là “Nhân văn giai phẩm” thì cuộc sống của nhiều văn nghệ sĩ vẫn chưa được bình an. Lẫn khuất đâu đó thái độ né tránh, sợ liên lụy đến bản thân với những người từng bị đưa vào danh sách đen. Tôi nhận thấy rất rõ một số bạn hồi còn ở thị trấn đìu hiu An Nhơn Bình Định, nhà tôi lúc nào cũng đông khách. Lúc thì chú Nguyễn Thành Long ở dưới Qui Nhơn lên, chú Khánh Cao trong xóm Lò Rèn ra, lúc thì chú Tế Hanh ở Quãng Ngãi vào, hoặc chú Hoàng Châu Ký đi công cán ghé ngủ qua đêm… Các chú đến nhà tôi để tranh luận cùng ba nhiều vấn đề. Còn giờ, hầu như, tôi chỉ gặp chú Nguyễn Thành Long, chú Phạm Hổ, chú Nguyễn Đình và vài bạn mới quen cùng làm ở 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội.

Hồi đó, vì không biết ba tôi có tên trong danh sách NVGP, vậy nên khi thấy các chú nhà thơ trước đây hay tụ tập tại nhà tôi mà giờ không gặp nên trong lòng thắc mắc. Song le, ba lại có những ông bạn rất mới.
Cuộc sống lúc bấy giờ dựa chính vào mấy cái tem phiếu và bià mua nhu yếu phẩm. Bìa có phân biệt hẳn hoi.
Bìa A: gồm cán bộ từ Bộ trưởng trở lên
Bìa B: gồm các bác vị từ Thứ trưởng, Vụ trưởng...
Và câu thơ để phân biệt cho các gia đình đến những nơi này mua:
Tôn Đảng là của vua quan
Nhà thờ là của trung gian nịnh thần
Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.

Tôi làm việc ở Nông trường quốc doanh Ba Vì không biết gia đình tôi thuộc thành phần nào. Nhưng những người bạn mới của ba thì:
Tôi hay gặp họ vào các ngày nghĩ bù. Đặc biệt khi nhìn thấy có một ông to, béo, tôi ngỡ là ông Tây; tôi lo, sợ hàng xóm thấy sẽ nghi ba giao lưu với người nước ngoài để làm gián điệp. Tôi rỉ tai nói nhỏ: “Sao ba dám đưa Tây về nhà?”. Ba tôi phì cười, nháy mắt với ông to béo:- “Đây-bác Quang Dũng, không phải ông Tây đâu mà con lo” Và cả hai cùng cười với tôi. Chả là bấy giờ, không ai dám quan hệ với người nước ngoài; hàng xóm biết, đi báo công an Khu vực theo dõi ghi vào sổ đen.

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2024

NHÀ THƠ XUÂN DIỆU NHƯ TÔI BIẾT



Lâm Bích Thủy (sưu tầm giới thiệu)
Nhà thơ Xuân Diệu là đồng hương Bình Định; chú ở huyện Tuy Phước, ba tôi ở huyện An Nhơn, cách nhau chỉ vài cây số thôi. Khi ấy, nhà tôi là điểm hẹn của các văn nhân Miền trung trung bộ: chú Hoàng Châu Ký, Vương Linh, Trinh Đường, Mịch Quang, Tế Hanh, Nguyễn Đình, Nguyễn Thành Long, Phạm Hổ … từ nhiều nơi tìm đến để đàm đạo chuyện văn chương thi phú, nhân tình thế sự v.v… Ngay cả khi ấy và rồi, khi ra miền Bắc, cùng ở thủ đô Hà Nội, tôi cũng chưa một lần gặp chú tại nhà như các chú, bác nhà thơ nói trên.
Bác Quách Tấn cho biết: Xuân Diệu quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ Bình Định. Nhưng Xuân Diệu không thiên về quê cha, mà chỉ thường nhắc đến quê mẹ và không xấu hổ nhận mình là người Bình Định từ thời kháng chiến chống Pháp, nhất là khi Bình Định trở thành trung tâm điểm của Liên Khu Năm. Đối với Bàn Thành Tứ Hữu, Diệu chỉ nể Chế Lan Viên. Diệu chê Hàn là một tên điên chạy cùng đường vừa ngâm thơ vừa la “tôi là thiên tài, tôi là thiên tài”… Yến Lan bị chê rằng “thơ còn non nớt”, Quách Tấn bị đả kích: “Lạc hậu, cổ hủ”. Xuân Diệu nể Chế Lan Viên không phải về học vấn, tài năng mà nể về sự ứng phó lanh lẹ, sắc bén thôi.

Thời còn học lớp 10H ở Trường Chu Văn An-Hà Nội, tôi thường nghe các bạn lớp bàn tán rất nhiều xung quanh cái tên Xuân Diệu: Nào đó là ông hoàng thơ tình, là người không rõ giới tính; là đồng tính luyến ái v.v..
Cuối một buổi học, anh lớp trưởng bèn nói với các bạn: “Muốn biết rõ về nhà thơ Xuân Diệu chỉ có nhờ được Bích Thủy mà thôi. Ba cậu ấy là nhà thơ, cùng làm việc với Xuân Diệu, sẽ biết rõ nhất.” Thế là cả lớp nhao nhao: - Đúng đấy Thủy à; cậu về hỏi ba, xem có phải nhà thơ Xuân Diệu là ái nam, ái nữ?”

Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024

Người "giữ lửa" cho nhà thơ Yến Lan


 

13:05 18/07/2024
Đào Đức Tuấn
Cái chữ tình trong nhóm thơ Bàn Thành Tứ Hữu đương nhiên là của những người bạn thơ Quách Tấn, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Chế Lan Viên. Nhưng những người phụ nữ trong đời họ lại là những người "giữ lửa" cho tình cảm các nhà thơ thêm đằm thắm…
Vừa có trận rượu tơi bời với thi sĩ kiêm thầy thuốc đông y Lâm Huy Nhuận. Ở tuổi 72 (sinh năm 1952), ông vẫn thi tửu rần trời (mặc dù người vợ trẻ có ngăn “liều lượng”). Ngôi nhà rộng rãi hơn nhiều so với căn gác chật chội ở 37 Hàng Quạt, trong phố cổ Hà Nội dạo nào tôi đến thăm. Câu chuyện lan man, ông lại khóc khi nhắc đến hai cụ thân sinh (cha Yến Lan Lâm Thanh Lang, mẹ Nguyễn Thị Lan) và ngôi nhà 37 Hàng Quạt. Anh Nhuận nói: “Tôi là con thứ 5 trong gia đình 6 anh chị em. Ngày nhỏ, tôi èo uột bệnh đau nên cha mẹ rất cưng chìu. Mẹ tôi viết được cuốn sách về Yến Lan. Còn anh em tôi mãi cuộc mưu sinh…”.
"Anh coi em như mối tình đầu"

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2024

CON LÚ

 


Nó bán hàng rau ở chợ xép. Thật ra chả mấy ai biết tên thật của nó. Các bà bạn hàng hay gọi nó là Béo. Vì người nó trên mức đậm đà, cân vội cũng được bảy tám chục kí. Họ cứ thản nhiên réo: “Béo ơi, ăn bánh mì không?”, “Béo, vãn hàng rồi à? bán đỡ tao mớ rau.”… Có mấy bà khách đi chợ lại gọi nó là Con Lú. Có cái tên này vì nó chả biết tính tiền, lại hay tự nhận mình là lú. Từ lần đầu tiên xuất hiện ở chợ nó toàn nhờ khách tính tiền hộ. Nó cũng muốn tự tính nhưng cứ sang mớ rau thứ hai, ba, bốn là nó lại rối tinh, cộng nhẩm mãi không ra số tiền. Nó cười rất tươi, giọng thật thà:
- Bà tính cho con với, con chả biết bao nhiêu nữa. Đến khi trả lại tiền nó lại hỏi:
- Thế con phải trả lại bà bao nhiêu?
Có người hỏi:
- Ngày bé mày không đi học hay sao, có tính cộng trừ cũng không làm được?
Nó cười ngượng, rúc đầu vào vai:

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2024

CHỊ VỀ QUÊ MẸ CHIỀU NAY

 




CHỊ VỀ QUÊ MẸ CHIỀU NAY
Chị về quê mẹ chiều nay
Bến sông một chuyến đò đầy chị sang
Tòng phu xuất giá xa làng
Tiếng gà trưa gáy cũng man mác buồn
Chị về qua ngõ mưa tuôn
Tường rêu phủ kín nỗi buồn chị ơi
Chị về thăm hỏi đôi lời
Cha mừng, Mẹ tủi biết vơi nỗi lòng
Hỏi rằng bến đục, bến trong
Mưa sa lầu các hay đồng ruộng sâu
Ngậm ngùi chẳng nói lên câu
Dâng Cha chén nước, têm trầu Mẹ ăn

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2024

HÃY ĐẬP TAN CỬA HÀNG HỌ KHỔNG

 


( T.giả: Đặng Tiến )
Tôi quan sát và thấy từ hàng trăm năm trước có ba nhân vật vĩ đại nhất Á châu đều coi Nho giáo là kẻ thù không đội trời chung.
Ba nhân vật ấy là ai?
- Thứ nhất là nhà cách mạng Tôn Trung Sơn,
- Thứ hai là nhà Khai sáng Fukuzawa Yukichi
- Và thứ ba là Văn hào Lỗ Tấn.
* Tôn Trung Sơn là người khởi xướng chủ nghĩa Tam dân: Dân tộc Độc lập, Dân quyền Tự do, Dân sinh Hạnh phúc.
Độc lập + Tự do + Hạnh phúc là bộ ba không thể tách rời nhau.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2024

AI LÀ TÁC GIẢ BÀI THƠ LẠ LÙNG"EM BẢO ANH ĐI ĐI _ SAO ANH KHÔNG ĐỨNG LẠI ....." ?


 

Rất nhiều người Việt Nam biết bài thơ tình “Em bảo anh đi đi. Sao anh không đứng lại”, vậy mà cũng gần như chừng ấy người không biết tác giả lẫn dịch giả của bài thơ ấy. Đấy quả là một việc quá lạ, vào thời điểm ngỡ như “không có gì mới dưới ánh mặt trời”.

“Em bảo anh đi đi
Sao anh không đứng lại
Em bảo anh đừng đợi
Sao anh vội về ngay…
Lời nói gió thoảng bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em!”

Đây là một bài thơ đã quá nổi tiếng. Người ta có thể đọc nó làu làu. Nhạc sĩ Vũ Thành An thậm chí đã phổ nó thành “Bài không tên số 50”, Duy Quang và Trần Thu Hà đã thâu nó vào đĩa hát, nam thanh nữ tú vào thuở chưa có Internet đã chép vào sổ thơ, rồi chép tặng cho nhau. Vậy mà đến tận bây giờ, người ta lại chẳng tỏ tường gốc tích của bài thơ đó.
Giọng điệu của bài thơ rõ ràng là nữ. Ấy vậy mà một thời gian, người ta vẫn gán ghép nó cho những nhà thơ nam như Evgueni Evtushenko hay lạ lùng hơn, Aleksandr Sergeyevich Pushkin. Sau một hồi tra cứu, người viết đã có thể xác nhận bài thơ này là của Silva Kaputikian, một nữ thi sĩ người Armenia rất nổi tiếng ở nước bà.

C h u y ệ n c ũ ... Thời bao cấp, tôi từng sống

 


c h u y ệ n c ũ
...Thời bao cấp, tôi từng sống
ở khu tập thể Quân đội 3B Ông Ích Khiêm. Con gái đầu Anh Bui Mino cũng sinh ra ở đó. Năm nay con bé đã 35 tuổi, đang sống ở Mỹ, làm mẹ cách đây hơn 9 tháng.
Chung tường nhà tôi một bên là chú Lương - giám đốc phát hành phim QĐ và một bên là bà Quí.
Bà Quí cao, da trắng, mắt xanh, đẹp như Tây. Hình như bà Quí là cửa hàng trưởng cửa hàng lương thực trong chợ Ngọc Hà, ngay gần nhà. Thời đó, làm lương thực, thực phẩm là một thế lực, là quyền năng. Luôn luôn có gạo ngon, thịt cá tươi bằng loại tem phiếu cùng tiêu chuẩn người khác, lại có thể gia ơn cho những gia đình trong xóm. Bà Quí sống khá giả hơn gia đình các ông đại tá hàng xóm còn vì con trai bà đi Đức về. Chiếc xe Mokick những năm 80 là một tài sản lớn. Mùa đông Hà Nội lạnh, con trai con dâu bà mặc áo lông Đức, thời trang mơ ước một thời.

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

Bùi Xuân Phái : Tôi Vẽ Để Làm Sáng Tỏ Ba Điều

 


Tôi Vẽ Để Làm Sáng Tỏ Ba Điều
Họa sĩ Việt Hải có lần đã kể với tôi câu chuyện về Bùi Xuân Phái từ năm 1958, khi đó Việt Hải đang là sinh viên trường mỹ thuật, Việt Hải cũng là học viên do Bùi Xuân Phái phụ trách, giảng dậy. Trong buổi họp "Phê và tự phê" Việt Hải là thư ký, ghi chép lại những lời tự phê của chính người thầy đang dậy mình. Trong buổi họp phừng phừng khí thế đấu tranh ấy, Vũ Giáng Hương (cũng là học trò của BXP) làm chủ tọa, người ta đã tra vấn trong nhiều giờ với nhiều câu hỏi.
Theo họa sĩ Việt Hải thì, rất nhiều vấn đề mà thời gian quá lâu đã làm ông quên nhưng vẫn còn nhớ khi người ta hỏi Bùi Xuân Phái:
- Anh vẽ để làm gì và vẽ cho ai xem?
Bùi Xuân Phái trả lời:
- Trước nhất tôi vẽ cho tôi đã, bởi lẽ nghệ thuật có trót lọt được vào tôi rồi, thì mới có thể trót lọt được vào mọi người.