Về thực chất nước Nga
hiện nay vẫn là nước cộng sản, do những người (cựu) cộng sản nắm quyền. Nga (và
Trung Quốc) vẫn đối lập với Mỹ và phương Tây về nhiều vấn đề trên bình diện
quốc tế. Nhưng nước Nga đang và sẽ thay đổi theo hướng ngày càng dân chủ, văn
minh hơn theo trào lưu của thế giới hiện đại.
Để mở rộng phạm vi tranh luận về vai
trò của Trí thức (và Đảng Cộng sản) VN hiện nay, NSGV xin trích lược tư liệu từ nghiên cứu của tác giả Archie Brown về
tác động của giới trí thức đến cải cách ở Liên Xô và Đông Âu trước
đây. Điều này rất giống với xã hội VN hiện nay.
VM
Sự phát triển của tư duy phê phán
trong giới trí thức thuộc đảng cộng sản vào những năm dẫn tới cải
cách ở Tiệp Khắc (thập niên 1960), và ở Liên Xô khoảng từ 1985 đến
1989 là quá tình tối quan trọng để ta hiểu cả về Mùa Xuân Praha và
Perestroika.
Trong các nước cộng sản nói chung, và nhất là
tại Liên Xô, đại đa số chuyên gia hàng đầu trong khoa học xã hội – các
luật gia làm nghiên cứu, nhà kinh tế, nhà xã hội học và phân tích
gia chính trị – đều là đảng viên. Chính từ hàng ngũ của họ mà các
ý tưởng phê phán có sức nặng nhất đã tỏa ra.
Tác động từ
trong ra
Sự xuất hiện của tư duy phê phán và
mới mẻ về hệ thống kinh tế và chính trị, đến từ chính bên trong
đảng, có tầm quan trọng quyết định khi các cơ hội - chứ không phải
sự lựa chọn có chủ ý - đưa ra sân khấu chính trị những nhà lãnh
đạo của đảng có đầu óc cởi mở trước ý tưởng mới và trước chính
sách sáng tạo.
Nhưng vì hệ thống đã là như thế nên
ngoại trừ một cuộc cách mạng vốn quá mạo hiểm nên hiếm ai dám thử
thì chỉ có thay đổi ở đỉnh cao của bộ máy chính trị mới quyết
định được rằng liệu tư duy phê phán (critical thinking) và mới mẻ có
tạo ra ảnh hưởng đến chính trị thực sự hay chỉ mãi mãi là trò chơi
trí tuệ mà thôi.
Những nhà trí thức có đầu óc cải
cách mà vẫn giữ chỗ hàng chục năm trong bộ máy của các đảng cộng
sản cầm quyền, nơi cũng chỉ có đôi ba cải tổ yếu ớt xảy ra, thường
bị người quyết định đứng hẳn ngoài hệ thống chê là những kẻ chờ
thời.
Họ cũng có thể bị tố cáo là tự
đánh lừa mình vì cố tin vào hy vọng tạo ra thay đổi bằng cải cách
cấp tiến từ bên trong cấu trúc chính thống, hoặc vì tin rằng họ có
thể tác động ít nhiều đến hướng đi của chính sách nhà nước.
Nhưng không có câu trả lời nào là duy
nhất đúng khi ta nhìn vào toàn bộ hệ thống cộng sản và đặt câu hỏi
rằng ‘các nhà cải cách từ bên trong’ - còn có tên là ‘bất đồng trong
cơ chế’ (intrastructural dissenters) - đã đúng hay sai khi họ đánh giá
cách thực tiễn nhất để tạo ra thay đổi chính là làm từ bên trong.
"Ở Liên Xô và Trung Quốc, cải tổ từ trong đảng có tính quyết định hơn hẳn sức ép từ bên ngoài hàng ngũ đảng" GS Archie Brown
Trong hơn một nửa số nước cộng sản
thì ít thấy có bằng chứng cho điều này. Nhưng ở Hungary cho tới một
mức độ, và ở Tiệp Khắc cho tới trước khi phong trào cải cách bị xe
tăng Liên Xô đè nát, và đặc biệt quan trọng là ở Liên Xô và Trung
Quốc, cải tổ từ trong đảng (intra-party reform) có tính quyết định hơn
hẳn sức ép từ bên ngoài hàng ngũ đảng trong việc làm thay đổi hệ
thống một cách đáng kể.
Điều rõ ràng là thật ít có ai vào
đảng cộng sản ngay từ đầu với ý tưởng để cải tổ nó từ bên trong.
Một trong số người khiến ta có thể
tin là từng nghĩ như vậy khi bà ấy nói về điều đó chính là Ludmilla
Alexeyeva, người sau trở thành một nhà bất đồng chính kiến có tiếng
ở Liên Xô. Đến một lúc bà xác định rằng ‘niềm tin của tôi là Đảng
có thể cải tổ được từ bên trong đã hóa ra chỉ là ảo tưởng không hơn
không kém’.
Nhưng dù Đảng Cộng sản Liên Xô đã
không tự cải tổ từ bên trong được một cách thành công – đa số quan
chức cao cấp của đảng này ủng hộ cuộc đảo chính tháng 8/1991 nhằm
quay ngược kim đồng hồ lịch sử về trước Perestroika – chính các Thay
Đổi từ bên đảng mà ra khi được áp dụng đã biến đổi toàn bộ hệ
thống chính trị…
Nếu chỉ có một thiểu số nhà cải
cách cấp tiến trong nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô gia nhập đảng với
ý muốn thay đổi hệ thống, thì câu hỏi sẽ là Điều Gì đã thay đổi
trong tư duy của các nhà cải cách trong Đảng.
Chia tay từng gia
đoạn
Một nhà cải cách Tiệp đã nói: “Thất
bại là chất xúc tác mạnh nhất để thay đổi.”
Nhưng để̀ thừa nhận rằng kinh tế yếu
kém và sự thiếu vắng tự do chính trị là một thất bại (failure)
cũng đòi hỏi một số tiêu chuẩn để so sánh.
Chính các trí thức trong tầng lớp
trên hoặc các chuyên gia (của Đảng) trong nhiều lĩnh vực là những
người có cơ hội đi sang Phương Tây nhiều hơn các công dân thường. Những
gì họ chứng kiến và nghe thấy đã có tác động.
Tuy vậy, xúc tác ban đầu để thay đổi
cách nghĩ lại thường đến từ các tác phẩm ‘viết từ bên trong ý thức
hệ’ chứ không phải từ những người đối kháng.
Như Janos Kornai từng nêu khi ông nói về
thời kỳ ông vẫn ‘là cộng sản một nửa hoặc ba phần tư’…thì các bài
viết của lý thuyết gia cộng sản Nam Tư Edvard Kardelj và cuốn tiểu sử
Stalin của Issac Deutscher mà ông đọc bằng tiếng Đức đã tác động đến
ông nhiều nhất.
Cũng phải thấy rằng các nhà cải
cách trong đảng cộng sản chia tay với ý thức hệ bảo thủ qua từng
giai đoạn. Ban đầu, họ bác bỏ sự tàn bạo của hệ thống Stalinist
nhưng vẫn tin rằng Đảng Cộng Sản cần nắm độc quyền chuyên chính, và
chỉ cần quay lại với các ý tưởng của chủ nghĩa Lenin là mọi việc
sẽ tốt đẹp.
Sau đó, như Kornai viết, “nhiều người
hiểu rằng hệ thống hiện thực trước mắt được phát triển ở Liên Xô
và các nước cộng sản khác đã đúng là bao gồm không chỉ tư tưởng
của Stalin, và của cả Lenin và thậm chí một số tư tưởng cơ bản của
Marx…”
Bước [chuyển biến] này thường không
khiến các nhà cải cách bên trong đảng vội tung ra cuộc tấn công vào Lenin.
Trái lại, họ thường bước vào cuộc chiến về trích dẫn, và chọn
cách dùng những đoạn của Lenin thích hợp với mục tiêu của mình.
Vì Lenin, nhất là ở Liên Xô, luôn là
nguồn của tính chính danh cho quan điểm chính trị cho đến hết thập
niên 1980.
Chính Alexander Yakovlev, người vào
thời hậu Liên Xô đã nhận ra Lenin với sự kinh hãi, còn từng trích
dẫn Lenin cho tới năm 1989.
Gorbachev cũng kính trọng Lenin không
chỉ trong thời kỳ cầm quyền mà còn sau khi đã từ bỏ quyền lực.
Nhưng ông cũng bỏ chủ nghĩa Lenin từng bước và năm 1987 đã tuyên bố
muốn thay ‘dân chủ tập trung’ bằng ‘đa nguyên xã hội chủ nghĩa’…
Điều quan trọng trên hết là cuối cùng
Gorbachev đã 'chia tay' hẳn với Lenin qua việc công nhận phương tiện
trong chính trị cũng quan trọng không kém gì mục tiêu, và các mục
tiêu ảo tưởng sẽ chỉ là thứ quái vật nhiều đầu nếu được theo đuổi
bằng các biện pháp bạo lực và phi dân chủ...
Các đoạn trích lấy từ cuốn 'The Rise and Fall of Communism' (2009) của Giáo sư Archie Brown, Đại
học Oxford, Anh Quốc. Trong bài sau sẽ là các đoạn về 'Khủng hoảng
và Cải cách' và vai trò của lãnh đạo cộng sản gia đoạn chuyển đổi.
P/S: * - Tựa đề của NSGV
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét