Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Vài lời với TBT ĐCS VN Nguyễn Phú Trọng


Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình & Xã Hội

Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “… Vừa rồi đã có các luồng ý kiến thì cũng có thể quy vào được là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống chứ gì nữa … Xem ai có tư tưởng là muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không, phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Muốn ‘tam quyền phân lập’ không? Hả? Muốn ‘phi chính trị hóa quân đội’ không? Người ta đang có những quan điểm đấy!… Đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa! Chỉ ở đâu nữa nào? … Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, ký đơn tập thể … thì nó là cái gì?! … Cho nên các đồng chí quan tâm xử lý cái này.”(*)


Bằng tất cả sự tôn trọng với người đang đứng đầu một đảng chính trị của VN, tôi xin nói với ông Nguyễn Phú Trọng vài lời như sau:

Đầu tiên, cần phải xác định, ông đang nói với ai? Nếu ông nói với nhân dân cả nước thì xin khẳng định luôn là ông không có tư cách. Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, nếu muốn dùng hai chữ “suy thoái” thì cùng lắm là ông chỉ có thể nói với những người đang là đảng viên cộng sản, ông không đủ tư cách để nói lời đó với nhân dân cả nước. Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4, muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và ĐCS của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những ý muốn trên chỉ nên xem là của riêng ông TBT Trọng, chưa chắc đã là tâm nguyện của toàn bộ đảng viên cộng sản hiện nay.

Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

SUY NGẪM DƯỚI CHÂN TƯỢNG ĐỨC THÁNH TRẦN


Thân kính gửi các anh, các chị,
Bài viết  tưởng niệm 17/2 bên tượng Trần Hưng Đạo của GS Tương Lai đầy khí tiết môt dân tộc anh hùng,  đặc biệt có giá trị văn học cao, với các dữ liệu lịch sử VN mà có thể nhiều học sinh phổ thông bây giờ không biết! Bài viết không nêu tên bất kỳ  ai trong lãnh đạo hiện nay, không một lời thóa mạ. Thời xưa học sinh tiểu học còn biết  đến Trần Quốc Toản bóp vỡ quả cam trong  tay mà không biết, 16 tuổi TQT đã mộ quân Sát Thát với cờ thêu 6 chữ vàng PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN (chứ không phải '16 chữ vàng'). Đời Trần với đỉnh cao của sức mạnh dân chủ Hội nghị Diên Hồng, với tinh thần thần hòa hợp hòa giải khi vua ra lệnh đốt các tài liệu chứng cứ những người trong hoàng tộc hàng giặc, với tình yêu dân khi Trần Hưng Đạo trả lời vua hỏi phải làm gì trước tiên sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ nhất: "Phải yên lòng dân". Với tinh thần buông bỏ quyền lực Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông bỏ ngai vàng đi tu, trở thành tổ sư của phái Thiền tông Yên Tử... Trong bài có nói đến Trần Quốc TẢNG mà hiện nay ở Quảng Ninh có đền thờ Cửa Ông - Đền + Chùa + Lăng TQT nên rất linh vì Đức Ông đã chết để bảo vệ cửa ngõ trên biển này, do đó các buổi lễ đầu năm tại đền Cửa Ông đều phải được dành riêng trước tiên cho các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. 
VHLong


Tương Lai
 Vẫn bức tượng uy nghi và trầm mặc gần bến Bạch Đằng quận I ấy mà sao hôm nay lại có sức lay động lòng người đến vậy. Chọn nơi đây, dưới chân tượng của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, một lựa chọn tối ưu để dâng hoa tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống xâm lược cách nay 34 năm. Ngày ấy, 17/02/1979 hơn sáu chục vạn quân xâm lược Trung Quốc đồng loạt tấn công toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Và rồi, đúng ngày này, các tờ báo chính thống, những tờ báo  in đâm các Huân chương cao sang trên “măng sét” để tự phong là tiếng nói của dân đều câm lặng không một lời nói đến những người đã ngả xuống trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc, trừ tờ Thanh Niên có bài của Thiếu tướng Lê Văn Cương, một tiếng nói hiếm hoi cất lên trong cái biển im lặng đáng sợ của một chủ trương nhất quán, được chỉ đạo sít sao, tuyệt vời bạo liệt và triệt để.