Đã qua rồi là một quân
cờ trên bàn cờ chiến lược khu vực, đã qua rồi thời bị người ta “mặc cả trên
lưng”, ngày nay, Việt Nam phải là một trong những người chơi cờ và cũng phải là
người có quyền “ra giá”.
Tình thế mới
của khu vực
Có thể nói sự trỗi dậy
của Trung Quốc đã thách thức lớn đến tình hình an ninh khu vực châu Á-TBD. Trên biển Hoa Đông,
Trung Quốc đang muốn chiếm Sekaku của Nhật Bản để bảo đảm an toàn cho lối ra
phía Đông, chặt đứt mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ nhất mà Mỹ và đồng
minh triển khai bao vây họ.
Trên Biển Đông, tham
vọng của Trung Quốc là muốn chiếm trọn, biến Biển Đông thành “ao nhà” đã được
Trung Quốc triển khai chuẩn bị với một động thái ngang ngược, hung hăng, bất
chấp tất cả. Cho đến lúc này, đó là
những dấu hiệu cuối cùng của công tác chuẩn bị, tất cả tiềm lực của Hải quân
Trung Quốc đã dành cho mục tiêu này. Trung Quốc đã sẵn sàng dùng vũ lực nếu bị
quốc gia nào cản trở lối ra phía Nam.
Làm chủ Biển Đông và
Hoa Đông, Trung Quốc sẽ có một địa kinh tế, địa quân sự vô cùng thuận lợi và
cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển thành cường quốc biển, thách thức
sự bá chủ thế giới của Mỹ. Như vậy, với ý đồ chiến
lược này Trung Quốc sẽ bắt buộc phải gặp một loạt đối tượng tác chiến trực tiếp
gồm Nhật Bản, Philipines, Việt Nam, Malaisia, Brunei và có thể là Indonesia,
Singapo…tức là những nước bị đường lưỡi bò “liếm”.
Theo các tướng “diều
hâu” Trung Quốc thì các nước này là “con gà” mà thôi, chỉ “con khỉ Mỹ” mới đáng
sợ vì Mỹ đã “xoay trục” sang châu Á-TBD không chỉ bằng lời nói mà bằng một lực
lượng tinh nhuệ hiện đại nhất của một cường quốc quân sự số 1 thế giới.
Mỹ chính là đối tượng
tác chiến gián tiếp trong tình hình hiện tại và là trực tiếp trong tương lai
của Trung Quốc.
Tại biển Hoa Đông, có
Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc không thể chiếm được Senkaku. Vậy chỉ còn lại
Biển Đông, trong khi đối tượng tác chiến của Trung Quốc chỉ là những nước nhỏ,
yếu, không đáng gì so với tiềm lực quân sự Trung Quốc thì liệu Trung Quốc có
biến thành “ao nhà” được không?
Có 3 vấn đề lớn mà
Trung Quốc không thể không tính đến:
Thứ nhất, như chúng ta
biết, Biển Đông có một địa kinh tế, địa quân sự rất quan trọng liên quan đến
Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam…và Nga, Ấn Độ. Biển Đông ai làm chủ sẽ làm
chủ toàn bộ khu vực và eo biển Malaca, nó còn quan trọng gấp hàng ngàn lần cái
Sekaku. Do đó, Biển Đông không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc. Việc Trung
Quốc hò hét đừng ai can thiệp vào…là vô ích và Mỹ, Nhật Bản “hiện diện” (sẽ có
những ông lớn khác nữa) không có gì là ngạc nhiên.
Thứ hai là hành động
của Trung Quốc đã dồn ASEAN vào thế hoặc là mất hết vai trò hoặc sẽ đoàn kết
lại. Một liên minh ra đời dưới sự bảo trợ của Mỹ để chống lại tham vọng đường
lưỡi bò của Trung Quốc có thể xảy ra khi Trung Quốc quá đà. Lúc này địa chính
trị, địa quân sự khu vực sẽ thay đổi nhanh chóng rất bất lợi cho Trung Quốc.
Thứ ba là với Việt Nam.
Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông xâm hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền
của Việt Nam là nhiều nhất bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam.
Trên Biển Đông, Việt
Nam hợp tác chiến lược toàn diện Nga đang “rất sâu”. Với Nhật Bản, Việt Nam
chuẩn bị có cuộc hội đàm cấp cao song phương đầu tiên về vấn đề an ninh hàng
hải, cung cấp tàu tuần tra biển cho phía Việt Nam và sẽ đối tác chiến lược toàn
diện của nhau.
Thông tin việc Mỹ bán
cho Việt Nam 6 chiếc máy bay tuần tra, trinh sát, tác chiến chống ngầm hiện đại
P-3C Orion cùng với việc Hải quân Mỹ mong muốn hợp tác “sâu hơn” với Hải quân
Việt Nam…không phải là những thông tin vô ý. Tất cả những dấu hiệu
đó cho thấy sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản… của Việt Nam cùng chia xẻ lợi ích
chung sẽ sâu sắc như thế nào tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc ra sao.
Ba vấn đề này đã, đang,
sẽ xảy ra và nếu như Trung Quốc có nhu cầu sử dụng vũ lực cho mục tiêu bành
trướng của mình thì hoàn toàn bị thất thế. Theo lý luận quân sự
chung, lực sinh ra thế và thế lấy lực làm cơ sở, thì, với lực của Trung Quốc
mạnh như họ phô trương, nếu bị đối phương “cân bằng lực”, chắc chắn Trung Quốc
không bao giờ dám động thủ. Cho nên xu hướng chung của các quốc gia châu Á-TBD
muốn Mỹ cân bằng lực, đối trọng với Trung Quốc là vì vậy.
Chẳng lẽ những vũ khí hiện đại này của Nga, Mỹ chỉ dùng để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam thôi sao? Nga, Mỹ không có lợi ích quốc gia trên Biển Đông? |
Và hành động
của Việt Nam
Trước diễn biến hiện
nay, để tăng cường thế và lực cho quốc gia, hoạt động ngoại giao chính trị và
đối ngoại quốc phòng mang tính quyết định, nó phải được ưu tiên và tập trung
mọi tinh lực như hoạt động quân sự trong thời chiến. Hoạt động tốt, hiệu
quả, có thể răn đe ngăn ngừa chiến tranh, nhưng chủ yếu là tạo cho quốc gia
mình một địa chính trị, địa quân sự có lợi nhất trong việc bảo vệ chủ quyền và
lợi ích quốc gia.
Đó là nắm chắc thời cơ
để vận dụng linh hoạt, quyết đoán, đường lối đối ngoại đa phương hóa, muốn là
bạn với tất cả các quốc gia của Đảng CSVN đã đề ra.
Nếu như lợi ích quốc
gia là trên hết thì quốc gia nào hỗ trợ, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam
đều là bạn của Việt Nam. Vậy, Mỹ là bạn của Việt Nam nếu xảy ra bây giờ thì
không phải điều gì đó quá trọng đại, ghê gớm.
Việt Nam có thuận lợi
nào hơn khi một cường quốc quân sự số 1 thế giới là bạn, tôn trọng, hỗ trợ cho
việc bảo vệ độc lập chủ quyền Việt Nam? Phải chăng mối quan hệ Mỹ-Việt đã đến
lúc “sâu hơn”?
Việt Nam có thuận lợi
nào hơn khi Nhật Bản trở thành một đối tác chiến lược toàn diện, có cùng “quan
tâm chung” về an ninh trên Biển Đông?...
Trên thế giới không
phải dân tộc nào cũng tự quyết định được số phận của mình bởi không phải dân
tộc nào cũng có được độc lập tự chủ. Chẳng phải Việt Nam trước năm 1975 và bán
đảo Triều Tiên hiện nay là như vậy sao!
Chỉ có một Việt Nam thống nhất, một
dân tộc độc lập mới “tự định vị” mình trên khu vực và thế giới với một vai trò
tích cực, chủ động, tự tin và bản lĩnh.
Lê
Ngọc Thống (trích đăng theo báo Đất Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét