Nhân đọc bài “BộHọc” ở Việt Nam đăng trên
BVN của TS Tô Văn Trường thấy có nhắc đến hệ thống trường Pháp
ở Saigon trước 75. Tôi thấy không cần đọc bài này vì đã đoán được là TS cũng
đã học ở đây ra; vì trước đó mấy ngày có
xem một chương trình trên đài quốc tế TV5 của Pháp nói về VN, thấy có phỏng vấn
BS chuyên môn về Sản khoa (Gynéco-obstétrique) Tô Văn Trung (có lẽ là anh hay
em gì đó của TS ) với tiếng Pháp rất chuẩn khi trả lời en direct.
Trường PTTH Châu Phong (TX Tân Châu) được sự tài trợ của ĐSQ các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. ảnh Việt Minh |
Dưới đây, để góp ý xin trình bầy sơ qua về
một hiện trạng giáo dục trong xã hội tư bản. Khi xưa ở tiểu bang Québec bên
Canada các đứa trẻ vừa sinh ra là người ta đã có thống kê lên kế hoặc để biết
năm nào thì các em sẽ vào trung học và có đủ số trường để nhận chúng hay không
hay là phải dự trù ngân sách vào năm đó để xây thêm. Có một thời bị dư trường
trung học phải đóng bớt vì dân không chịu đẻ lại thêm có một số lớn học sinh
muốn học một nghề gì nhanh để đi kiếm tiền sớm chứ không muốn học lên tới đại
học mặc dầu có nhiều em học rất giỏi. Trong công ty tôi làm có một anh làm cán
sự (technicien), nhân một bất đồng ý kiến về chuyên môn với một kỹ sư trong
hãng bị người kỹ sư khinh bỉ nói tao là kỹ sư thì kiến thức phải hơn mày. Anh
này tức quá, bỏ việc đi học lại lấy bằng
tiến sĩ và sau trở thành GS dậy trường đại học Bách khoa (Polytechnique) nổi
tiếng chuyên đào tạo kỹ sư.
Mặc dầu trường công học
miễn phí, lại thêm phương tiện về phòng thí nghiệm cũng như trường sở đầy đủ
hơn và các thầy cô cũng được trả lương cao hơn trong các trường tư, nhưng khi
có khả năng tài chánh thì các bố mẹ vẫn cố cho con học trường tư dù phải bỏ
tiền túi trả khoảng 40% học phí, vì chánh phủ chỉ hổ trợ có 60% thôi. Lý do là
vì trường công không có quyền làm
khảo sát để lọc tuyển học sinh giỏi mà bị bắt buộc phải nhận tất cả các đơn nộp
xin học, trong đó có nhiều thành phần có bố mẹ ít học đã không biết dậy con
thì chớ mà còn thêm bị bệnh binh con, kiện nhà trường mỗi khi chúng bị kỷ luật, làm
thành phần giáo chức sinh ra chán nản không còn ai muốn duy trì kỷ luật nữa, không
thèm kiểm soát, (học hay không mặc bay).
Nói như vậy không có nghĩa là trường công nào cũng xấu cả,
cũng như không phải không có HS cũng
biết thương bố mẹ phải đi làm lao động khó nhọc để nuôi mình, nên rất cố gắng
học, hoặc như ở các khu khá
giả không cần cho con học trường tư . Vì
học sinh ở các khu này không những ganh đua, thi nhau học vì được cha mẹ khuyến khích, lại thêm
ngôn ngữ nói năng cũng phong phú và lễ phép hơn do các em đến từ môi trường các
gia đình có bố mẹ có văn hóa cao vì có trình độ đại học. Ở các tỉnh nhỏ
vì không có hệ thống di chuyển thuận lợi Bus/Metro. Muốn đi đâu chơi đều phải
chờ bố mẹ chở đi nên không lêu lổng được , chỉ có chúi đầu vào học thành cũng
ít bị hiện trạng học sinh bỏ học (dropout of school) hơn ở các thành phố lớn. Như ai khi xưa cho con đi Pháp học đều biết
là sinh viên học ở Paris rất dễ ăn chơi hư hỏng vì có nhiều thứ cám dỗ.
Hệ thống trường tư càng bành trướng thì hệ thống trường
công càng bị thâu hẹp, do đó sẽ phải bị giảm bớt nhân viên; vì thế
nghiệp đoàn giáo chức hệ thống công, để
bảo vệ quyền lợi của giới mình đã nêu bình đẳng xã hội để đòi chánh phủ không
được hổ trợ hệ thống trường tư nữa, nhưng các gia đình có con học trường tư
cũng có đại diện lên tiếng bênh vực nói là hệ thống trường công cũng do một
phần thuế của họ lập nên. Họ cũng đóng thuế (nhiều hơn thành phần với lợi tức
thấp) nhưng con họ không học các trường đó thì tối thiểu cũng phải trả lại một
phần bằng cách hổ trợ phần nào chi phí trường tư.
Xứ tự do thì phải cho quyền lựa chọn, rút cuộc để làm
thoa dịu chánh phủ đưa ra giải pháp bắt buộc các trường tư phải nhận ưu tiên
một số học sinh các gia đình với lợi tức thấp và nay còn muốn không được làm
khảo sát trong việc tuyển chọn HS như ở hệ thống trường công để cho bình đẳng ,
nếu không chánh phủ sẽ phạt bằng cách cách giảm trợ cấp cho trường. Một trong
những lý do chống đối là làm các em HS có tư duy cao hơn đại chúng bị thua
thiệt (vì không có đất dụng võ). Họ nói là chánh phủ muốn cài đặt loại văn hóa
chống lại sự xuất sắc. Bị chửi quá thành chánh phủ đã phải lùi bước.
Bài của TS TVT cũng có trích HCM để làm gương. Mặc dầu
rất ngưỡng mộ các bài viết của TS như vừa qua được đọc bài Sự bất tử của hồn thiêng người lính nhưng rất tiếc là không thể đồng ý
ở điểm này vì HCM là người đã du nhập chủ nghĩa Marx/Lenin là một thứ chủ
thuyết tiến hóa đi ngược dòng thời gian, đem xã hội trở về thời nguyên thủy man
rợ (dans la nuit des temps). (...... - NSGV cắt một câu). Có thể nói dưới
sự cai trị của các TS học tại chức (một gia tài của Bác để lại) cả nước VN đang
bị sống trong cảnh miêu tả bởi phim "la planète des singes" nói về
một thế giới trong đó khỉ đột cai trị loài người. Tôi nói vậy thôi nhưng rất
thông cảm vì cũng hiểu là cái câu "vô thưởng vô phạt" TS trích trong
bài thực ra chỉ là một cái bình phong để chắn gió.
Xin chào
Th.Ng. (Canada)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét