An
toàn lao động:
Các bạn thấy đó, tai nạn xảy ra là những chuyện không ai
muốn và không ai ngờ đến. Vì thế công tác phòng ngừa để đề phòng tai nạn luôn là
cần thiết, thậm chí là bắt buộc.
Việc đầu tiên khi công nhân bị tai nạn hoặc gây ra tai nạn
là nhà chức trách đến ngay hiện trường kiểm tra các quy định chế tài về an toàn
đến đâu, ai cho phép hoặc để công nhân được làm việc trong môi trường mất an
toàn đó. Nếu mọi cái OK hết, thì xem như mới xét đến yếu tố của công nhân.
Trong rất nhiều trường hợp về tai nạn xảy ra thì hầu hết do lỗi của doanh nghiệp
thuê mướn lao động đấy, sau đó là nhà chức trách và cuối cùng là môi trường
pháp lý của quốc gia đó có quan tâm đến an toàn lao động hay không. Khi có tai
nạn, yếu tố do công nhân gây ra chỉ được xét đến sau cùng khi các điều kiện áp
dụng về an toàn lao động của doanh nghiệp và nhà chức trách đã thực hiện đầy đủ
hay không. Sau đó mới nói tiếp đến yếu tố công nhân.
Nhắc lại chuyện cũ một tý. Hôm trước mình có kể các bạn
nghe về "câu chuyện nhỏ" (xem phía dưới bài) nói về một ý thức trách
nhiệm công dân của một người Úc đang sống tại Việt Nam, nỗ lực của ông ấy là
kêu gọi nhà chức trách phải có biện pháp chế tài các công ty làm ăn ẩu, đã để cần
cẩu thò ra ngoài phạm vi công trường mà không có cảnh
báo, giới nghiêm khi cẩu hoạt động. Nhà thầu ẩu đã đành, nhà chức trách cũng bị
cho qua mặt, cả xã hội cũng chẳng ai lên tiếng nhưng nói trắng ra là còn nhiều chuyện
quan trọng hơn mà lên tiếng có nổi đâu mà còn hơi sức nào để lên tiếng, xã hội
vô cảm dần dần rồi ngủ quên, cuối cùng nếu xảy ra tai nạn thì dân chịu xem như
là xui xẻo. Tuy nhiên, người Úc đó vẫn lên tiếng khi có dịp.
Còn bây giờ, trở lại câu chuyện "Cần cẩu đổ sập giữa
đường, 3 mẹ con chết thảm"-vnexpress.net,
cho thấy rõ ràng công tác phòng ngừa và chế tài các nhà thầu thi công vẫn bỏ
ngõ.
Rõ ràng là tai nạn trên thuộc loại có thể phòng tránh được
bằng cách nhà thầu thực hiện cảnh giới người đi đường tại khu vực thi công của
cẩu với bán kính của cẩu vươn ra khi ngã thì nếu ngã cẩu cũng đâu có ai để đè
lên.
Vấn đề là tại sao những điều trên vẫn cứ xảy ra trong
khi luật xây dựng hầu như đã có và nhà chức trách kiểm soát an toàn trong các dự
án xây dựng họ đang làm gì?
Có phải xã hội phải lên tiếng hay “đã có đảng và nhà nước
lo” ?
Ảnh nguồn: Từ vnexpress..net
Câu
chuyện nhỏ:
Xin đi thẳng vào câu chuyện từ người bạn tui, ông ta là
người Úc, có vợ Việt và đang sống ở Nha Trang, xin kể cho các bạn nghe.
Chở vợ đi làm hàng ngày bằng xe máy qua khu phường Vĩnh
Nguyên, nơi có công trình xây dựng bệnh viện quốc tế đang xây. Do con đường nằm
sát bên công trình đó, nên mỗi lần đi qua là cần cẩu tháp cứ lơ lửng trên đầu
thì ổng lo lắng sợ mất an toàn. Đầu tiên là hỏi cô vợ vì sao người ta làm ăn kiểu
này? Vợ nói không biết. Ông ta tiếp tục hỏi ở VN
người ta không biết về an toàn lao động à? Vợ trả lời: Không biết, nhưng người
ta đi được, chưa có ai chết mà lo chi cho mệt.
Ổng biết vợ không phải là kỹ sư xây dựng nhưng trả lời
như vậy là phó mặc tính mạng cho mấy cái công ty xây dựng muốn làm gì thì làm
mà không quan tâm đến an toàn tính mạng do cần cẩu hoạt động thò ra khỏi phạm
vi công trường là không chịu. Ổng cố giải thích cho vợ hiểu về phương án mà nhà
thầu thi công buộc phải làm như chặn đoạn đường có tầm ảnh hưởng của cẩu đang
làm việc hoặc ngưng chuyển làn đường để xe chạy để tránh tầm ảnh hưởng của cẩu,
hoặc có thể dẹp bỏ dải phân cách cứng để thay bằng những vạch đứt quãng để xe cộ
có thể lấn tuyến tạm thời để tránh tầm ảnh hưởng của cẩu, etc, đó là những việc
mà những người có trách nhiệm họ có thể làm thì tại sao họ không làm, why? Vợ
nghe xong nói: Đây là VN nó như vậy, mình nhỏ bé thì làm sao thay đổi được? Tao
biết, nhưng phải làm cái gì đó vì nó nguy hiểm cho tính mạng của người đi đường.
Rồi phân trần cho tui nghe: Cũng vì cái vụ này mà hai vợ chồng tao tranh luận cả
tuần, giờ không nói nữa. Rồi ổng hỏi tui: Mày làm trong nghề xây dựng, mày có
biết an toàn lao động không? Tui nói: Ông quên mất là luật pháp ở VN đẹp vào loại
nhất nhì thế giới à. Nếu bây giờ tai nạn xảy ra do sự cố từ cần cẩu thì: ở Úc
phía bị nạn sẽ được bồi thường thế nào và ở VN phía bị nạn sẽ được bồi thường
ra sao thì ông sẽ rõ.
Nhưng ổng đâu chịu ngồi im. Ổng bảo rằng ổng thu thập
tên công ty xây dựng, điạ chỉ nhà chức trách về quản lý các công trình xây dựng
của tp. Nha Trang, viết email phàn nàn và đưa ra hướng giải quyết để an toàn
hơn như đã nói ở trên, rồi gửi đi mấy chỗ đó.
Ổng hỏi tui: Vợ tao nói làm vậy rồi chính quyền nó theo
dõi tao rồi nó thấy ý kiến ý cò nhiều nó đuổi cổ tao về Úc không cho qua lại VN
đó, mày thấy sao?
Tui không biết. Nhưng tui nghĩ về mặt chính quyền người
ta nên viết thư cám ơn những người như ông và sau đó là có biện pháp an toàn
cho dân chúng mới đúng.
Túm lại, xã hội luôn vận hành theo chiều hướng tiến bộ,
nay mai vấn đề an toàn lao động trên mà được cải thiện thì mọi người cũng chớ
quên cám ơn những người âm thầm đóng góp ý kiến cho xã hội như ông bạn tui nhé.
Chuyện nhỏ thôi!
Triet
Tlm facebooker
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét