Ngày 24/11/2015, truyền thông toàn cầu xôn xao với loạt tin và hình ảnh về chiếc oanh tạc cơ Su 24 của Nga bị bắn hạ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. |
Ngày
24/11/2015, truyền
thông toàn cầu
xôn xao với
loạt tin và hình ảnh về chiếc oanh tạc cơ Su 24 của Nga bị bắn hạ gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Lần đầu tiên trong 40 năm qua, một máy bay quân sự Nga bị bắn hạ bởi lực lượng quân sự một nước thuộc NATO. Sự kiện này ngay lập tức chứng minh tầm vóc của nó đối với nền tài chính toàn cầu.
Theo
Wall Street Journal, giá chứng
khoán
toàn
cầu sụt giảm ngay sau khi Bộ Quốc phòng Nga xác nhận máy bay chiến đấu
Su-24 của nước này bị bắn hạ.
Chỉ số chứng khoán Stoxx Europe 600 giảm 1,2%, giá
cổ phiếu Mỹ sụt 0,4%. Ở châu Âu, giá cổ phiếu các hãng hàng không và
công
ty du lịch tuột dốc mạnh.
Tại châu Á, chỉ số chứng khoán S&P 200 (Úc)
giảm 1%, Hang Seng (Hong Kong) 0,4%,
Nikkei (Nhật)
0,2%... Giới
phân
tích
cho biết các nhà đầu
tư lo ngại nguy cơ căng thẳng và đối
đầu leo thang giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Giá
dầu thô Brent biển Bắc tăng 1,3% lên 45,39 USD/thùng
do mối lo ngại căng thẳng giữa hai nước sẽ khiến xung đột ở Trung Đông
thêm
nóng
bỏng. Trong khi đó,
cả giá đồng
lira Thổ Nhĩ Kỳ và đồng
rúp
Nga cũng
đều sụt giảm.
Tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, theo cập nhật từ Bloomberg, chốt phiên giao dịch hôm 24/11, đồng lira của nước này giảm mạnh nhất so với 24 đồng tiền khác của nhóm các nước mới nổi. So với USD, đồng lira mất 0,6% giá trị và chốt phiên ở mức 2,8679 Lira/USD.
Chỉ số Borsa Istanbul 100 của thị trường chứng khoán Thổ Nhĩ Kỳ thì rớt hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng.
Trong
nỗ lực đối
phó
với sự cố bất ngờ, Thổ Nhĩ Kỳ nhanh chóng đề nghị một cuộc họp khẩn cấp với các đối
tác
NATO. Rõ
ràng
người Thổ không thể đứng
một mình để
xử lý cuộc khủng hoảng này và cần phải dựa vào liên minh quân sự hùng mạnh mà họ là một thành viên.
Nước Nga cũng
ngay lập tức đáp lời. Giữa cuộc gặp với vua Jordan Abdullah II ở Sochi, Putin dùng
từ ngữ nặng nề để
mô
tả về hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ, coi đó
là
hành
động đâm dao sau lưng của những kẻ đồng
lõa
với khủng bố. Tuy nhiên, Putin không phát
khùng, ông ta không nhắc
tới các biện pháp đáp trả quân sự trong bài phát
biểu ngắn của mình. Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, không
phải là Geogia hay Ucraine.
Điều gì đã diễn ra và tại sao tiêm kích
F16 của Thổ Nhĩ Kỳ lại khai hỏa vào máy bay Nga, một động
thái
chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng nặng đến
đất nước này dù nhìn dưới bất cứ góc độ
nào?
NATO không
phải là một tấm áo choàng có
thể đem lại an ninh tuyệt đối
cho bất cứ quốc gia nào khi đối đầu
với Nga, bởi đây là một trong số rất ít các cường quốc có thể hủy diệt bất cứ đối
thủ nào với bộ máy quân sự khổng lồ của nó. Trong nhiều năm qua, việc máy bay các nước bay lạc vào không phận của nhau trong thời gian ngắn khi hoạt động
ở vùng trời giáp giới không phải là một sự kiện cá biệt và phần lớn chúng đều
được xử lý hòa bình. Kể từ khi Nga mang máy
bay ném
bom đến Syria, đã
nhiều lần máy bay Nga ít
nhiều bay lạc sang không phận Thổ Nhĩ Kỳ khi oanh tạc các mục tiêu của IS và lực lượng đối
lập tại Syria. Tất cả các trường hợp đều
được xử lý trong sự kiềm chế của cả hai phía và
ngay chính
bản thân Nga cũng thừa nhận lỗi thuộc về phần mình khi các phi công
có
sự sai sót đối với các thiết bị dẫn đường
mặt đất.
Lần này F16 khai hỏa bằng tên lửa Sidewinder X9, một loại vũ khí có xác suất diệt mục tiêu cao nhất của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Để
tô
điểm thêm cho tấn bi kịch, lực lượng đối
lập gốc Thổ Turkmen tại Syria loan truyền đoạn Video cho thấy họ bắn hạ một trực thăng Mi8 của Nga đang tiến hành giải cứu hai phi công
nhảy dù từ chiếc Su24 bị bắn rơi. Cũng trong ngày 24/11, nhiều nguồn tin chưa được
kiểm chứng thì lực lượng đối
lập Turkmen tuyên
bố đã bắn hạ cả hai phi công
trên
chiếc Su24 ngay khi họ nhảy dù. Những tin tức nặng nề này không đem lại điều gì tốt đẹp
cho Thổ Nhĩ Kỳ và cả nước Nga, và có
thể đẩy
cả hai vào một cuộc phiêu lưu không mong muốn, thậm chí có thể dẫn động
tới một cuộc chiến toàn cầu.
Nguyên
nhân của cuộc khủng hoảng đột
ngột này bắt nguồn từ đâu? Trong cuộc họp G20 gần đây nhất, Vladimir Putin dù
không
chỉ đích danh nhưng thẳng thừng đề
cập về việc có những quốc gia trong nhóm
G20 đang
tài
trợ cho nhà nước khủng bố IS tại Iraq và Syria. Quốc gia G20 duy nhất tại Trung Đông,
giáp
giới với Syria, là
Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ít ngày
qua, oanh tạc
cơ Nga không còn
thuần túy đánh vào các lực lượng quân sự của IS và các
lực lượng đối
lập. Đã có những đòn oanh tạc nặng nề vào các giếng dầu, các nhà máy lọc dầu đang nằm dưới quyền kiểm soát của IS và đặc biệt là các đòn oanh tạc của không quân Nga vào
các
đoàn
xe chở dầu của IS với hàng nghìn chiếc nối đuôi nhau. Hướng tới của các đoàn xe đó,
bao gồm biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ. Đến
đây
câu
chuyện trở nên sáng sủa hơn nhiều. Người Thổ đang cảm thấy bị mất mối làm ăn, khi việc buôn lậu dầu giá rẻ của IS đang đem
lại cho họ những khoản lợi nhuận kếch xù bất chấp IS đang tiến hành những hành động
tàn
sát
tại Trung Đông
hay đánh
bom giữa châu Âu. Bài toán với Thổ Nhĩ Kỳ khá đơn
giản: Họ đang kiếm được
tiền và chẳng có giọt máu nào của người Thổ rơi khi người Iraq hay Syria bị chặt đầu.
Thậm chí trong 130 người thiệt mạng trong vụ đánh bom của IS tại Paris cũng chẳng hề có người gốc Thổ. Vì vậy mà F16 đã
khai hỏa vào hai chiếc Su24, khi chúng
hoạt động
sát
biên
giới Thổ Nhĩ Kỳ mà theo lời chỉ huy căn cứ không quân gần đó của Nga, thì vừa kết thúc hoạt động
oanh tạc vào một đoàn xe chở dầu của IS. Đoàn
xe chở dầu của IS gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, không khó hình
dung đích
đến của chúng là ở đâu và ai là người đang
kiếm lợi.
Cuộc phiêu lưu này sẽ đi đến
đâu?
Rõ
ràng
các
nước giữa châu Âu đang bị đặt
vào
một bài toán khó. Khi cuộc đánh bom rung chuyển Paris vừa mới diễn ra. Các thiết bị nổ được
tìm
thấy trong nhiều cuộc bố giáp tại Đức,
Pháp,
Bỉ cho thấy IS sẽ không chỉ dừng ở đó thì cuộc chiến của Nga đang được nhiều nước châu Âu hoan nghênh.
Và
hành
động kiếm tiền trên xương máu đồng
minh của Thổ Nhĩ Kỳ chắc hẳn sẽ gây phẫn nộ với nhiều người Pháp. Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia Hồi giáo thế tục duy nhất tại NATO, không
phải lần đầu
tiên
khiến người châu Âu ở một nền văn minh khác phải nhìn với ánh mắt kỳ thị và ghét bỏ. Tuy nhiên, trong luật chơi toàn cầu, quyền lợi quốc gia bao giờ cũng mạnh hơn các khái niệm về đạo
đức. Việc người Nga mang cỗ máy chiến tranh đến Syria cũng chẳng phải vì mục tiêu diệt khủng bố để
bảo vệ hòa bình hay công lý
toàn
cầu. Nước Nga cần bảo vệ đồng
minh Syria, nước
duy nhất cho phép Nga đặt căn cứ quân sự tại Trung Đông
khi các
đòn
tiến công của IS và lực lượng đối
lập Syria đang đẩy Bashar al-Assad vào
bước đường cùng.
Nhưng đó không phải là lý do quan trọng nhất để
Nga điều động
bộ máy chiến tranh đang có phần rệu rã vì thiếu tiền và đồng
rup mất giá kỷ lục kể từ cuộc xung đột với Ucraine. Putin đang
dốc những đồng
dự trữ quốc gia vốn không còn nhiều cho cuộc phiêu lưu tại Trung Đông
để cứu vãn giá dầu vốn là sức mạnh chính của nước Nga trong hai thập niên qua. Chiến tranh càng lan rộng tại cái rốn dầu của thế giới, thì giá
của nguồn tài nguyên quan trọng sống còn này sẽ càng tăng theo các bước leo thang. Sự kiện Su24 bị bắn rơi, sẽ là một nấc thang mới cho lò lửa chiến tranh ở Trung Đông.
Không
khó để hình dung các bước tiếp sau của sự kiện này. Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không thể tìm kiếm sự trợ giúp từ các đồng
minh NATO để
ứng phó với cuộc khủng hoảng. Người Mỹ, người Anh hay người Pháp
chẳng ai hài lòng
gì
với lối bắt tay IS kiếm tiền của Thổ. Đã từ lâu, chính Thổ Nhĩ Kỳ là con đường để
các
thành
phần cực đoan châu Âu
tới Syria tham gia IS và
cũng
từ đó trở về châu Âu và trở thành những nhân tố gây bất ổn tiềm tàng. Điều 5 của hiến chương NATO cũng không
thể được
Thổ vận dụng. Chẳng có trái bom hay phát đạn nào của Nga rơi trên đất
Thổ và máy bay Nga cũng
rơi cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới 4 km. Thậm chí chính người Pháp chứ không phải người Nga sẽ chất vấn Thổ về bằng chứng xâm phạm của máy bay Nga với không phận Thổ nếu quốc gia này đòi
hỏi các đồng
minh NATO phải
sát
cánh
với mình. Thổ gần như sẽ phải đối
mặt một mình với cuộc khủng hoảng và hẳn người Thổ đang cầu mong hai phi công
Su24 thực sự còn sống để
họ có thể kiểm soát căng thẳng với Nga. Nếu hành vi khai hỏa của chiếc F16 là một toan tính đã
được lập trình thì lần này Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp sai lầm khá nặng.
Điều mà cả thế giới đang quan tâm
là
Putin sẽ làm gì? Sự tổn thất quan hệ ngoại giao và thương mại song phương là điều khó tránh khỏi dù nó sẽ mang đến thiệt hại cho cả hai phía. Trong bối cảnh bị châu Âu cấm vận, Nga cũng không
vui vẻ gì khi các đối tác thương mại ít ỏi của mình bị xói mòn. Putin sẽ không tấn công đáp trả Thổ về mặt quân sự. Điều đó sẽ dẫn tới một cuộc đối
đầu trực tiếp với NATO và chắc chắn sẽ kết thúc bằng một cuộc chiến tranh thế giới mới. Nga có thể đẩy
mạnh cuộc chiến tuyên truyền về hành vi bắt tay IS của Thổ Nhĩ Kỳ, điều sẽ tác động
rất mạnh tới người Pháp hay người Đức,
những nước vừa bị đánh bom hay tìm
thấy các thiết bị nổ đe dọa mạng sống người dân. Ngoài ra nước Nga sẽ tận dụng triệt để
cơ hội này để
đẩy lò lửa Trung Đông
vào
một cao trào mới nhằm cứu vãn giá dầu vẫn chưa có dấu hiệu về hồi phục. Nga chắc chắn sẽ tăng mạnh cỗ máy quân sự của mình tại Syria. Các
oanh tạc cơ Nga giờ đây sẽ ưu tiên chăm sóc cho các đoàn
xe chở dầu của IS đến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ một cách triệt để.
Lực lượng đối
lập Syria gốc Thổ - người Turkmen tại vùng biên giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là mục tiêu chính của Nga trong những ngày sắp tới. Không quân
Nga hoạt động
tại biên giới giáp Thổ chắc chắn sẽ có các máy bay tiêm kích
bay kèm
oanh tạc cơ, điều khiến Thổ bị đặt
bên
miệng hố chiến tranh. Nga cũng
có
thể triển khai các thiết bị phòng không mặt đất
S300 và
S400 để kiểm soát vùng trời tại biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ. Tầm bắn của các thiết bị phòng không tiên tiến này lên tới 300 - 400 km. Kịch bản tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng, là Nga sẽ tìm cách bẫy máy bay F16 của Thổ Nhĩ Kỳ ra vùng giáp
giới và bắn hạ chúng bằng máy bay tiêm kích
Su30 SM hoặc
các
phương tiện phòng không mặt đất,
điều không dẫn đến
chiến tranh Nga - NATO nhưng sẽ đẩy
căng
thẳng toàn cầu lên một tầm cao mới. Và giá dầu, chắc chắn sẽ tăng.
Các
nước châu
Âu,
gần đây nhất đã gia hạn lệnh cấm vận Nga tới giữa năm 2016. Vũ khí
của châu Âu đe dọa Nga hầu như không còn gì trong 6 tháng tới. Trong khi đó,
Putin lại có nhiều lựa chọn cho mình để thoát khỏi vũng lầy. Hai sức mạnh chính của nước Nga, là nguồn dầu và vũ khí. Không có gì ngạc nhiên nếu tổng thống Vladimir Putin tiếp tục dùng vũ khí để
cứu lấy giá dầu. Cuộc phiêu lưu mới của Putin ở Trung Đông,
rồi sẽ đi đến
đâu
trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn?
FB Lang Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét