Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2016

Điều gì quyết định giá dầu thế giới trong tương lai *


Vụ siêu tàu chở dầu đầu tiên cùng khí tự nhiên của Mỹ tới Brazil có đánh dấu sự kết thúc những hy vọng của Nga lên tâm thế của một siêu cường năng lượng? Tại sao các công ty Mỹ không cho phép tăng giá các nguồn năng  lượng? Có ai sẽ cần đường ống dẫn khí đốt của Nga? Lúc đó Nga sẽ lấy gì để sống?

Hôm thứ Năm, tại cảng Sabine Pass ở bang Texas siêu tàu chở dầu Asia Vision đã bốc hàng. Hàng mà nó sẽ chở đến Brazil trong vài ngày tới, là bất thường. Đây là khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. Do tồn tại trong hơn bốn mươi năm của lệnh cấm xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt từ các cảng của Hoa Kỳ, ngoại trừ Alaska, nơi mà một lượng nhỏ khí thiên nhiên được xuất khẩu sang Nhật Bản, khí tự nhiên hóa lỏng trước đây chưa bao giờ được gửi đến người tiêu dùng nước ngoài. Đây không phải là một thử nghiệm. nhà sản xuất khí đốt tự nhiên Mỹ tập đoàn Chenier đã xây dựng một cảng biển, đặc biệt dùng để nạp khí tự nhiên hóa lỏng, mà nó đã được sản xuất tại hai nhà máy do nó xây dựng.

Mặc dù dự án xuất khẩu khí  đốt quy mô lớn của Mỹ đã phát triển một vài năm trước đây với hy vọng giá cao hơn, Chenier không bận tâm việc giảm giá của nguyên liệu, nó có kế hoạch tích trữ  khối lượng của mình. Đến năm 2020, các đại diện của công ty dự đoán, Hoa Kỳ sẽ là một trong ba nhà xuất khẩu khí thiên nhiên lớn nhất trên thế giới. 


Khoảng hai tháng trước đây, vào đêm trước của năm mới từ một cảng khác của Texas là Corpus Christi siêu tàu chở dầu  Theo T đã rời cảng với một lô hàng hóa là dầu thô cho người tiêu dùng Pháp. Đó là chuyến hải hành thường xuyên đầu tiên của tàu chở dầu với lô hàng là dầu xuất khẩu của Mỹ trong hơn bốn mươi năm. Một vài ngày sau, siêu tàu chở dầu cùng với dầu mỏ Mỹ đã khởi hành từ Houston tới Hà Lan. Dữ liệu về bao nhiêu tàu đã chở dầu từ các cảng Mỹ trong hai tháng qua hiện chưa có, tuy nhiên nhiều khả năng số lượng của chúng đã tăng lên.

Các nhà sản xuất dầu mỏ và khí đốt của Mỹ đã được trao quyền tự do xuất khẩu sản phẩm của họ trong tháng mười hai, sau khi bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu được áp đặt bốn mươi năm qua. Lệnh cấm được đưa ra sau thông báo của các nước - thành viên của OPEC cấm bán dầu cho các đồng minh của Israel. Mỹ hiện vẫn là nước nhập khẩu dầu, nhưng việc mua hàng của nó sau mười năm đã giảm đến 32 phần trăm, còn việc phát hiện nguồn gần như không đáy của hydrocacbon trong mười năm qua - trong dạng dầu đá phiến sét và khí đốt tự nhiên - đã thuyết phục được ngay cả những người hoài nghi cực đoan nhất trong Quốc hội và Nhà Trắng là việc xuất khẩu hydrocarbon của Mỹ được chiết xuất từ lòng đất không đe dọa đến an ninh năng lượng của Mỹ. Hơn nữa, một số người ở Capitol Hill thậm chí đã đặt tên thánh cho dầu và khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ là "công cụ của tự do". Điều này đề cập đến giải thoát khỏi áp lực, sự bức chế và hành vi không thể đoán trước của điện Kremlin, mà đối tượng là nhiều nước láng giềng của Nga. Những người lạc quan hy vọng rằng đầu ra của dầu và khí của Mỹ ra thị trường thế giới sẽ dẫn tới tạo ra thị trường dầu khí thế giới thực. Đây là một thị trường tự do, như các đối thủ của Kremlin hy vọng, chắc chắn ngăn chặn thế giới khỏi sự gia tăng nhân tạo của giá dầu và ngăn cản hoặc làm dịu ham muốn địa chính trị của các nhà lãnh đạo Nga.


Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Mỹ đang bắt đầu từ lượng nhỏ. Điều gì có thể nói hôm nay về triển vọng xuất khẩu các nguồn tài nguyên năng lượng của Mỹ?

- Hoa Kỳ đã trở thành nhà sản xuất dầu hàng đầu trên thế giới, - ông Michael Ted nói - Chỉ cần một vài năm trước đây, Mỹ là nhà nhập khẩu lớn nhất. Bây giờ nhập khẩu bị thu hẹp, trong khi triển vọng xuất khẩu trông rất hấp dẫn. Khoảng mười năm trước đây, chúng tôi đã sản xuất 5 triệu thùng dầu mỗi ngày. Bây giờ - hơn 10 triệu thùng. Mở rộng sản xuất chủ yếu là do đá phiến dầu, cái gọi là dầu nhẹ, rất hấp dẫn đối với người tiêu dùng ở châu Âu và châu Á. Trong bản thân nước Mỹ, vì nhiều lý do các nhà máy lọc dầu được thiết kế để xử lý nhiều hơn các loại dầu nặng. Vì vậy, nó có thể được giả định rằng một lượng đáng kể dầu "nhẹ" sẽ được xuất khẩu và để giảm nhập khẩu dầu ngoại của Mỹ. Kết quả là, người tiêu dùng sẽ lần đầu tiên nhận được một đối tác đáng tin cậy không gây ra cú sốc địa chính trị trong thị trường dầu mỏ toàn cầu. Trong quan hệ với các nhà sản xuất Mỹ sự lo lắng vốn có trong quan hệ với các nhà xuất khẩu Trung Đông nằm ở một khu vực không ổn định được loại trừ, hoặc với Nga, nước đã chứng minh là sẵn sàng sử dụng năng lượng như một công cụ chính trị. Dầu của Mỹ có khả năng được các nước châu Á của Nga hay của Ả Rập - đồng minh của chúng ta ưa thích. Và tôi cho rằng đó là một tiềm năng cho xuất khẩu hàng  triệu thùng dầu mỗi ngày.

- Vừa mới đây công bố việc bắt đầu bốc khí hóa lỏng LNG của tàu chở dầu đầu tiên, sẽ chuyển khí đốt tự nhiên của Mỹ từ Louisiana đến Brazil. Liệu điều này có nghĩa là sự xuất hiện của một đối thủ cạnh tranh thực sự của "Gazprom", ví dụ, tại thị trường châu Âu?

- Liên minh châu Âu đã đặt nhiệm vụ chính trị của việc đạt được độc lập từ nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên của Nga, loại Nga khỏi vị trí độc quyền trên thị trường châu Âu và khả năng sai khiến giá cho các nước Đông Âu. Trong bối cảnh này, các nhà xuất khẩu khí tự nhiên Mỹ chắc chắn có triển vọng tốt. Hiện tại, chúng ta đang nói về khả năng xuất khẩu khối lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng từ Hoa Kỳ trong tương lai gần. Đang thi công các nhà máy khí hóa lỏng sẽ sản xuất khoảng 85 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên mỗi năm. Các cơ sở này sẽ được đưa vào hoạt động trong ba năm tới. Để dễ hiểu quy mô, châu Âu tiêu thụ hiện tại là khoảng 450 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, và xuất khẩu của Nga sang châu Âu khoảng 150 tỷ mét khối. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ đã cho phép xuất khẩu 120 tỷ mét khối khí một năm cho các quốc gia mà không có một thỏa thuận thương mại tự do với Mỹ, đó là, hầu như bất cứ nước nào có thể mua khí đốt này. Và nếu giá khí tự nhiên sẽ hấp dẫn các nhà sản xuất Mỹ, chúng ta có thể mong đợi một sự gia tăng mạnh về sản lượng khí đốt và xuất khẩu. Washington dự kiến ​​đến năm 2020, sẽ tăng mức giới hạn xuất khẩu lên đến 200 tỷ mét khối một năm, và nó đã vượt quá khối lượng xuất khẩu của Nga sang châu Âu.

- Nhưng liệu người tiêu dùng có sẵn sàng chấp nhận các khí tự nhiên của Mỹ?

- Tây Bắc châu Âu chủ yếu là sẵn sàng. Ở đấy có rất nhiều cảng biển và các phương tiện lưu trữ cho nhập khẩu 230 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Chỉ phát sinh khó khăn với việc vận chuyển khí đốt vào Trung và Đông Âu, nơi trong thực tế, nó phải cạnh tranh với khí đốt của Nga.

- Nhưng có lẽ, câu hỏi đặt ra về chi phí khí đốt của Mỹ, đó là cần thiết để vận chuyển dưới dạng lỏng và bằng đường biển trên một khoảng cách dài. nó sẽ phải cạnh tranh với khí đốt của Nga?

- Thế giới vẫn chưa nhận thức được thực tế mới là việc khai thác khí đốt tự nhiên đã trở thành một loại sản xuất khí theo quá trình băng tải. Bây giờ không có cần phải bỏ những khoản tiền lớn vào việc tìm kiếm các mỏ khí tự nhiên. Khai thác khí bây giờ có thể được so sánh với việc xây dựng các loại xe. Mỗi năm, sự cải tiến quy trình công nghệ cho phép giảm chi phí sản xuất khí đốt. Cùng với việc giảm giá khí đốt chi phí sản xuất cũng đang giảm. Vấn đề là chi phí cho việc cung cấp các đường ống dẫn khí. Giao thông vận tải vẫn là yếu tố đắt nhất trong chuỗi xuất khẩu, và trong vấn đề này vẫn chưa xảy ra cuộc cách mạng công nghệ.

Nhưng trong mọi trường hợp, nhờ cuộc cách mạng khí đá phiến Hoa Kỳ đã trở thành nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất. Bây giờ Mỹ sản xuất khoảng 750 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, một nửa nhiều hơn trong một thập kỷ trước,  nhiều hơn một chút so với ở Nga. Đến năm 2020, sản lượng có thể đạt 1 nghìn tỷ mét khối. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của nó chắc chắn sẽ tăng lên. Không thể thoát khỏi thực tế mới này, - nhà phân tích Mỹ Michael Ted nói.

- Điện Kremlin liệu có cảm thấy, ẩn dụ mà nói, hơi thở dầu lửa Mỹ đang ở sau đôi vai của mình?

- Tác động đang có trong nền kinh tế Nga, ngân sách của Nga đang trong một tình huống khủng hoảng - ông Paul Gregory nói. - Tôi ngạc nhiên là mọi người đang không hiểu điều này.

- Tình huống khủng hoảng là gì? Đối với người dân Nga, tôi nghĩ, một tình huống khủng hoảng - khi anh ta không được trả lương, khi các cửa hàng không có thức ăn, đó là cuộc khủng hoảng đối với anh ta.

- Tôi nghĩ rằng tất cả những hiện tượng này đang tồn tại ở Nga, quy mô của cuộc khủng hoảng đang ngày càng tăng, không có lập chỉ số lương hưu, không thanh toán tiền lương, vẫn còn chậm trả lương trong giới công chức. Ở khắp mọi nơi đều có các chỉ số của cuộc khủng hoảng, theo ý kiến ​​của tôi. Đây là sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng, chúng ta không ở giữa.

- Có thể nói được không, rằng đây là sự giảm của giá dầu, giá năng lượng đã thực sự hoàn toàn làm suy yếu mô hình kinh tế của Nga, trong đó Putin đã cố gắng để tạo ra?

- không có Putin gì ở đây cả, - ông Mikhail Bernshtam nói. - Tôi buộc phải nói ở đây để bảo vệ Putin. Đầu tiên, vào những năm 2000, tất cả mọi thứ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và đặc biệt là các nhà đầu tư phương Tây đã bình chọn bằng tiền riêng của mình, về một thực tế rằng sự phát triển của ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt ở Nga - là lợi thế cạnh tranh so sánh của nó và đó là tương lai của nó. Không ai đã tính toán, và không để ý rằng trước mắt của chúng ta đã xảy ra ít nhất hai cuộc cách mạng công nghệ, và có lẽ là ba. Đầu tiên - đó là một cuộc cách mạng đá phiến sét trong việc sản xuất dầu và khí đốt. Thứ hai - tạo ra các cách thức mới để tạo ra và vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng, làm thay đổi toàn bộ hình ảnh của thế giới. Thứ ba là hiện tại - đó là chiếc ô tô điện. Tất cả điều này được thực hiện cùng nhau rất nhiều thay đổi toàn bộ hình ảnh của cấu trúc công nghệ và cơ cấu công nghiệp của các nước đang phát triển. Xin đưa ra một ví dụ nhỏ nhất, nhớ lại rằng kể từ đầu những năm 80 và cho đến ngày nay hầu như suốt thời gian đó là nói về việc xây dựng những đường ống dẫn khí đốt mới. Bây giờ, nếu chúng ta nhìn vào những con số và vào tương lai, chúng ta sẽ thấy rằng các đường ống là không cần thiết - đó là một ngành công nghiệp lỗi thời. Urengoy - Uzhgorod chuyển 28 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, "Nord Stream – dòng chảy phương Bắc" được ca tụng cho qua đến 55 tỷ mét khối khí một năm, nhưng chỉ cần khoảng năm mươi hoặc 70 tàu lớn mang cùng một lượng trong hình thức của khí tự nhiên hóa lỏng, thì các đường ống dẫn khí đốt này là không cần thiết.

- Nếu, thưa giáo sư, các đường ống dẫn dầu khí, mà điện Kremlin rất thích nói về việc xây dựng chúng, như ông nói, không còn ai cần thiết, có thể hùng hồn tuyên bố về thất bại trong đặt cược của Putin về việc biến Nga thành một siêu cường năng lượng?

- Đây đã là điều không thể do kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Đặt cược không phải do Vladimir Putin, đặt cược đã được thực hiện bởi cộng đồng thế giới, và không phải trong đầu những năm 2000 mà vào đầu thập niên 1970 sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Đó là khi chính phủ Liên Xô đã quyết định rằng lợi thế cạnh tranh không phải là lúc nào cũng để bắt kịp phương Tây về công nghệ và phát triển công nghiệp, mà là trong việc đặt cược trên một luận án rất đơn giản: để xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt, nhập khẩu thực phẩm và hàng tiêu dùng. Có một cơ hội trong đầu những năm 90 sau khi bắt đầu cải cách để thay thế mô hình này. Điều này đã không được thực hiện. Họ đã làm gì? Họ đã tham gia vào việc phân phối lại tài sản trong những ngành công nghiệp mà sau đó đã tỏ ra lạc hậu. Và bây giờ, trong những năm 2000, khi giá dầu tăng, họ đã quyết định rằng bây giờ cuối cùng là sẽ làm. Bạn biết đấy, nó làm tôi nhớ đến câu nói nổi tiếng, mà được cho là của Albert Einstein. Điên rồ là gì: điên rồ - là làm đi làm lại một điều tương tự và chờ đợi các kết quả khác nhau. Thế đấy, họ đã làm điều đó tới lần thứ ba liên tiếp - đây không phải Putin, đây là lần thứ ba liên tiếp người ta đã làm nó trong những năm 2000, và bây giờ kết cục của điều này đã đến.  

- Giáo sư Gregory, sự thất bại của khái niệm siêu cường năng lượng?

- Tôi không đồng ý với giáo sư Bernshtam. Ông nói rằng đây không phải là lỗi của ông Putin, nhưng ông Putin ở điện Kremlin đã 15 năm. Khi ông trở thành tổng thống, ông hứa sẽ đa dạng hóa nền kinh tế, nhưng đã không thực hiện lời hứa đó. Tôi nghĩ rằng ông ấy đã không thể thực hiện lời hứa đa dạng hóa do thực tế rằng không có quyền sở hữu. Có các doanh nghiệp ở Nga, có những người tốt, những người đã thành lập nhà máy, các doanh nghiệp mới, và vân vân … nhưng bây giờ họ có những khích lệ gì? Họ hoàn toàn không có khuyến khích gì bởi vì họ biết rằng nếu họ thành công, điện Kremlin sẽ lấy tiền của họ - đây là lỗi của ông Putin, không phải là Quỹ Tiền tệ Quốc tế và vân vân. Luôn luôn có lựa chọn để thay đổi công việc.

- Paul Gregory, hấp dẫn để hỏi ông nghĩ thế nào, rằng sự thiếu tầm nhìn xa của Putin, các cố vấn tồi, việc theo đuổi lợi nhuận dễ dàng là lý do? Tại sao điện Kremlin giẫm lên những cái bừa cỏ tương tự từ những năm 70?

- Tôi không thể nhìn vào bộ não của ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy hiểu rằng năng lượng - đó là một vũ khí chính trị. Nếu ông ấy có một siêu cường năng lượng, ông ấy sẽ có sức mạnh chính trị trên sân khấu thế giới. Tôi nghĩ rằng ông ấy nhận ra những lợi thế của chính sách.

- Đó là đã sai gấp đôi? Ông ta đã tin vào huyền thoại của một siêu cường năng lượng, và vào tương đương với một siêu cường ?

- Vâng, tôi nghĩ rằng ông ta đã hành động rất ngu ngốc, đặc biệt là ở thị trường khí đốt châu Âu. Bởi vì ông đã phá hủy thị trường châu Âu do việc ông ta đã sử dụng khí đốt như một vũ khí chính trị. Khi châu Âu nhận ra điều này, họ bắt đầu nhập khẩu, tìm kiếm các nguồn mới, và như vậy. Đó rõ ràng là một sai lầm của Putin.

- Nếu doanh thu dầu mỏ và khí đốt đã cho Putin các cơ sở để tham khảo, có thể nói, chính sách đối ngoại của siêu cường, có thể giả định, là sự vắng mặt của các khoản thu này sẽ được phản ánh trên các chiến dịch của ông ấy tại Ukraine và Syria?

- Tôi nghĩ rằng hoàn toàn có thể, nó không quá đắt, - ông Paul Gregory nói. - Tôi đã có một chút ngạc nhiên, bởi vì họ tin rằng Ukraine đáng giá một tỉ một năm đối với Nga - đây không phải là số tiền lớn trên thế giới. Tôi đã đọc rằng cuộc chiến ở Syria có giá trị 2-5 triệu đô la một ngày. Tôi nghĩ rằng đây không phải là một vấn đề Putin, vấn đề của Putin - đó là không trả đủ lương hưu, là giảm nguồn ngân sách. Điều này đáng cho Putin hơn là những hành động quân sự ở Ukraine và Syria. Tôi nghĩ, nhưng tôi không là chuyên gia trong vấn đề này.

- Giáo sư Bernshtam, đặt cược vào xuất khẩu dầu đã phá sản, Kremlin phải làm gì?

- Nếu bạn thực hiện một đặt cược, bắt đầu từ năm 1973, sau đó từ đầu những năm 90, và sau đó là lần thứ ba trong những năm 2000, tỷ lệ đặt cược trên các mối quan hệ kinh tế quốc tế rất đơn giản - xuất khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhập khẩu hàng hóa thực phẩm và người tiêu dùng. Trong tình huống này, khi các nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm giá, chính phủ thấy mình ở một vị trí rất khó khăn, chính phủ Liên Xô trong nửa cuối những năm 80 cũng đã như vậy, khi giá dầu thế giới giảm. Khi đó, chúng ta phải hoặc vay trên các khoản vay trên thị trường thế giới, hoặc bằng cách buộc người dân phải chấp nhận sự suy thoái của cuộc sống. Câu hỏi quan trọng là: làm thế nào người dân chấp nhận hòa bình điều này? Trong năm 2013-14, 51 phần trăm của doanh thu từ dầu và khí đốt. Có nghĩa, nó đã giảm xuống còn 44 phần trăm vào năm 2015, bây giờ nó được dự kiến ​​sẽ giảm đến 35 phần trăm trong năm 2016, ngân sách từ nguồn này sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, bằng số học có thể thấy để duy trì mức sống hiện tại của người dân là không thể được, dù thông qua ngân sách hoặc thông qua nhập khẩu.

- Paul Gregory, liệu đầu ra của Mỹ sang các thị trường thế giới của dầu và khí đốt có đặt chữ thập lên mô hình phát triển năng lượng này của Nga?

- Rất khó để dự đoán tương lai, luôn luôn có những sự kiện bất ngờ, có thể sẽ có một cuộc khủng hoảng ở Ả-rập Xê-út, có thể sẽ có một cái gì đó hoàn toàn bất ngờ. Nếu không có nguồn thu từ dầu cuộc sống ở Nga sẽ tồi tệ hơn, như  giáo sư Bernshtam đã nói. Có lẽ ông Putin sẽ tồn tại, nhưng mức sống của người dân Nga sẽ giảm. Hiện tại, có thể đã giảm xuống 15 phần trăm. Tôi không thấy, ở đâu sẽ có một động lực tích cực nào đó, bởi vì bạn không thể nhìn thấy triển vọng phát triển trong ngành công nghiệp hay dịch vụ ở Nga.

- Giáo sư Gregory, như tôi được biết, trong trường hợp của Kremlin niềm hy vọng đối với việc tiếp tục của phép lạ dầu rồi cuối cùng sẽ chết. Từ xa xôi đó vẫn lan truyền những dự đoán rằng giá dầu sẽ trở lại gần như đến một trăm đô la một thùng. Ông có dám làm một dự đoán rằng điều này sẽ không xảy ra?

- Hãy để giáo sư Bernshtam trả lời.

- Hãy để tôi làm một cái gì mà tôi hiếm khi nào làm, tôi sẽ liều để thực hiện một dự đoán cho tương lai, - ông Mikhail Bernshtam nói. - Tôi cho bạn hai thông số quan trọng - 36 và 80. 36 đô la một thùng - là mức giá trung bình của dầu tại Hoa Kỳ, cho dầu truyền thống và đá phiến. Sản xuất dầu đá phiến dao động từ 23-50 USD mỗi thùng, 36 là giá trung bình. Trong tình huống này, nếu giá dầu tăng lên ít nhiều trên thị trường thế giới vì những lý do khác nhau, hoặc do cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, hoặc do tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc, vì bất kỳ lý do nào, trong tình huống này chỉ cần 80 ngày để các giếng đá phiến sét mới đi vào hoạt động, hoặc tiếp tục sản xuất, hoặc bắt đầu một sản xuất mới.

- Ông muốn nói rằng ở Mỹ các công ty chỉ cần có 80 ngày để bắt đầu một sản xuất mới trong trường hợp có thay đổi thuận lợi trong điều kiện thị trường?

- Đúng vậy, họ đang có, những giếng dầu đang ở đó. Đó là, nếu giá dầu tăng lên trên $ 36, nó không thể đi cao hơn trong thời gian dài hơn 80 ngày, bởi vì tại thời điểm này lập tức một đợt sản xuất mới  bắt đầu. Tất cả những giếng này được đóng lại, khi chúng được mở ra, giá giảm, họ đóng lại. Giá cân bằng thế giới hiện nay của dầu sẽ chính là giá chi phí theo các điều kiện công nghệ sản xuất của giếng dầu đá phiến sét biên tại Hoa Kỳ.

- Nói cách khác, đầu ra của người Mỹ vào các thị trường dầu mỏ toàn cầu giết chết bất kỳ hy vọng nào cho việc tạo ra một siêu cường năng lượng của Nga?

- Cuộc cách mạng đá phiến sét đã đặt dấu chấm hết cho hy vọng của Nga, nó đã chấm dứt vai trò của Saudi Arabia trên thế giới và nó cũng chấm dứt ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Trung Đông trên nền kinh tế toàn cầu. Không có gì giống như những cú sốc đã xảy ra trong nền kinh tế thế giới, những suy thoái kinh tế ở phương Tây vào năm 1973 và vào năm 1979, không có gì như thế sẽ xảy ra. Bởi vì các nguồn tài nguyên dầu đá phiến sét và khí đá phiến ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác là không giới hạn, nó có nghĩa đầy đủ rằng, trong tình hình hiện nay, khi giá tăng lên ngay lập tức sản xuất tăng. Bởi khi tiến bộ công nghệ sẽ tiếp tục, chi phí sẽ giảm, dầu và khí đốt sẽ được rẻ hơn. 80 ngày chi cho nó để tăng cường sản xuất trong các giếng đá phiến mới sẵn có và cũng mất trung bình 80 ngày để đảm bảo rằng tàu chở dầu hoặc khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Hoa Kỳ đến bất cứ nơi nào trên thế giới, đến Nhật Bản, châu Âu nơi mà Hoa Kỳ đang chuyển giao. Trong tình huống này, tất cả những nước đã từng sử dụng để có thể đưa thế giới vào sự lệ thuộc mình, có thể là Ả Rập Saudi, và các nước Trung Đông khác, hoặc cho dù đó là Nga - họ đã mất đi vai trò toàn cầu của họ, họ đã dựa vào sự lạc hậu, họ đã dựa trên các ngành công nghiệp không hứa hẹn.

- Paul Gregory, nếu giáo sư Bernshtam vẽ ra cho chúng ta một viễn cảnh thích hợp, chúng ta có thể nói rằng Nga là nạn nhân cuối cùng của lời nguyền dầu này?

- Có. Tôi đồng ý với tất cả mọi thứ mà Giáo sư Bernshtam đã cho biết.

- Những gì Giáo sư Bernshtam nói, nghe rất buồn. Nga  có những triển vọng gì trong ý nghĩa này?

- Khó nói. Sự xuất hiện của chế độ mới, có lẽ, cung cấp cho khách hàng những tiềm năng, một số cải cách kinh tế nào đó sẽ cung cấp một quyền nào đó trên tài sản, sự kết thúc của đầu sỏ, chấm dứt tham nhũng. Sau đó, tôi không thấy lý do tại sao Nga không thể phát triển như một quốc gia bình thường. Nhưng tất cả đều phụ thuộc vào chính sách.

- Giáo sư Bernshtam, vấn đề chính trị hay nước Nga của lạc hậu vô vọng? Tôi nhớ là ông đã nói rằng nó là lạc hậu vô vọng.

- Không, tôi hoàn toàn đồng ý với Giáo sư Gregory, vấn đề luôn có trong bất cứ nước nào, không chỉ ở Nga, luôn có vấn đề của sự lựa chọn chính sách kinh tế. Nhưng nếu giữ lâu dài chính sách kém phát  triển, chính sách về tài nguyên thiên nhiên hoặc các sản phẩm như vậy, mà bây giờ có giá trị trên thị trường thế giới, và ngày mai các nhu cầu với chúng giảm, hoặc các cuộc cách mạng công nghệ thay thế, sau đó đất nước đang phải chịu trong một thời gian dài lạc hậu, cho đến khi nó thay thế các chính sách kinh tế của chính mình.

- Paul Gregory, khí đốt ở Mỹ sẽ giải phóng châu Âu và thế giới khỏi sự phụ thuộc năng lượng vào Nga?

- Khó nói. khí đá phiến - đây là một hiện tượng hoàn toàn mới, chúng tôi không biết, những giá so sánh sẽ là gì. Tôi sẵn sàng trả lời sau hai năm, nhưng tôi không thể trả lời ngay bây giờ.

- Mikhail Bernshtam, cuối cùng, đang hiện thực dự báo của những người nói rằng việc xuất khẩu dầu và khí của Mỹ - công cụ tốt  nhất để khuyên răn với Tổng thống Putin và điện Kremlin?

- Các nước công nghiệp phát triển và các nước nghèo đang phát triển không còn phụ thuộc vào các nước sản xuất và xuất khẩu năng lượng. Đó là điều quan trọng nhất. Từng có thị trường của người bán, họ có thể sai khiến giá riêng của mình và có thể ra lệnh điều kiện chính trị của nó. Nga có thể yêu cầu một cái gì đó, Saudi Arabia có thể đòi hỏi một cái gì đó, Iran có thể đòi hỏi một cái gì đó - tất cả đã qua, bây giờ là thị trường của người mua. Hoa Kỳ và Úc trong những năm tới sẽ đưa ra thị trường thêm khoảng 150 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên hóa lỏng, và nó gần bằng xuất khẩu của Nga. Điều này dẫn đến thực tế là không cần bất kỳ đường ống dẫn dầu khí nào, không cần bất kỳ khoản đầu tư vốn dài hạn nào vào công ty liên doanh tại Đức và Nga, sẽ không có một "Nord Stream" thứ hai, mà sẽ là các tàu chở dầu của Mỹ. Nút thắt nghiêm trọng nhất - thiếu các tàu chở dầu, cần phải đóng thêm 100 tàu như vậy để có thể mang khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ đến Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu, Hàn Quốc, và tất cả. Ngay cả nếu bây giờ cai trị nước Nga không phải người đàn ông này, mà là mẹ Teresa hoặc St. Seraphim của Sarov - tất cả điều này sẽ không có sự khác biệt nào, bởi vì khí thiên nhiên hóa lỏng Mỹ, có tính đến giá vận chuyển và chi phí vận chuyển rẻ hơn so với khí đốt của Nga tới qua các đường ống đến châu Âu . Vì lý do thuần túy kinh tế Mỹ sẽ giành chiến thắng trên thị trường  khí đốt.   

Nguyen Hong (theo "Tiếng vọng nước Nga)

Ghi chú (*) - Tiêu đề của NSGV

© Non sông Gấm vóc, 2016 – Tác gi (dch gi) gi bn quyn. Bn đc có th lưu gi các bài viết (bn dch) ca Non sông Gấm vóc đ s dng cho cá nhân mình, chia sẻ nguyên văn và min phí trên internet có kèm dẫn nguồn. Mi hình thc s dng khác như in n, sao chép, hiu đính li các bài viết (bn dch) này, dù là mt phn hay toàn b, đ phát hành trong các n phm như sách, báo chí, lun văn, giáo trình, hay nhm mc đích thương mi (k c ti các trang blog, thư vin đin t trên internet mà đ đc được hay ti xung người đc phi trả tin đ m tài khon) v.v. đu vi phm bn quyn nếu không nhn được s đng ý bng văn bn ca tác gi (dch gi).

Không có nhận xét nào: