Nhà hát lớn Hà Nội do KTS Hồ Thiệu Trị chủ thầu thi công tu sửa. |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
vừa liệt kê một loạt nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nhà thầu Trung Quốc trúng thầu
khi bị nhiều ý kiến chất vấn. Theo bộ này giải thích thì đúng là có chuyện
Trung Quốc họ trúng thầu nhiều trong các dự án đầu tư tại Việt Nam. Thật cay đắng
làm sao!
Theo giải thích của
Bộ thì nó có các nguyên do:
- Một là sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Để vay vốn Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.
“Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc nhà thầu Trung Quốc trúng thầu nhiều ở Việt Nam”.
- Hai là chất lượng lập, phê duyệt dự án còn thấp, chưa xác định được một cách
tương đối chính xác về công nghệ, khối lượng cũng như tổng mức đầu tư của dự án
dẫn đến phát sinh khối lượng khi thực hiện.
- Ba là phê duyệt tổng mức đầu tư thấp dẫn đến các nhà thầu chào công nghệ tiên
tiến, xuất xứ từ các quốc gia phát triển đều không trúng thầu do vượt tổng mức
đầu tư.
Tôi muốn kể lại một
câu chuyện có thật mà tôi biết và báo Thanh niên đã một thời bị "lên bờ
xuống ruộng" khi đăng dài kì về những điều khuất tất xung quanh chuyên nhà
nước ta quyết định đầu tư xây dựng sân vận động Quốc gia Mỹ Đình năm xưa,
không đúng mong mỏi của người dân. Đó chính là thời kỳ nước ta xin đăng cai tổ
chức Seagame lần thứ 20.
Vì chúng ta chưa có khu liên hợp thể thao Quốc gia cho ra hồn cho nên buộc phải
đầu tư một sân vận động cho hoành tráng âu cũng là việc cần thiết.
Ngày đó, nước ta có 2 nhà thầu là ứng viên nặng ký cho việc trúng thầu xây dựng sân vận động Quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Ngày đó, nước ta có 2 nhà thầu là ứng viên nặng ký cho việc trúng thầu xây dựng sân vận động Quốc gia, trong đó có Trung Quốc.
Người tham gia trong nhóm thiết kế của phía CHLB Đức ngày đó có kiến trúc sư người gốc Việt ở Pháp là ông Hồ Thiệu Trị. Ông cũng chính là người chủ thầu thi công tu sửa Nhà hát lớn Hà Nội để phục vụ Hội nghị thượng đỉnh 7 các nước nói tiếng Pháp năm 1997 tại Việt Nam mà nước ta đăng cai. Tác phẩm mà ông tu sửa chỉnh trang quả là ấn tượng và được dư luận đánh giá cao, miễn bàn cãi.
Thiết kế mà KTS Hồ Thiệu Trị xây dựng SVĐ Mỹ Đình được bắt đầu từ một ý tưởng
rất thông minh và tuyệt vời. Nếu nhìn từ trên cao xuống ,mái che của sân chính
là hình mặt trống đồng Đông Sơn truyền thống và đã ắm giải nhất về thiết kế.
Thế nhưng họ lại bị loại mà dùng thiết kế của Trung Quốc để chính Trung Quốc
xây dựng. Nếu như ngày đó mà chúng ta quyết định triển khai xây dựng thì có lẽ
Việt Nam sẽ có một công trình thể thao tuyệt đẹp vì có dáng kiến trúc và nét
văn hoá để đời .
Kiến trúc của sân rất chi tiết và rất hài hoà, hiện đại của lối kiến trúc Châu
Âu nhưng lại mang cốt cách Việt rất rõ,rất đặc trưng và không trộn lẫn với ai.
Tuy nhiên, phía CHLB Đức, cụ thể là của công ty kiến trúc Philipp Holzmann International đã bị loại để Trung Quốc được "thắng thầu" theo một kiểu không giống ai, trong đó có lý do là giá của họ đưa ra thấp hơn giá dự kiến của chủ đầu tư đã thuê thẩm định so với một nước Tây âu dự thầu và xây theo kiến trức mà CHLB Đức thiết kế.
Tuy nhiên, phía CHLB Đức, cụ thể là của công ty kiến trúc Philipp Holzmann International đã bị loại để Trung Quốc được "thắng thầu" theo một kiểu không giống ai, trong đó có lý do là giá của họ đưa ra thấp hơn giá dự kiến của chủ đầu tư đã thuê thẩm định so với một nước Tây âu dự thầu và xây theo kiến trức mà CHLB Đức thiết kế.
Báo Thanh niên ngày đó, nhà báo Hoàng Hải Vân đã viết nhiều kỳ liền phân
tích,so sánh giữa hai đối tác dự thầu nói trên và khẳng định tính hơn hẳn của
dự án mà CHLB Đức thiết kế. Tuy nhiên, không ai khác, chính các nhà chức trách,
trong đó có cả BCT đều không bằng lòng với những bài báo đăng trên Thanh niên.
Giao ban báo chí tuần, chúng tôi đã bị nhắc và có lần đã được người có trách
nhiệm "ngửa bài": Ta chấp nhận để Trung Quốc làm là còn vì mối quan
hệ ngoại giao và quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản. Đề nghị báo Thanh niên dừng
bình luận.
Vậy thì đủ hiểu, trong đấu thầu, liệu có thật công tâm?
Vậy thì đủ hiểu, trong đấu thầu, liệu có thật công tâm?
Tôi nhớ hồi đó, một phó Thủ tướng phụ trách văn xã đã có ý kiến như vậy và cũng là thông tin từ BCT chỉ đạo báo chí.
Tôi chưa thể quên
được một chi tiết. Đó là vào hôm động thổ xây sân vận động Mỹ Đình, ông Phan
Văn Khải, Thủ tướng Chính phủ chẳng hiểu sao lại thật thà nói thêm một câu vào
cuối bài phát biểu không hề có trong bài viết sẵn. Ý của ông là thời gian gấp
rút rồi, yêu cầu nhà thầu khẩn trương thi công đạt chất lượng và tiến độ. Nếu
như vấn đề kinh phí có gì đó chưa ổn, Chính phủ Việt Nam sẽ xem xét, tính toán
để bổ xung nếu thấy hợp lý (!!!).
Nói vậy thì có khác nào chúng ta đã "vẽ đường cho hươu chạy" còn gì!
Nói vậy thì có khác nào chúng ta đã "vẽ đường cho hươu chạy" còn gì!
Tại sao lại như thế? Tại sao khi anh dự thầu thì cho giá xuống thật thấp rồi sau đó kêu ca, chạy chọt để được bù thêm? Nó chẳng khác gì cái dạng như dự án đường sát Cát Linh - Hà Đông, Hà Nội mấy năm nay. Chúng ta đã rót không biết bao tiền vượt quy định mà xem ra, tiền vẫn như "gió vào nhà trống"...
Phóng viên Lan Phương
hôm đó dự Lễ động thổ đã gọi gấp về toà soạn xin ý kiến tôi, có đăng đoạn nhạy
cảm đó không?
Tôi bảo, cứ bóc băng ra đăng nguyên xi, không sợ gì vì mình tường thuật lời Thủ tướng kia mà!
Nhưng Lan Phương lại bảo tôi rằng lúc ông Khải nói thêm cũng là lúc cháu đã tắt máy ghi âm vì thấy đã vỗ tay kết thúc buổi lễ. Đây là câu ông thêm sau tràng vỗ tay để rồi sau đó lại một tràng vỗ tay khác không trong dự kiến.
Tôi thầm nghĩ, ở cái tràng vỗ tay sau, chỉ những người trong cuộc, "có lợi ích nhóm" thì họ mới vỗ to như vậy. Những người còn lại mà ít nhiều đang quan tâm, tôi nghĩ họ rất bất ngờ và thấy khó hiểu và chấp nhận lời phát biểu lạ lùng đó của người đứng đầu Chính phủ.
Bởi đây là câu chuyện động trời vì rất nhạy cảm. Phóng viên thì lại không ghi được được đoạn nói thêm này. Ngộ nhỡ có chuyện, người ta bảo mình bịa thì sao? Dù rằng cũng có cả ngàn người dự nghe được thì cũng khó có bằng chứng trong tay nếu người ta cố tình trừng trị chúng tôi.
Tôi bảo, cứ bóc băng ra đăng nguyên xi, không sợ gì vì mình tường thuật lời Thủ tướng kia mà!
Nhưng Lan Phương lại bảo tôi rằng lúc ông Khải nói thêm cũng là lúc cháu đã tắt máy ghi âm vì thấy đã vỗ tay kết thúc buổi lễ. Đây là câu ông thêm sau tràng vỗ tay để rồi sau đó lại một tràng vỗ tay khác không trong dự kiến.
Tôi thầm nghĩ, ở cái tràng vỗ tay sau, chỉ những người trong cuộc, "có lợi ích nhóm" thì họ mới vỗ to như vậy. Những người còn lại mà ít nhiều đang quan tâm, tôi nghĩ họ rất bất ngờ và thấy khó hiểu và chấp nhận lời phát biểu lạ lùng đó của người đứng đầu Chính phủ.
Bởi đây là câu chuyện động trời vì rất nhạy cảm. Phóng viên thì lại không ghi được được đoạn nói thêm này. Ngộ nhỡ có chuyện, người ta bảo mình bịa thì sao? Dù rằng cũng có cả ngàn người dự nghe được thì cũng khó có bằng chứng trong tay nếu người ta cố tình trừng trị chúng tôi.
Tôi thấy không yên tâm nên đã phải gọi cho anh Dương Đức Quảng, khi đó là Vụ trưởng vụ Báo chí Văn phòng Chính phủ nhờ xin ý kiến câu chuyện khó hiểu này. Anh Quảng không dự nên đã khất tôi để gọi báo cáo cấp trên cho an toàn. Mấy phút sau, anh Quảng gọi cho tôi nói rằng anh Trần Quốc Toản, phó Chủ nhiệm VP CP đã có ý kiến, đây là chuyện nhạy cảm, đề nghị không đăng và không bình luận ... Nghe nói, anh Quảng sau đó cũng đã điện cho nhiều báo khác phòng lọt lưới.
Và bây giờ, công
trình xây dựng sân vận động Quốc gia Mỹ Đình chất lượng ra sao, hình thức xấu
xí thế nào, chắc mọi người cũng biết.
Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình nhìn từ trên cao |
Đó là một con số 0 tròn trĩnh, không hề có dấu ấn gì trong lịch sử kiến trúc Việt Nam!
Chuyện cũ kể lại để
chúng ta cùng thấy Trung Quốc vì sao họ hay trúng thầu các công trình xây dựng,
các nhà máy ... ở nước ta. Liệu chúng ta rồi đây vẫn tiếp tục đi theo lối cũ
mãi sao?
Quốc
Phong (phóng viên tại báo Thanh niên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét