Kao Sơn
Đầu năm 2003, chán cảnh "mài ghế, bế bụng, tụng theo" tôi làm đơn và được Tỉnh ủy Ninh Bình cho chuyển công tác về hẳn Hội Văn nghệ. Hội Văn nghệ hồi đó chưa có nơi làm việc ổn định, hơn chục năm Văn phòng Hội cứ phải lang thang hết nơi này đến nơi khác. Lần thứ 5, chúng tôi chuyển đến làm việc ở mấy căn nhà cấp bốn, lợp ngói, thuê của Khách sạn Hoa Đô, tường gạch và nền xi măng luôn ẩm ướt, mối rất nhiều và luôn tấn công chúng tôi. Bàn ghế, sách vở trở thành món ăn khoái khẩu của chúng.
Đầu năm 2003, chán cảnh "mài ghế, bế bụng, tụng theo" tôi làm đơn và được Tỉnh ủy Ninh Bình cho chuyển công tác về hẳn Hội Văn nghệ. Hội Văn nghệ hồi đó chưa có nơi làm việc ổn định, hơn chục năm Văn phòng Hội cứ phải lang thang hết nơi này đến nơi khác. Lần thứ 5, chúng tôi chuyển đến làm việc ở mấy căn nhà cấp bốn, lợp ngói, thuê của Khách sạn Hoa Đô, tường gạch và nền xi măng luôn ẩm ướt, mối rất nhiều và luôn tấn công chúng tôi. Bàn ghế, sách vở trở thành món ăn khoái khẩu của chúng.
Trong một khung cảnh như vậy, vào một buổi trưa, tôi bỗng thấy một cụ già ăn mày tay bị tay gậy tìm vào chỗ chúng tôi làm. Lúc đó tôi có buột miệng nói với cụ: Khổ quá, cụ vào nơi này làm gì. Chúng con ở đây toàn là nhà văn, nhà thơ, chỉ có văn thơ, ít tiền lắm. Thôi, mời cụ vào đây uống với chúng con một ly rượu nhạt vậy. Không ngờ cụ già không hề trách. Cụ vào và uống với tôi một ly rượu nhỏ, cám ơn rồi lại cung cúc đi. Tôi biếu cụ 5 ngàn và theo gợi ý của tôi, cụ tìm lên phòng lễ tân của khách sạn, chả biết có xin được gì ở đó không. Tiễn khách đi rồi, lòng tôi buồn hẳn. Bài thơ VỌNG TIẾNG TỪ QUY ra đời trong hoàn cảnh đó.
Bài thơ gọi
là vui, nhưng thực ra rất buồn. Nó phản ánh đúng tâm trạng của tôi lúc đó: Bi
quan về nhân tình thế thái; Bi quan về tình trạng của Hội và tương lai của những
người làm văn nghệ. Trong bản viết đầu, câu cuối cùng của bài thơ, tôi viết là:
Hẹn ngày mai đến cùng đi ăn mày! Tuyệt vọng đến thế. Khi đọc cho anh em nghe
thì nhiều người thích, nhưng cũng có người cho rằng viết vậy thì quá bi quan.
Tôi cũng thấy vậy và sửa lại như trên. Có lẽ như thế hơn. Từ quy gọi bầy… nó vẫn
chứa đựng được cái ý "cùng đi ăn mày", mà nghe thì đỡ lộ và thuận tai hơn.
(Thơ vui tặng cụ ăn mày khi cụ đến thăm hội Văn nghệ)
Cụ đến nơi này làm chi
Chúng con nào có còn gì nữa đâu?
Nghiệp văn kiết xác ve sầu
Dư dôi chăng, chỉ vài câu thơ tình!
Chúng con nào có còn gì nữa đâu?
Nghiệp văn kiết xác ve sầu
Dư dôi chăng, chỉ vài câu thơ tình!
Cụ tìm trong cõi phù sinh
Miếng cơm, manh áo, chút tình thế gian
Con dù thừa nỗi đa mang
Làm sao con sẻ được sang cho Người?!
Miếng cơm, manh áo, chút tình thế gian
Con dù thừa nỗi đa mang
Làm sao con sẻ được sang cho Người?!
Thôi thôi, thôi thế thì thôi
Với cụ, con chính hạng người ... bỏ đi
Rượu suông tiễn khách một ly
Với cụ, con chính hạng người ... bỏ đi
Rượu suông tiễn khách một ly
Bỗng nghe vọng tiếng từ quy gọi bầy?!
Kao Sơn
Photo by : KS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét