Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Áo tơi là áo khoác
thường dùng che mưa ghép từ nhiều lớp lá, dùng chỉ móc khâu lại, dài đến bắp
chân, không có tay áo, trên cổ có dây buộc. Áo tơi mặc gọn, không vướng víu khi
lao động (cày, bừa, cấy...) được dùng phổ biến ở nông thôn Viêt Nam thời gian
trước. Một số nơi, áo tơi còn có công dụng che nắng, gió”.
------
Quê tôi miền Trung, mùa mưa dữ dằn lắm. Nhưng hồi đó nhà tôi không có khái niệm áo mưa, nhà tám người, mỗi người một chiếc áo tơi, áo tơi tự tay mẹ làm.
------
Quê tôi miền Trung, mùa mưa dữ dằn lắm. Nhưng hồi đó nhà tôi không có khái niệm áo mưa, nhà tám người, mỗi người một chiếc áo tơi, áo tơi tự tay mẹ làm.
Để làm áo tơi, việc đầu tiên là phải kiếm tre và dây mây. Tre
trước cửa nhà nên không cần lo, chỉ lo nỗi phải lên rừng tìm bứt dây mây. Nói
tới dây mây là thấy đau liền. Mây mình dây, thân và lá toàn là gai, những chiếc
gai nhọn hoắt. Bứt dây mây, công việc này hoàn toàn không dễ, đặc biệt với một
phụ nữ. Mẹ bảo có bí quyết hết. Chỉ cần cắt gốc mây rồi bỏ lưỡi rựa đè lên gốc,
lấy chân đè lên rựa rồi dùng tay rút thật mạnh gốc mây thì lá và gai mây sẽ nằm
ở bên kia cán rựa còn trên tay ta sẽ là sợi mây trắng dài.
Tìm được những thanh tre và dây mây để làm khung rồi thì phải
lên rừng hái lá nón (quê tôi gọi là lá mật cật) để chằm áo.