Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

BIÊN GIỚI VIỆT - MIÊN ĐANG NÓNG..& NGUY CƠ TỪ CHUỔI DỰ ÁN CỦA TRUNG QUỐC


1) Hôm nay hàng trăm xe chở người Khmer đổ về cửa khẩu Đức Cơ (Gia Lai) - Oyadav (Rattanakiri) để biểu tình chống Việt Nam. (cửa khẩu này mang tên mới Lệ Thanh, đã được đầu tư nhiều dự án. Nhưng sau đó tiến độ rất chậm và báo chí cũng có nói đến nhiều...)
Sự kiện này là nằm trong chuổi kế hoạch của Trung Quốc mua chuộc Campuchea để dễ bề bao vây và khống chế Việt Nam. 

Sự việc nóng lên từ 1 bài báo trên trang tiếng Anh của Tân Hoa xã, ngày 12/6/2015 (http://news.xinhuanet.com/english/2015-06/12/c_134321796.htm). Nhiều báo tiếng Việt nước ngoài và tiếng Khmer đăng lại sau đó. 
Cách đây vài tuần, trên trang facebook của 1 phóng viên Căm, có video người Khmer đập phá mộ chí người Việt..


- Hai tỉnh Mundunkiri & Rattanakiri giáp với Đăk Lak, Đắc Nông, Lâm Đồng và Gia Lai của Việt Nam. Nơi đây vốn được coi là "căn cứ cách mạng" của Căm & Việt trong cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1955-1975). Cũng là nơi ra đời của một Mặt trận mới của người Khmer chống Polpot những năm 1976 -1978. 

Ông Hunsen đang chịu sức ép rất lớn từ không chỉ đảng đối lập đã bị Trung Quốc lợi dụng mà cả chính trong Đảng Nhân dân của ông. Nhiều người cũng đã quay lại với Tàu. Đứng đầu nhóm này là Ngoại trưởng Hồ NamHồng (Hor Namhong), một người gốc Hoa. 

- Ngày 08/7/2015, 23 tướng lĩnh quân đội và an ninh Cămpuchea do Pjos thủ tướng, kiêm Bộ trưởng QP Tea Banh, dẫn đầu sang làm việc với Bắc Kinh...
(http://tintuc.vn/…/bo-truong-quoc-phong-campuchia-di-tq-lie… ). Sau đó, Khâu Lâm, BTV thời sự của tờ Nhật báo Tự Cống, (cơ quan ngôn luận thành ủy Tự Cống tỉnh Tứ Xuyên) đã viết bài trên diễn đàn trực tuyến: "Bắc Kinh "trói" Campuchia như thế nào?". 
(Khâu Lâm viết: "Trung Quốc có tiếng nói rất lớn đối với nội bộ Campuchia. Đối với Phnom Penh, Trung Quốc có hai khoản đầu tư, một là đổ cho Khmer Đỏ mà kết cục thế nào thì ai cũng biết (?!). Khoản còn lại đầu tư cho Sihanouk, nhưng Sihanouk đã quen với cuộc sống an nhàn ở Bắc Kinh nên không chịu về, dứt khoát nhường ngôi cho con trai. 
Nhưng đảng Funcinpec do một người con trai của ông Sihanouk lãnh đạo không có thế lực, xem ra đầu tư cho một người hay một chính đảng ở Campuchia lời lãi rất hạn chế, chỉ có cách dùng thủ đoạn kinh tế khống chế mới là đúng đắn"?! (http://biendong.net/…/2098-bac-kinh-troi-campuchia-nhu-the-… )

- Người Khmer gốc Việt cũng đang chịu sức ép và đe dọa từ người Khmer cực đoan thân Tàu theo tư tưởng Polpot. Nguy cơ nạn kiều thập niên 1970s đang treo lơ lững trên đầu người Việt ở K.

2) 
- Năm 2013, truyền thông rộ lên vụ "đánh phá" Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức về đất đai thuê trồng cao su ở K. Đằng sau "truyền thông quốc tế" là Trung Quốc... 
Bây giờ Trung Quốc đã thuê hàng vạn ha đất rừng ở 2 tỉnh này giáp với Việt Nam, thời gian thuê lên tới 99 năm.
- Hôm qua, tại Ninh Thuận nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 1 do Trung Quốc đầu tư xây dựng đã động thổ. 
Chuổi Vĩnh Tân có 4 Nhà máy Nhiệt điện (VT2 & VT1 do Trung Quốc đầu tư xây dựng-vận hành-chuyển giao, BOT, trong vòng 25 năm). Các nhà máy Nhiệt Điện này đều nằm sát ven biển, 2 tỉnh Nam Trung Bộ, rất gần với Trường Sa Việt Nam.
- Cùng với khai thác Bỗ-xit ở Tân Rai và Nhân Cơ, những Dự án của Trung Quốc ở biên giới Việt Miên và Bờ biển Việt Nam mà hàng vạn công nhân Tàu thường trú thì nguy cơ "Nóc nhà Đông Dương" bị Trung Quốc khống chế rất rõ ràng...

- Nếu phe phái thân Tàu nắm chính quyền ở K, thì hậu quả là 1 biên giới Việt - Miên bất ổn; người gốc Việt ở K sẽ bị đối xử và.... bao nhiêu máu xương người Việt đổ xuống trong hơn 10 năm (để lật đổ bè lũ diệt chủng do Trung Quốc hỗ trợ và dựng nên ở K) trở nên vô ích ! 
______
P/S: Hầu như truyền thông nhà nước không đưa tin nhạy cảm về biên giới Việt - Miên ở Tây Nguyên !
Hào Song Trần

Sáng nay 19.7, theo lời kêu gọi của ông Real Camerin - nghị viên đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP), khoảng 2.000 người Campuchia đã tập trung tại Freedom Park, công viên trung tâm Phnom Penh và khởi hành đến khu vực biên giới để giám sát các cột mốc. Theo tin từ Phnom Penh, có hơn 40 xe lớn và nhiều phương tiện vận tải khác đã được sử dụng để đưa chuyển người đi.

Hình ảnh ghi lại hôm nay tại Phnom Penh và xung quanh khu vực cột mốc 203 thuộc địa bàn tỉnh Long An. Theo các trang điện tử của Campuchia đưa tin, chỉ có 100 người được đến gần tiếp cận cột mốc, số đông còn lại đứng phía xa. Hai ngày trước, trong cuộc hội đàm tại tỉnh Svay Rieng, đại diện chính phủ Campuchia đã cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An hồi cuối tháng 6, và tôn trọng các cam kết 2 nước.

Long An là tỉnh có đường biên dài hơn 132km, giáp với hai tỉnh của Campuchia là Svay Rieng và Pray Veng. Hôm nay, dù thời tiết xấu nhưng nhiều nông dân Long An đã cầm cờ tập trung tại khu vực cột mốc. Các bạn phóng viên cũng đã đổ về vùng biên giới từ sớm, nhưng chắc còn phải chờ... chỉ đạo!





Chân dung các sư hổ mang tham gia quấy rối biên giới hai nước và đốt cờ VN.
Các bạn đừng hiểu lầm, đây là sư thật, được biết phía đảng đối lập Sam thuê một "sư cọ" này giá 10$ cho buổi phượt thế này. Sư xịn không rảnh mà tham gia mấy vụ đấu đá chính trị của các đảng phái như thế này.
Nói chung là chiều nay tầm 2000 tay ăn không ngồi rồi ở Cam đi du lịch qua gần biên giới nước ta, không có đụng độ gì nhưng các bạn ấy leo lên cột mốc phía Cam để chụp hình tự sướng đăng lên FB. Khổ, phải làm vậy chủ nhân mới phát lương cho, âu cũng là cái nghề mạt hạt hơn cả nghề đứng đường.
Phía xa xa kia biên phòng bên ta vẫn giữ chắc súng bảo vệ biên giới.

Lực lượng cực đoan Campuchia quấy phá biên giới Long An chiều nay.Nhân dân phía ta và cơ quan chức năng đã đón sẵn từ trước.

PS :Mấy ông cầm gậy là dân ta.





Lần này phía ta và nước bạn phối hợp khá tốt, phe cực đoan Cam đông gần 2000 người nhưng bị chặn lại hết chỉ có hơn trăm người có giấy phép từ trước được đi dọc biên giới dưới sự giám sát của cơ quan chức năng nước bạn.
Tin liên quan: 
https://twitter.com/doyle_kevin

(1) https://www.facebook.com/SBNKHMER?pnref=lhc
(2) https://www.facebook.com/borak.ma?fref=ts
(3) (đài phát thanh FM Cam Bốt VAYO) cập nhật thông tin liên tục về sự kiện nầy: http://vayofm.com/news/detail/61443.html
(4) https://twitter.com/doyle_kevin 

Không có nhận xét nào: