James Rhodes
08-07-11
Liên quan đến các nước xâm lược, bất kể họ có thể là nước nào, các nước văn minh phải phát triển một chính sách thống nhất để chấm dứt bất kỳ hành động hoặc hoạt động thù địch như thế. Liên quan đến vấn đề này, lịch sử có thể là một người thầy quý giá. Chúng ta phải học từ những sai lầm của người khác như Thượng đế biết rằng, chúng ta không có thời gian để chính mình phạm phải tất cả những sai lầm. Giữa thập niên 1930, Adolph Hitler, với sự hỗ trợ của Heinrich Himmler, thiết lập một chiến dịch chống lại những người tự do, những người Do Thái, Xã hội, Cộng sản, những người Gypsy, và các nhóm khác mà họ cho rằng có thể gây phiền phức. Châu Âu thụ động đã thông qua một chính sách nhân nhượng Hitler, mà họ nghĩ rằng sẽ tránh xung đột và ngăn chặn chiến tranh. Không ai làm gì khi Đức chiếm Saar vào năm 1935; Rhineland năm 1936, Áo và Tiệp Khắc vào năm 1938. Sau khi Ba Lan bị xâm lược vào tháng 9 năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai chính thức bắt đầu và hàng triệu sinh mạng vô tội đã chết bởi không ai có đủ can đảm để ngăn Đức Quốc xã sau khi họ đồng hóa Saar vào năm 1935.
Vào lúc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các cường quốc quân sự toàn cầu chiếm ưu thế đã cho phép Liên Xô chiếm toàn bộ các nước và tước đoạt quyền tự quyết của vô số quần chúng ở Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Tiệp Khắc, Romania, Albania, và thậm chí đã tạo ra một Đông Đức. Điều này gây nên chiến tranh lạnh, trong đó hàng ngàn tỷ đô la đã được sử dụng sai mục đích vào vấn đề công nghiệp quân sự phức tạp khi chống lại việc tìm kiếm phương pháp chữa trị cho căn bệnh của kẻ giết người, chấm dứt nạn đói trên thế giới, những điều tương tự như thế.
Hôm nay, một mối đe dọa tương tự tồn tại, đe dọa sự bất ổn trên thế giới. Không nổi tiếng như các mưu đồ của một Hitler hay Stalin, nhưng quỷ quyệt, tính toán và láu cá. Bắt nguồn từ phía Đông Vịnh Bắc Bộ, trong khu vực Việt Nam, và bản thân tôi gọi đó là Biển Đông. Dĩ nhiên Trung Quốc gọi đó là biển Nam Trung Hoa, suy cho cùng, họ là người biểu diễn thế lực trong khu vực và trong nỗ lực của họ là viết lại lịch sử, đe dọa và giết hại những người chống lại sức sự thu tóm quyền lực của họ.
Vấn đề không phải là biển Đông có khoảng 30.000 hòn đảo và rạn san hô. Tóm lại, một số khối đất nhỏ này do Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, và Brunei tuyên bố chủ quyền. Bởi vì các hòn đảo này ở trong “biển Nam Trung Hoa”, dường như tất cả đều thuộc về Trung Quốc, bất chấp thực sự lịch sử.
Các văn bản cổ Trung Quốc của Ling Zhi Wai Da và Zhu Fan Zhi cho thấy rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có liên quan và là một phần của miền Bắc Việt Nam hiện nay. Thực tế này một lần nữa được lặp đi lặp lại trong các tài liệu hồi thế kỷ 17, một tập bản đồ khu vực năm 1838, và do Pháp, đế quốc phương Tây, thông qua các triều đại nhà Nguyễn năm 1887 và 1933. Có rất nhiều tài liệu tham khảo từ các nguồn khác nhau kết nối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với Việt Nam từ thời cổ đại. Tuy nhiên, vào lúc kết thúc Đệ nhị Thế chiến, Trung Quốc đã cố gắng chiếm đất ở biển Đông, nhưng Tuyên bố Cairo đã hỗ trợ yêu sách về các hòn đảo của Việt Nam. Lập trường này được khẳng định tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản năm 1951. No connection
Cho đến nay, Trung Quốc đã thành công trong việc giành thêm các vùng lãnh thổ và các vùng đất. Năm 1950, Trung Quốc sáp nhập Tây Tạng. Trung Quốc hiện kiểm soát kênh đào Panama (?) và Hồng Kông năm 1997 và Macau năm 1999.
Năm 1988, Trung Quốc đã vô cớ tấn công người Việt Nam mang cờ quốc gia trên quần đảo Trường Sa. Đây là một hành động giết người có tính toán, nên phải có sự phẫn nộ trên toàn thế giới. Trên 64 người Việt Nam đã bị giết chết vô ích và những người khác đã mất tích trong cuộc xâm lược hiển nhiên này. Cho đến nay, quân đội Trung Quốc, như một vấn đề chính sách, tiếp tục quấy nhiễu tất cả các ngư dân không phải Trung Quốc và các tàu [khảo sát] khoa học trên “biển Nam Trung Hoa”. Gần đây họ đã đâm và đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam và đưa toàn bộ thủy thủ đoàn làm con tin.
Thượng nghị sĩ John McCain đã công khai tuyên bố, ông không hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ngày 23 tháng 7 năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã đề xuất một giải pháp khu vực cho vấn đề biển Đông. Ngay sau đó báo Manila Times đưa tin, ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, nói rằng, “Việt Nam mời Hoa Kỳ đến làm trung gian (trong vấn đề biển Đông) là một sự tấn công vào Trung Quốc”. Đây là lời nói huyên thuyên của một kẻ bắt nạt hiếu chiến dùng để đe dọa kẻ yếu. Đây là tên Hitler năm 1935. Đây là tên Stalin1945. Biển Đông không chỉ thuộc về một mình Trung Quốc và thế giới phải bảo đảm rằng, Trung Quốc không bao giờ kiểm soát tất cả các nguồn tài nguyên vào sự đi lại trên vùng biển này. Việc nhân nhượng kẻ bắt nạt hiếu chiến ngày hôm nay, chắc chắn sẽ thiết lập giai đoạn cho một cuộc xung đột vũ trang trong tương lai không xa. Tất cả các nước Đông Nam Á khác đang tích cực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tình thế tiến thoái lưỡng nan này, không nên bị sai khiến bởi một nước duy nhất đã bóp méo sự thật lịch sử và sau đó sát hại để bảo vệ sự dối trá của họ.
Đó là vì lợi ích của hòa bình thế giới, công bằng và công lý mà thế giới làm những điều đúng hôm nay và hỗ trợ chủ quyền Việt Nam [đã được chứng minh] bằng tài liệu tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chúng ta không phải nạn nhân rơi vào những kẻ sẽ lợi dụng sức mạnh quân sự và đe dọa bạo lực để đạt được các mục tiêu chính trị đảng phái, phải trả giá bằng những người cảm thấy thấp kém, cũng giống như Hitler đã từng làm trong thập niên 1930 và Stalin trong thập niên 1940!
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 8 tháng 7 năm 2011
Ngọc Thu dịch từ: http://www.viet-studies.info/kinhte/Rhodes_EndChineseTyranny.htm
1 nhận xét:
Bài viết này qui trách nhiệm cho Hoa Kỳ.
Tôi xin hỏi: Ai bầu hoặc giao trách nhiệm cho Hoa kỳ ổn định tình hình thế giới? Việt nam chúng ta có nghe Hoà Kỳ bảo không? Nếu nghe thì tại sao chúng ta cứ mất dân chủ, công dân không có quyền công dân. Ta ký vào các văn kiện như Nhân quyền, chống tham nhũng... ký xong ta lại nói điều kiện mỗi nước một khác!!! và chúng ta bỏ
Đăng nhận xét