Sau khi bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ long trọng trao giải thưởng “Phụ nữ dũng cảm” trên thế giới cho Tạ Phong
Tần, Uncle Sam lật một lá bài nho nhỏ trên bàn, phe Thái thú Nguyễn Phú Trọng
hụt hẫng, vô phương phản bác: Phó Đô đốc (3 sao), bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ
trong một hội nghị, tuyên bố tuần duyên Hoa Kỳ sẵn sàng giúp VN, bảo vệ ngư dân
VN đánh cá xa bờ trong hải phận trên biển Đông. Tin này loan tải qua đài VOA và RFA,
như điện giật, như sấm chớp loan nhanh khắp miền duyên hải VN với hơn 5 triệu
ngư dân đang khốn khổ ở ngõ cụt xa bờ do các tàu hải giám TC bắn phá ngăn cản,
đang bừng bừng sống dậy coi “ông Mỹ” như Thần biển cứu độ. Những lời đồn đại
thêm hoa lá cành như trận gió Nồm thơm mùi sinh khí mới trên sinh lộ mới giữa
biển cả: “Tàu Mỹ sắp tới bảo vệ ta, bà con ơi!” Một vị linh mục cao niên ở Qui
Nhơn cho biết như thế.
Thì đúng rồi, VOA vừa loan tin tàu chiến Mỹ USS
Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, sẵn sàng rồi đấy! Tàu chiến Mỹ lại vừa cập
bến Tiên Sa. Cứ thế, một đồn 10, mười đồn 100! Nói với ngư dân và nông dân về
tự do, dân chủ nhân quyền đâu hấp dẫn bằng “bát cơm đầy với khúc cá to!” Dân
đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) mở hội lễ tưng bừng tuần trước để biểu dương khí thế
“bám biển”. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cùng phái đoàn bay qua đảo tham dự, dân
đảo hoan hô vang dội như bão tố, nhất là chàng Ngoại trưởng trẻ tuổi này, lớn
tiếng đầy hào hùng nói mấy tiếng “Kẻ Thù của chúng ta”, dân Lý Sơn cuồng nhiệt
vỗ tay! Tuy không nói đích danh kẻ thù ấy là ai nhưng ai ai cũng hân hoan hiểu
rằng đó là Trung Cộng. Xưa (1990) cha Phạm Bình Minh (PBM) là NT Nguyễn Cơ
Thạch gọi đích danh Bắc Kinh là giặc Bắc. Nay con PBM sẽ thế nào? Một cái gai
trước mắt Bắc Kinh. Cho đến nay, chàng trai trẻ “Mỹ du” này vẫn bị Bắc Kinh
chặn không cho vào bộ CT-ĐCSVN.
Nên lưu ý, bộ Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ (The Coast
Guard) trực thuộc bộ Giao thông (DOT), kinh nghiệm báo chí cho biết, tàu phá
mìn “The Cutter” của Tuần duyên đen nơi đâu là báo trước biến cố lớn sẽ xảy ra
như chiến tranh vùng Vịnh, Iraq, A Phú Hãn hoặc mang một tín hiệu báo cho đối
thủ biết “Hoa Kỳ đang có mặt, đừng có xớ rớ” (American is here!). Năm 2012, tàu
Tuần duyên “The Cutter” đến Phi Luật Tân, neo ở bờ biển Palawan. Nay, chỉ cần
một Đô đốc tuần duyên Mỹ bắn tiếng, sẽ giúp ngư dân VN đánh bắt cá xa bờ được
an toàn. Đại sứ David Shear ở Hà Nội đã lượm được trên 5 triệu phiếu của ngư
dân Việt giơ cao tay “American Number One”, không kể hàng triệu người liên hệ
đến ngư nghiệp. Đây là vấn đề nhân đạo, vị Đô đốc tuần duyên thuộc bộ giao thông
bắn tiếng mà không phạm luật. Phe Thái thú đầy tớ Bắc Kinh ở Hà Nội có dám từ
chối đề nghị này không? Nếu từ chối thì ngư dân miền Trung sẽ đào mả ông bà cha
mẹ chúng đổ xuống sông biển. Đây là một trong mấy chiến thắng của Mỹ “bất chiến
tự nhiên thành” ở VN sau 38 năm VNCH sụp đổ.
KHI HOA KỲ CÔNG NHẬN HOÀNG SA CỦA VN
John Kerry, Ngoại trưởng Mỹ đã khác một Kerry phản
chiến trước đây, khác Kerry Nghị sĩ liên tục bảo trợ cho VNCS gần 20 năm. Ngồi
vào ghế ngoại trưởng, Kerry phải theo định hướng của Uncle Sam với 2 mục tiêu
quan trọng nhất trong chiến lược toàn cầu mà thế kỷ 21 được mô tả là thế kỷ Á
châu và bây giờ thêm lục địa Phi châu: 1. Trở lại Á châu TBD như quí độc giả đã
rõ. 2. Cùng với đồng minh Anh, Pháp và Đức, tranh thủ Phi châu, dầu hỏa, tài nguyên
nông dân và quặng mỏ.
Hơn 20 năm qua, lợi dụng Mỹ và Tây Âu bỏ ngỏ Phi
châu, Mỹ bị lôi kéo rồi chìm đắm vào 3 cuộc chiến vùng Vịnh, Iraq và A Phú Hãn,
không kể cuộc chiến chống khủng bố, tốn kém khủng khiếp, Bắc Kinh được dịp thơ
thới tung cánh rồng Đỏ bay về 10 phương 9 hướng với đại chiến lược Go Out, Phi
châu là chính yếu. Năm 2001, TQ chi 70% vốn liếng cho dầu khí. Nay thì TQ khựng
lại (2013), do lối làm ăn quốc tế không thành thật, lắt léo, quá tham lam,
thiếu kinh nghiệm (xem: “China’s Go-Out strategy”. Oil magazine, Dec, 2012, pp.
40-42).
TQ đã mất Lybia, đang gặp khó khăn ở Nam Sudan và
kể cả Angola và Algeria … Đó là lý do một mất một còn, Bắc Kinh phải lao xuống
Biển Đông và nhoài qua liên minh với Putin Nga Sô. Nếu không có Mỹ OK thì Mao –
Chu không dám liều lĩnh đánh chiếm Hoàng Sa của VNCH năm 1974. Không đoàn khu
trục, vùng I CT (ở Đà Nẵng) đã bị chặn không cho cất cánh tấn công hạm đội TC
tiến chiếm Hoàng Sa, dù vị Chuẩn tướng Tư lệnh nôn nóng trong cánh chim sắc cho
quân xâm lăng TC biết tay không quân VNCH (đó là lý do vị Chuẩn tướng Tư lệnh
quá uất hận, định cư ở Montreal, Canada mà không vào Mỹ, ông đã mang mối hận
lòng cho đến khi qua đời).
Với máu Đại Hán xâm lược, quá hung hăng nên Bắc
Kinh phạm vào sai lầm nghiêm trọng mà Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu
Bình đã tránh được để tiến hành chiến lược vết dầu loang: Không thách đố Mỹ,
hòa hoãn với Nhật để phát triển “Đại dương Nam tiến” sau khi được Nixon –
Kissinger bật đèn xanh cho chiếm Hoàng Sa của VN để làm một chốt chiến lược
chống Liên Xô ở Biển Đông. Hồ Cẩm Đào quá yếu, chỉ là một đại thư lại để cho
các ông Tướng chủ động tung hoành, ngang ngược tiến nhanh xuống Biển Đông, lợi
dụng Mỹ bị cầm chân ở A Phú Hãn và Trung Đông, coi Biển Đông là ao nhà của TQ,
chiếm diện tích 80% Biển Đông! VN đặt tên là Lưỡi Bò. Uncle Sam và cử tri Mỹ
chọn huyền ngọc Barack Obama, thật là một viễn kiến tuyệt vời, trao cho Obama
mài quê cha là Kenya, với sứ mệnh trở lại Phi châu, một Phi châu đầy triển vọng
đang lớn dậy, tạp chí Oil tôi đã dẫn, dành hẳn một số chủ đề Africa Today – A
continent at a crossroads (Một lục địa ở ngã đường giao lưu), (no 19, p. 3-4).
Một Phi châu mà TQ tràn ngập cách đây trên 20 năm, nay thì đang lúng túng to,
Âu Mỹ “nhường cho phần nào hay phần ấy”. Một Phi châu vốn chống Mỹ do thù ghét
Do Thái thì nay một Phi châu tự hào về Barack Obama, một thần tượng của giới
trẻ và trung niên Phi châu. Người Tàu Hoa Lục càng ngày càng trở nên xa lạ
(distant from) ở giữa lòng xã hội Phi châu (với thịt heo và lạp xưởng là điều
đáng kinh tởm đối với Hồi giáo Phi châu).
Cũng như thế, khi ngồi vào ghế Ngoại trưởng, bà
Hillary Clinton chọn chàng tuổi trẻ Mỹ gốc Việt làm Tổng lãnh sự Mỹ tại Sàigòn!
Và nay ông Ngoại John Kerry mới sử dụng lá bài tuyệt vời này, cử Tổng lãnh sự
Lê Thành Ân, cầm đầu phái đoàn Hoa Kỳ ra Đà Nẵng thăm huyện đảo Hoàng Sa ngày
23-4-2013 vừa qua gồm các Tham vụ chính trị, văn hóa, thương mại và viên chức
của tòa Đại sứ. Tại sao không cử Đại sứ hay Phó Đại sứ và Đệ Nhất tham vụ làm
trưởng phái đoàn? Đây là một “đòn” chính trị tuyệt vời. Như tôi đã biết, ngoại
giao nước nào cũng có riêng một ngành lãnh sự trách nhiệm về kiều dân, di trú,
chiếu khán, giữ quyen lãnh sự tài phán và luật lệ lãnh sự, còn Đại sứ thuộc về
ngoại giao và chính trị. Bộ Ngoại giao Mỹ muốn tách ngoại giao và chính trị
cũng như Đại sứ Mỹ ra khỏi vấn đề Hoàng Sa vốn rất nhạy cảm trong quan hệ ngoại
giao Hoa-Mỹ. Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng kiêm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa
chào đón phái đoàn. Theo tin RFA, “Đoàn công tác Tổng lãnh sự bày tỏ lập trường
ủng hộ giải pháp hòa bình đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông, khẳng định sự
cần thiết hợp tác để bảo đảm chủ quyền, bảo đảm hòa bình, an ninh an toàn và tự
do hàng hải (…) trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về
Luật biển 1982″. Đây chỉ là ngôn ngữ ngoại giao vẫn thường được Hoa Kỳ nhắc đi
nhắc lại. Nói tranh chấp là không đúng, TC đã đơn phương xâm lược.
Từ trong lịch sử, luật biển và công pháp quốc tế,
Hoàng Sa – Trường Sa mặc nhiên và đương nhiên thuộc chủ quyền của nước VN. Cho
đến nay chưa một nước nào trong cộng đồng thế giới, công nhận đường Lưỡi Bò
Biển Đông là của Trung Cộng. Dù Hun Sen, Cao Miên là tên tay sai của Bắc Kinh
vẫn im lặng. Đó là lý do tại sao Trung Cộng chỉ to mồm lấp liếm, không dám đối
mặt với luật pháp quốc tế. Hầu hết giới sử gia và luật gia quốc tế, xác minh
rằng, nếu đưa Hoàng Sa-Trường Sa ra trước tòa án quốc tế, TC sẽ thua to. Với
Bắc Kinh, họ bất chấp! Lịch sử TQ họ còn viết lại cho phù hợp với bá quyền bánh
trướng của Đại Hán Mao huống chi. Đấy, Phi đưa TQ ra trước tòa án quốc tế và
LHQ đã chấp đơn, thụ lý, Bắc Kinh còn lờ hẳn đi, huống chi VN đang trong tay
Bắc Kinh. Hẳn bộ NG Hoa Kỳ biết rõ như thế. Và, Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Phi. Sự
kiện Tổng lãnh sự Mỹ và phái đoàn Mỹ đến thăm UBND huyện đảo Hoàng Sa, đây là
vấn đề ảo nhưng ảo mà là thật. Báo chí Đảng và nhà nước TC phản ứng điên cuồng,
lên án Mỹ là kẻ “phá hoại hòa bình” ở Á Đông. Chính trị quốc tế bao giờ chẳng
là ảo nhưng không hư ảo trong vấn đề Biển Đông và VN. Những đội tàu hải giám TC
và cả hạm đội Nam Hải của TC rong ruổi đi lại đầy thách đố ở Biển Đông, Bắc
Kinh đã cống hiến cho HP Obama một cơ may hiếm có, vượt qua mặt các giải Nobel
Hòa Bình của Obama lại thuyết phục được lưỡng đảng và công luận Mỹ đem sức mạnh
Liên quân Mỹ trở lại Á châu, TBD trong đó có ĐNA như thời 1954 với Tổ chức Liên
phòng ĐNA SEATO để “be bờ đắp đập” ngăn làn sóng đỏ Bắc phương. Nay lại nhờ có
TC công khai thách đố, Uncle Sam được cả Nhật, Nam Hàn và ĐNA đón chào công
kênh làm Anh Hai bảo trợ, vượt cả vai trò “sponsor” mà là “protégé” của ĐNA,
không cần tổ chức tốn hàng tỷ hàng tỷ dollars như SEATO năm 1954-55… Năm 2012
một “siêu” SEATO đã thành hình, một SEATO ảo! Không cần Cam Ranh, không cần Chu
Lai, không cần cả “đất địa giang sơn” MAC-V ở Tân Sơn Nhất như xưa. Tàu chiến
võ trang hiện đại nhất USS Freedom đã neo ở cảng Tân Gia Ba, hoạt động trong
vòng 6 tháng, luân phiên, không cần doanh trại, sĩ quan và thủy thủ đoàn vẫn ở
dưới tàu. Trước đây, từ thời SEATO ra đời, Hoa Kỳ phải thuê căn cứ Subic Bay và
phi trường quân sự Clark Field (gần Manila) nay khỏi phải chi một xu, hạm đội
Mỹ, kể cả hàng không mẫu hạm tự do neo ở Subic Bay mà lại không cần thường trú.
Quốc hội Mỹ mừng vô tả, không cần mở hầu bao!
Tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn kẹt ở VN! Miên đã lọt vào tay
TC nhưng không đáng kể, vẫn còn Thái Lan khống chế, kể cả Lào. Với tình báo Mỹ
và Đài Loan, hơn ai hết, Ngũ giác đài và bộ NG Mỹ đã biết tỏ tường, kể cả ngỏ
ngách nội bộ ĐCSVN hiện nay. Hoa Kỳ chưa thể tiến xa hơn. Nhân quyền tuy là vũ
khí nhưng vậy vậy thôi! Đầu tư của Mỹ ở VN lớn lao như thế nhưng vẫn là ảo, qua
các con số, đã giải ngân được bao nhiêu đâu! Trong khi Bắc Kinh bằng mọi giá
phải nắm chặt VNCS. Hơn ai hết, tình báo Đài Loan biết rõ thực lực khủng khiếp
của TC ở VN hiện nay. Thái thú bản xứ Nguyễn Phú Trọng chỉ là mặt nổi, còn
nhiều đà cản khác rất mạnh của TC trong ĐCSVN từ cơ sở tỉnh và huyện, 90% các
gói thầu vừa và nhỏ ở VN trong tay tư bản TC thì đủ hiểu sức mạnh của Bắc Kinh
như thế nào! Âu – Mỹ thấm thía vào đâu! Mặc dầu sức mạnh mềm (soft power) của
Mỹ càng ngày càng lan rộng và bám sâu ở VN từ xã hội đời thường đến trí thức
tầng cao, nhưng vẫn chưa tạo thành lực tập trung để đẩy CSVN sụp đổ!
KHÔNG THOÁT KHỎI SỤP ĐỔ!
Qua 2 biến cố, tôi gọi là biến cố vì tác động rất
mạnh trong lòng dân VN: 1. Mỹ bắn tiếng lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ sẽ giúp và
che chở cho ngư dân VN đánh bắt cá xa bờ! Ngư dân Việt ham quá đi chứ lại! Điều
bắn tiếng này không phải là hứa suông, rất dễ thực hiện. Quốc hội và công luận
Mỹ chấp nhận ngay vì không đối đầu với TC, đã sẵn cảng TGB và Subic Bay, năm ba
tàu tuần duyên từ Hawaii điều qua “du dương” ở vùng biển VN lợi nhiều mặt, nhân
đạo mà! Các tàu hải giám TC, kể cả hạm đội Nam Hải có dám đương đầu với tàu
tuần duyên của Mỹ không? Xin thưa không, ngoại trừ lên cơn điên. Đại tướng
Lương Quang Liệt, khi là Bộ trưởng Bộ quốc phòng TC qua thăm Ngũ giác đài và
các căn cứ quân sự Mỹ (2011), tướng Liệt đã công khai thừa nhận trong một cuộc
họp báo ở Hoa Thịnh Đốn rằng “Khoa học kỹ thuật quân sự của Mỹ bỏ xa TQ”, và
“TQ phải cần 20 năm nữa mới đuổi kịp Hoa Kỳ”. Không điên dại gì hải quân TC đối
đầu thách đố với hạm đội Mỹ. Giả dụ, tàu chiến TC nổ súng trước, cầm chắc sẽ bị
hạm đội Mỹ tiêu diệt ngay, kể cả tàu ngầm của TC. Bắc Kinh không dại gì tự phá
vỡ huyền thoại hải dương Nam tiến của hải quân TC.
Hoa Kỳ tuần qua lật thêm một lá bài trên bàn họp
của lãnh đạo VNCS: VN có thể mua máy bay tuần thám biển của Mỹ loại P-3C Orion
do hãng Lockheed Martin chế tạo đang đậu đầy ở sân bay Honolulu, Hawaii. VN dự
trù sẽ mua 6 cái. Ngũ giác đài bắn tiếng VN có thể mua và Hoa Kỳ bán mà không
vi phạm luật hiện hành cấm “bán vũ khí cho một nước CS hay thù địch loại sát
thương”. Máy bay Orion không võ trang bất cứ loại vũ khí sát thương nào. Máy
bay thám thính Orion có thể khám phá tàu ngầm địch dưới lòng sâu đại dương.
Trước đây, Liên Xô chế tạo loại thám thính tương đương IL-38, TU 142 nhưng sau
khi Liên Xô sụp đổ, Nga không còn chế tạo loại này nữa, vả lại đã quá lạc hậu
so với Orion. Do vậy, chỉ còn Orion của Lockheed. Với Orion, VN có thể kiểm soát
trên mặt biển và dưới lòng sâu toàn hải phận VN. Không ham sao được! Nếu Bạch
ốc OK, Orion có thể trao cho VN ngay. Ngon lành quá! Phe đầy tớ Bắc Kinh ở Hà
Nội chủ trương “chiến lược” tách lãnh thổ đất liền ra khỏi biển đảo VN. Vẫn
tiếp tục “16 chữ vàng, 4 tốt với TQ, còn “vấn đề Biển Đông” trao cho bộ ngoại
giao xử lý, đã có sẵn bổn cũ sao lại, khi cần phát ngôn viên cứ đem ra đọc
thuộc lòng bài bản tố cáo TQ “vi phạm chủ quyền biển VN”. Thế thôi.
Đột nhiên, huyện Lý Sơn, trung tâm nghề cá từ Hoàng
Sa đến Trường Sa, mở hội lễ cờ quạt kèn trống rước kiệu tưng bừng, bộ trưởng
ngoại giao PBM bay ra đảo dự lễ hội khai mạc. Tuần sau chủ tịch nước Trương Tấn
Sang lại bay qua đảo hứa hẹn tùm lum. Ít nhất đây là một dấu chỉ mới đối đầu
với phe đầy tớ Bắc Kinh. Miến Điện hay Mayanmar đang
là mẫu mực lý tưởng đối với doanh gia và kinh tế gia VN. Tạp chí Foreign
Affairs, số mới nhất, lần thứ 2, hoan hỷ giới thiệu nước Myanmar mới, đã dứt bỏ
TC, chế độ quân phiệt đã cáo chung. Myanmar tưng bừng sống lại, phục hồi toàn
diện nhờ phép lạ dân chủ, tự do (báo đã dẫn, The remarkable transformation
continue, May-June 2013- với 11 trang báo hình ảnh rực rỡ). Miến Điện đổi mới
và dân chủ hóa đang phổ biến rộng rãi ở VN. Điều mà Nguyễn Tấn Dũng hồ hởi về
Mayanmar mới: đó là, đảng cầm quyền vẫn tồn tại, quốc hội Miến Điện vẫn trong
tay đảng cầm quyền. CSVN không thoát khỏi sự sụp đổ, không còn bao xa! Nó phải
sụp đổ, một qui luật tất yếu. Miến Điện là mô hình.
Theo HÀ NHÂN VĂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét