Sáng
ngày ra đập vào mặt bài này... Đọc mà thấy tủi cho người Việt mình quá.....
Bình thường em không có thói quen bình luận xấu về nhà nước mình nhưng để như
thế này thì tủi thật... Các bố ở trên bớt ăn một bữa nghĩ cho dân một giây có
được không? Hay là dân ngu cu đen thì cứ phải mãi như này?!
Người Việt mình tại sao không đùm bọc giúp đỡ nhau,
từ "trưởng buồng" cho đến ĐSQ tại Thailand ... chắc họ quên
lời bác dạy : Yêu tổ quốc, Yêu đồng bào !
,,,,,,
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất.
Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ, áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
,,,,,,
Bay chuyến cuối cùng trong ngày, từ Don Muang về Tân Sơn Nhất.
Gặp một nhóm hơn chục người đi tay không, quần áo nhàu nhĩ, áo phông trắng thì thành cháo lòng, áo màu thì cáu bẩn, người đi tông, người đi chân đất, ồn ào, nhốn nháo lên máy bay tìm ghế ngồi. Tất cả đều rất trẻ, tuổi từ 20, đến 31.
Khá ngạc nhiên, hỏi ra mới biết anh em ngư dân Sông Đốc - Cà Mau bị cảnh sát biển Thái Lan bắt khi đang câu mực ở Vịnh Thái Lan, tịch thu thuyền, tài sản, án tù 3 tháng. Gia đình vay tiền chạy chọt, ngồi tù được 55 ngày, hôm nay được thả về. Cầm vé trên tay nhưng không biết ghế của mình chỗ nào. Mình cùng mấy cô tiếp viên Air Asia hướng dẫn từng chỗ ngồi vì anh em đều lần đầu bị đi bằng máy bay.
Ngồi hỏi chuyện và nghe kể mới biết sự cơ cực từ ngày bị bắt đến khi được tha. Để được thả, gia đình phải tự tìm cò, qua Thái, liên hệ Đại sứ quán VN ở Bangkok, xuống Songkhla gặp cảnh sát, cai tù...
Rổ giá để được tự do:
- Thuyền viên từ 12 - 20 triệu/người,
- Tài công 80 -120 triệu/người, tùy tội nặng nhẹ, tùy hứng của cò và cảnh sát.
Tiền vé máy bay riêng, nghe anh em nói là mỗi người 8 triệu nộp cho đại sứ quán mua và làm thủ tục cho cả nhóm, ngồi xe tù, cảnh sát chở tuột ra sân bay, gọi tên từng thằng phát cho cuống vé. (Giá bình thường mua cận ngày thì tối đa cũng chỉ 150$~ 3 triệu ông cụ). Mình bảo anh em, có thể do tiền cò, lệ phí giấy thông hành ĐSQ cấp và xăng xe tù, xe áp tải của cảnh sát Thái nên mới hết 8 triệu, chứ vé mình mua trước đây 5 ngày có 1800 Bath ~ 1,2 triệu.
Được tự do, anh em ai nấy đều phấn khởi, dù về nhà sẽ phải cày cuốc để trả nợ. Thấy rằng mình còn may mắn hơn rất nhiều người. Anh em kể ở bên đó còn hàng trăm ngư dân VN vẫn đang ngồi tù ở Songkhla, nhiều người không có tiền chạy nên ở tù mấy năm chưa được về. Có ông cụ ở tù lâu, bị đánh đến nỗi mất trí nhớ không biết quê mình ở đâu, gia đình cũng không có ai liên lạc, kể như sẽ ở đó cho đến chết…
Cu Hữu, năm nay 24 tuổi, hào hứng kể, khi đi biển và bị bắt lúc vợ đang mang bầu, sắp sinh, lần này được về gặp con.
Ngồi nghe kể trong tù thì muôn vàn cái khổ, cái anh em bức xúc, không hẳn là sự ngược đãi của cai tù, cảnh sát Thái mà lại chính là các "trưởng buồng" người Việt.
Cũng là ngư dân, cũng bị bắt nhốt, cùng cảnh ngộ, nhưng những người này có vẻ như xã hội đen và đầu gấu, đánh anh em không thương tiếc. Thu tiền vệ sinh, thu phí điện thoại của mọi người, ai không có thì bị bắt làm việc, ác nghiệt hơn cai tù Thái. Nhiều thuyền viên già 60 tuổi chúng cũng bạt tai, đánh đập như con.
Theo anh em cho biết, một số tên này dù đã được thả, đã có vé về nhưng vẫn ở lại để "làm ăn" vì chúng biết tiếng Thái nên được cảnh sát Thái tin dùng.
Nhìn hoàn cảnh 14 anh em, ai nấy đều thương. Có 2 cụ xuống hỏi han, mỗi người cho mỗi thằng 10$, một chị Việt kiều Anh lên gom tiền VND của mấy chị em xuống cho cả nhóm gần 3 triệu. Mình mua đồ ăn trên máy bay và cho mấy anh em tiền đi đường về quê.
Xuống máy bay, một anh an ninh chờ cửa cầm danh sách, dẫn cả nhóm về phòng an ninh để làm thủ tục.
Mấy thằng chào tạm biệt và hẹn anh khi nào xuống Cà Mau, Sông Đốc thì alo tụi em đánh ghe ra đón.
...
(Phạm Hồng Phong)
3 nhận xét:
kẻ thù của người VN chính là người VN
Nhằm làm sáng tỏ những thông tin trên mạng xã hội về việc “đút lót” để ngư dân VN bị bắt tại Thái Lan được giảm án tù và trả về nước, ngày 29.11, ông Trần Mạnh Hùng, bí thư thứ 1 phụ trách bảo hộ công dân Đại sứ quán VN (ĐSQ) tại Thái Lan có cuộc trả lời phỏng vấn Thanh Niên.
Xin ông cho biết thông tin về việc ngư dân phải trả 12 - 20 triệu đồng/người (thuyền viên) và 80 - 120 triệu đồng/người (tài công) có đúng không? Nếu có, liệu rằng đây là hành động bất hợp pháp của gia đình các ngư dân Việt Nam? ĐSQ sẽ có động thái gì?
Ông Trần Mạnh Hùng: Theo luật pháp Thái Lan, khi tàu thuyền đánh cá nước ngoài vi phạm vùng biển Thái Lan bị bắt có thể bị kết án tù, phạt tiền thay ở tù, hoặc chịu cả hai mức án vừa bị tù vừa bị phạt tiền và bị tịch thu phương tiện… tùy theo phán quyết của tòa.
Như vậy, thông tin về việc công dân ta phải trả chi phí 12 - 20 triệu đồng/người đối với thuyền viên và 80 - 120 triệu đồng/người đối với tài công để được miễn ngồi tù, nhanh chóng về nước là có thể đúng.
Đóng tiền phạt thay cho ngồi tù là quy định của hầu hết các địa phương của Thái Lan. Tuy nhiên, cá biệt có địa phương (tỉnh Narathiwat) không chấp nhận cho đóng tiền thay ngồi tù, yêu cầu phải thụ đủ án tù mới thả. Vừa qua ĐSQ đã trực tiếp làm việc với tỉnh này, đề nghị tạo điều kiện cho các trường hợp có điều kiện đóng tiền nộp phạt, tuy nhiên chưa có kết quả.
Hầu hết bà con đều mong muốn thân nhân được trở về nước sớm nên đã liên hệ với cảnh sát Thái Lan thông qua người phiên dịch (do cảnh sát Thái Lan thuê) để giải quyết theo hướng này. Đây là việc làm đúng theo quy định của pháp luật sở tại.
Ông có thể cho biết về thông tin gia đình ngư dân đóng 8 triệu đồng cho ĐSQ VN, và chia sẻ những thông tin cần thiết về thủ tục đưa công dân Việt Nam mãn hạn tù về nước?
Thông tin về việc gia đình ngư dân phải đóng 8 triệu đồng cho ĐSQ VN để mua vé máy bay là không đúng. Công dân vi phạm luật pháp các nước phải tự chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Do vậy, để đưa bà con về nước, chủ tàu hoặc gia đình bà con phải chi trả mọi chi phí theo quy định, trong đó có chi phí phương tiện về nước (đường hàng không, đường bộ…) và các chi phí khác.
Nếu chủ tàu hoặc thuyền trưởng có hành vi cố ý đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài, chủ tàu hoặc thuyền trưởng phải chi trả toàn bộ kinh phí này.
Về thủ tục cụ thể, ĐSQ đề nghị bà con, ngay sau khi thân nhân bị phía Thái Lan bắt giữ, cần liên hệ với Sở Ngoại vụ địa phương nơi cư trú để đề nghị giúp đỡ và đóng tiền tạm ứng vào Quỹ Bảo hộ công dân (thuộc Bộ Ngoại giao). Số tiền này hiện nay trung bình khoảng 5 triệu đồng, do liên quan đến chi phí thực tế mua vé máy bay và cũng dùng để thanh toán một số khoản khác theo quy định. Sau khi đưa công dân về nước, Quỹ Bảo hộ công dân sẽ quyết toán với chủ tàu hoặc gia đình với đầy đủ chứng từ liên quan.
Đối với trường hợp chủ tàu hoặc gia đình ngư dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chưa có đủ kinh phí chi trả hoàn thành thủ tục về nước, đề nghị chủ tàu hoặc gia đình ngư dân liên hệ với Sở Ngoại vụ địa phương nơi cư trú hoặc Quỹ Bảo hộ công dân để được hướng dẫn giải quyết. Về phía ĐSQ, chúng tôi cũng sẽ cố gắng thông qua các kênh khác nhau hỗ trợ bà con về nước mà không mất chi phí trong thời gian sớm nhất.
Đăng nhận xét