Selena Gomez đã bị cấm vì tấm ảnh cô post lên Twitter chụp với Ngài Dalai Lama hồi năm 2012 |
Châu Nhuận Phát không là nghệ sĩ duy nhất bị cấm tại Hoa Lục.
Cách đây một tháng, Lady Gaga cũng bị cấm sau khi cô gặp thủ lĩnh tinh thần Tây
Tạng Dalai Lama. Trước đó không lâu, nghệ sĩ Anh Jane Birkin phải hủy buổi diễn
tại Thượng Hải dự kiến ngày 9-7-2016 vì Trung Quốc không cấp visa. Nổi tiếng ủng
hộ nhân quyền và thường xuyên lên án các vụ vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh,
Berkin, như “kết án” của Global Times, còn tham gia cuộc biểu tình đòi độc lập
cho Tây Tạng nhân dịp rước đuốc Thế vận hội hè 2008 tại Paris. Để “chứng minh”,
Global Times đã đưa ra tấm hình Berkin cầm một túi xách trang trí cờ Tây Tạng
cùng địa chỉ trang web ủng hộ Tây Tạng.
Năm 2008, ca sĩ Björk có một sô diễn tại Thượng Hải. Đó là lần
đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Kết thúc buổi diễn, Björk hát ca khúc
“Declare Independence” và kêu to “Tây Tạng” nhiều lần. Bộ văn hóa Trung Quốc phẫn
nộ: Björk đã “làm tổn thương cảm xúc người Trung Quốc và đi ngược lại chuẩn mực
chuyên nghiệp của một nghệ sĩ chân chính”. Một năm sau, 2009, nhóm Oasis cũng bị
cấm diễn hai chương trình lên lịch tại Bắc Kinh và Thượng Hải vì tay guitar
Noel Gallagher từng tham gia chương trình “Tibetan Freedom” tại New York năm…
1997. Rõ ràng Bộ văn hóa Trung Quốc, với vai trò như một thứ “công an”, ngoài
việc kiểm duyệt trong nước, còn “kiểm duyệt” giới nghệ thuật nước ngoài. Họ có
“hồ sơ” cả. Nghệ sĩ nào, hồi nào, từng chỉ trích Trung Quốc, chụp hình với Đức
Lama, tuyên bố ủng hộ phong trào đòi độc lập Tây Tạng…, đều bị đưa vào sổ đen.
2008 cũng là năm Trung Quốc “cấm cửa” ca sĩ Đài Loan Trương Huệ Muội (Sherry
Chang Huimei) vì có lần cô hát tại lễ đăng quang của lãnh đạo Trần Thủy Biển.
Như đã nói, có “ghi sổ” cả!
Có khi chỉ vì một tweet ngắn, Trung Quốc cũng không tha. Năm
2015, nhóm Maroon 5 phải hủy tour diễn tại Trung Quốc sau khi Bộ văn hóa phát
hiện thành viên Jesse Carmichael của Maroon 5 không chỉ đến dự tiệc sinh nhật
Dalai Lama tại Los Angeles mà còn tweet hàng chữ: “Happy Birthday”. Cũng trong
năm 2015, tour diễn đầu tiên của Bon Jovi tại Trung Quốc phải hủy vì người ta
“phát hiện”, tại buổi diễn trước đó 5 năm ở Đài Loan, Bon Jovi đã dùng hình
Dalai Lama làm phông nền.
Tháng 11-2012, vào những phút cuối cùng trước khi sô diễn tại
Bắc Kinh kết thúc, Elton John đã gây sốc khi tuyên bố buổi diễn là dành cho Ngải
Vị Vị, một nghệ sĩ bất đồng chính kiến nổi tiếng tại Trung Quốc. Ngay sau khi
đêm diễn khép lại, theo tờ The Guardian, công an Trung Quốc đã đến cật vấn
Elton John. Một người đề nghị viên quản lý của Elton John phải ký biên bản với
nội dung rằng, sự bày tỏ tình cảm của Elton John cho Ngải Vị Vị chỉ xuất phát từ
sự ngưỡng mộ các tác phẩm nghệ thuật của ông ấy (trước ngày diễn, Elton John và
họ Ngải có gặp nhau). Sau “sự cố” này, Elton John được diễn tiếp chương trình
lên lịch tại Quảng Châu vào đầu tháng 12. Tuy nhiên, tờ Global Times đã tấn
công khi nói ông đã “bất kính” với nước chủ nhà bằng cách “cố tình đưa yếu tố
chính trị vào buổi hòa nhạc”, rằng “nếu biết trước buổi diễn được dành để bày tỏ
tình cảm với Ngải Vị Vị thì khán giả Trung Quốc đã không đến xem”, rằng Elton
John “đã mang đến những khó khăn cho các cuộc trao đổi văn hóa nghệ thuật trong
tương lai giữa Trung Quốc với nước ngoài”…
Bản chất và hành vi kiểu “công an văn hóa” thể hiện rõ hơn cả
ở việc kiểm duyệt từng ca khúc. Năm 2011, Bộ văn hóa Trung Quốc công bố danh
sách 100 ca khúc nước ngoài bị cấm. Một trong những ca khúc lọt vào danh sách
này là “Let’s Spend The Night” của Rolling Stones. Ca khúc có câu: “I'm going
red and my tongue's getting tied (tongues's getting tied)…”. Ra đời năm 1967,
“Let’s Spend The Night” không ám chỉ gì đến “Mao” hoặc “cộng sản Đỏ” nhưng rất
có thể nó được diễn dịch là “Đi theo đỏ thì lưỡi bị cột”. Cho nên, nó bị cấm.
Tháng 3-2014, Rolling Stones có tour diễn lần thứ hai tại
Trung Quốc (ở Thượng Hải). Giữa buổi diễn, Mick Jagger nói rằng nhóm sẽ trình
diễn một ca khúc mà khán giả đã yêu cầu trên mạng. Cây guitar Keith Richards
sau đó “riff” đoạn mở đầu của “Street Fighting Man”, một trong những ca khúc
chính trị nổi tiếng nhất của nhóm. Ghi âm năm 1968, “Street Fighting Man” bày tỏ
sự ủng hộ phong trào phản chiến bùng nổ tại Paris và London thời điểm đó. Tuy
nhiên, ở bối cảnh này, với các cuộc cách mạng đường phố từ Ai Cập đến Ukraine,
hình ảnh “đường phố nổi loạn”, cho dù “đường phố” muốn gì và đòi hỏi chính đáng
điều gì, là một hình ảnh “nhạy cảm chính trị” một cách đặc biệt. Giành quyền lực
từ việc kích động quần chúng xuống đường nhưng nhà cầm quyền bây giờ không sợ
gì hơn sợ sức mạnh quần chúng. Chơi xỏ Bắc Kinh, Rolling Stones đã “tháo dây cột
lưỡi” và ca ngợi “the sound of marching, charging feet, boy… ” (lời trong
“Street Fighting Man”). Khi đêm diễn kết thúc, dư âm của nó là một âm vang:
“Cause summer's here and the time is right for fighting in the street, boy”…
Dự kiến diễn tại Quảng Châu và Thượng Hải vào tháng 8 năm nay
như một phần trong tour Revival bắt đầu từ tháng 5-2016 nhưng Selena Gomez đã bị
cấm vì tấm ảnh cô post lên Twitter chụp với Ngài Dalai Lama hồi năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét