Trần Mạnh Tuyên giới thiệu tranh của mình trên kênh BBC . 1945. (ảnh tư liệu gia đình ông Trần Mạnh Tuyên) |
Tiểu sử
Họa
sĩ Trần Mạnh Tuyên sinh ngày 2 tháng 7 năm 1916 tại Kiến An, nguyên quán Xuân Trường, Nam Định. Xuất thân từ một gia
đình nghèo, bố mẹ mất sớm (bố mất năm 1926, mẹ năm 1935). Từ tuổi niên thiếu đã
phải lao động giúp đỡ gia đình. Năm 1937 ông sang Pháp bằng cách xin làm việc ở
trên tàu chạy qua Pháp. Mục đích của chuyến đi là học nghề để có tiền sinh sống.
Nhưng khi vừa mới qua Pháp ông đã bị hội họa Pháp lôi cuốn. Được thầy giáo và bạn
bè khuyến khích, hơn nữa khi ấy họa sĩ Lê Văn Đệ trên đường từ Paris về nước có
ghé qua thăm đã khuyến khích và nói thêm rằng họa sĩ VN ít người được đào tạo
tại Pháp. Trần Mạnh Tuyên nghe theo và
theo học mỹ thuật tại Masseille, ngành Hội họa trang trí. Sau khi tốt nghiệp với
bằng hạng Nhất của trường ông được học bổng
của Bộ Thuộc địa Pháp theo học tiếp ngành hội họa tại Ecole du L’oure ở Paris từ
1942 – 1944.
Năm 1945 ông được Bộ Giáo dục Pháp, Vụ Trao đổi Văn hóa và Đại học
với nước ngoài cho sang London làm triển lãm cá nhân và do Institut Francais ở
đây tổ chức, trình bày. Ở Anh ông đã làm được 2 cuộc triển lãm. Một triển lãm
vào năm 1945 (có giới thiệu Triển lãm của họa sĩ Trần Mạnh Tuyên trên tờ tạp
chí News Reviews tháng 11 năm 1945). Tham dự cuộc triển lãm quốc tế năm 1951 do
Hội đồng Hòa bình Anh tổ chức. Ngoài ra
có gửi tranh vào đoàn thể họa sĩ Thanh niên Pháp tại Đại hội liên hoan Berlin
năm 1951.
Thời
gian ở Pháp đã triển lãm tranh ở Salon d’ Automne năm 1948 và năm 1951; bày
tranh bán ở Gallerie de Paris Faubourg Saint Honore và gửi tranh ra ngoại quốc
bán.
Năm
1945 khi phái đoàn của VNDCCH qua Pháp họa sĩ Trần Mạnh Tuyên cũng có gửi tranh
về trưng bày tại Phòng Triển lãm Mùa Thu, lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội dưới
chính thể VNDCCH.
Trong
thời gian sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp, tuy ở xa tổ quốc nhưng tâm tư
tình cảm của ông luôn hướng về quê hương, điều này được thể hiện rõ trên các
tác phẩm của ông về phong cảnh, đất nước con người Việt Nam. Đặc biệt trong thời
gian kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, họa sĩ đã sáng tác nhiều
tranh về đề tài nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp, làm triển lãm
tranh về Việt Nam ở Pháp …
Năn
1955 về nước, công tác tại Vụ Văn hóa đối ngoại (Bộ văn hóa), chuyên phụ trách
các triển lãm lớn nhỏ trong và ngoài nước.
Từ
khi về VN ông chỉ vẽ vài bức phong cảnh bằng chất liệu sơn dầu theo phong trào.
Năm
1983 tham gia Triển lãm Mỹ thuật Mùa Xuân của các họa sĩ cao tuổi tại Nhà triển
lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.
Mất
năm 1985.
Sự nghiệp Họa sĩ Trần Mạnh Tuyên
Mặc dù cơ duyên đến với hội
họa của Trần Mạnh Tuyên khá muộm màng nhưng có thể nói đây là nghiệp của ông. Năm
1937, khi đã 21 tuổi chàng trai trẻ Trần Mạnh Tuyên rời quê hương bản địa Đông
Dương của mình để đi học kỹ thuật điện ở Pháp. Nhưng khi ghé thăm Trường Mỹ thuật
(Ecole des Beaux Arts) anh đã nhanh chóng từ bỏ kỹ thuật để học nghệ thuật.
Bởi vì ông đã có một khả
năng tự nhiên để vẽ. Tuyên đã có tiến bộ ban đầu rất nhanh. Chẳng bao lâu sau
ông đã nói về kế hoạch của mình tạo ra một nghệ thuật An Nam mới bằng sự kết hợp
lối vẽ phương Tây truyền thống với lối vẽ của phương Đông.
Chiến tranh đã giữ ông ở lại
Pháp, nhưng tháng 10 năm 1945 Tuyên đã đến nước Anh, mang theo 16 bức tranh
trong một hộp gỗ. Chúng đã được trưng bày trong một thời gian ngắn tại South
Kensington ở một học viện màu gạch đỏ của Pháp.
Tại đấy, Tuyên đã háo hức mời
các phóng viên báo đến căn hộ của mình ở tầng trệt phố Wandsworth và nói với họ
bằng những cử chỉ tế nhị và hùng hồn rằng ông đã lên kế hoạch triển lãm tranh của
mình ở West End.
Thời kì đầu, khi mới bắt đầu
sự nghiệp hội họa, những bức tranh của ông đều có cỡ lớn và màu sắc trong sáng.
Tuyên tránh dùng dầu và màu nước, ông vẽ với sơn mài sáng bóng trên ván ép. Lấy
màu đen làm nền, nhiều bức tranh có những ô vuông nhỏ màu vàng kim làm cho
chúng tỏa sáng một cách kì lạ.
Các tác phẩm tiêu biểu: La
Baie d’Along - Vịnh Hạ Long (cây cối
dùng sơn mài đỏ, một biển bạc trên nền vàng kim); La "Flute
enchante'e" (cô gái thổi sáo trước một nhóm phụ nữ); Le Medium (một thầy
bói nói vận may); La Riviere (nỗ lực đầu tiên của ông) một nhóm người tắm.
Vẽ hình dáng con người đối
với ông không khó, nhưng Tuyên thừa nhận rằng lột tả được biểu cảm trên nét mặt
là một khía cạnh mà ông vẫn chưa giải quyết một cách nghiêm túc. Ông giải thích
một cách rất tỉ mỉ bằng tiếng Pháp rằng mục tiêu của ông là sự hài hòa về màu sắc
và cân bằng về bố cục trang trí . Khi ông trở lại Đông Dương, ông hy vọng mở một
trường nghệ thuật, chủ yếu cho các nghệ nhân, những người đã có một số khả năng
kỹ thuật. Ông cho rằng các nghệ sĩ An Nam đã quá mù quáng khi bắt chước những
kiệt tác cổ của Tây phương.
Tại pháp ông kết giao với
Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ … Tranh của ông cũng đã được BBC giới thiệu
trên sóng. Cuối những năm 1945 ông bắt đầu vẽ mầu nước trên lụa được bồi trên
giấy với những nét điêu luyện, nhuần nhuyễn, nét bút đưa mảnh và đẹp. Những mảng
mầu tinh tế, đầy cảm xúc và rung động.
Các tác phẩm của ông thường trầm tư mặc tưởng, làm nẩy sinh sự thanh thản
và bình an trong tâm hồn. Mầu sắc trong tranh gợi ra không gian hư hư thực thực
hơn là diễn dịch. Một số tranh của Trần Mạnh Tuyên như “Hai chị em”, “chân
quê”, “Trong vườn” … chứa đựng vẻ thanh lịch thầm kín, duyên dáng và tinh tế.
Những nhân vật được cách điệu hóa với đường nét tách trên nền cỏ cây mờ ảo, mỏng
manh. Phong cảnh và nhân vật như tách rời nhau nhưng chúng hòa hợp và hoàn hảo.
Tranh ông là nỗi nhớ quê hương mộc mạc chân quê với những cô gái chàng trai
chân chất, bụi chuối, bờ tre … Thân hình của các cô gái mềm mại, khoan thai
đang nghỉ ngơi, múa hát trong không khí của mùa xuân bất tận
Tranh thiếu nữ của Trần Mạnh
Tuyên gợi nhớ một nét đẹp ẻo lả, duyên dáng, thùy mỵ với hình dáng mảnh mai,
thon thả, yêu kiều, đặc biệt là đôi mắt. Ông diễn tả đôi mắt thiếu nữ mà nhiều
người vẫn coi là cửa sổ tâm hồn thật đa sầu, đa cảm, ướt át. Nhân vật trong tranh
của ông đều có đôi mắt buồn vô cớ, tư lự mà những ai đã một lần xem tranh thiếu
nữ của ông sẽ mãi mãi nhớ nhung. Thật vậy!
Trong các tác phẩm của ông
thường vẽ về tình mẫu tử, tình chị em, gia đình vẫn mang nặng phong cách Á Đông
nhưng đậm nét trang trí, rực rỡ, lắng đọng tình cảm của một người xa xứ luôn hướng
về cố hương.
Rồi
cũng như Lê Phổ, Mai Trung Thứ, sống giữa kinh thành Paris tráng lệ với những
danh họa khổng lồ của khuynh hướng mỹ thuật hiện đại: Lập thể, Biểu hiện, Trừu
tượng, Dã thú…, họa sĩ Trần Mạnh Tuyên vẫn cốt cách Á Đông cổ kính, nhã nhặn
trong diễn tả hình thể và màu sắc, tác phẩm mang tính trang trí, ước lệ rõ nét,
tỉ lệ người kéo dài phảng phất nghệ thuật hội họa Nhật Bản thời cổ điển, ổn định
trong bố cục, ánh sáng, lấy sự diễn đạt hình họa chính xác làm chủ yếu tạo cảm
xúc thẩm mỹ mạnh mẽ.
Trần
Mạnh Tuyên đã làm sống lại một đất nước Việt Nam thanh bình với bao ký ức của một
tuổi thơ êm ả. Nhắc đến tác phẩm của ông, ta phải nhớ ngay đến đôi mắt mơ mộng
thiếu nữ thuở nào mà ông đã dành cả cuộc đời mình thể hiện.
Theo bà quả phụ Vũ Thị Thân, vợ cố họa sỹ Trần Mạnh Tuyên, hàng trăm tác phẩm của ông đa phần đang lưu lạc trong các gia đình Việt kiều ở Pháp ...
Theo bà quả phụ Vũ Thị Thân, vợ cố họa sỹ Trần Mạnh Tuyên, hàng trăm tác phẩm của ông đa phần đang lưu lạc trong các gia đình Việt kiều ở Pháp ...
Tạp chí News Reviews tháng 11 năm 1945 giới thiệu Triển lãm của họa sĩ Trần Mạnh Tuyên. |
"Chân quê". tranh Trần Mạnh Tuyên. Lụa. 1948. |
"Hoa". tranh Trần Mạnh Tuyên. Lụa |
"Bình yên". tranh Trần Mạnh Tuyên. Lụa |
Nguyễn
Hồng Long giới thiệu
Nội dung liên quan: Tạp chí News Reviews tháng 11 năm 1945 giới thiệu Triển lãm của họa sĩ Trần Mạnh Tuyên.
ANNAMITE’S AIM
(Giới thiệu Triển lãm của họa sĩ Trần Mạnh Tuyên trên tờ tạp
chí News Reviews tháng 11 năm 1945).
Tuyen to Town
Seven years
ago little Tran Manh Tuyen left his native Indo-China to study electrical
engineering in France. Went to visit the Ecole des Beaux Arts and promptly quit
engineering for art.
Because he
had a natural aptitude for drawing. Tuyen’s initial progress was rapid. Before
long he was talking of his plan to produce a new Annamite art by wedding
Western painting tradition with that of the East.
War kept him
in France, but a month ago Tuyen came to England, brought 16 paintings in a
wooden box. They were briefly exhibited at South Kensington’s red – bricked French
Institute.
Last week
Tuyen eagerly invited newspapermen to his ground-floor Wandsworth flat told
them with delicately eloquent gestures that he was planning a one-man West End
show.
His pictures
are uniformly big and brigthly coloured. Tuyen fights shy of oil and water
colours, paints with shiny lacquer on plywood. As black-ground many of the
pictures have small squares of gold leaf, giving them curious luminosity.
Typical
specimens: La Baie d’Along (red- lacquer trees, a silver sea against a gold
background); La “Flute enchante’e” (a flute-girl playing to a group of women);
Le Medium (a sooth-sayer telling fortunes); La Riviere (his first effort) a
group of bathers.
Figure
outlines give him no trouble, but Tuyen admitted that facial expression is an
angle he has not yet tackled seriously. In meticulous French, he explained that
his aims were colour harmony and
balanced de’cor.
When he gets
back to Indo-China he hopes to run an art school, mainly for artisans who
already have some technical ability. He believes Annamite artists have too
slavishly imitated ancient Occidental masterpieces.
1 nhận xét:
Hello, I'm from Taiwan. One of mu friend he has about 50 paintings from Mr.TRẦN MẠNH TUYÊN. He bought these paintings from Mr.TRẦN MẠNH TUYÊN's wife around 1990's. If you have interest in these paitings, please contact me: dbmark0212@gmail.com.
Đăng nhận xét