Bạn
đưa cho một danh sách trong đó dân ở các xứ khác (trong G20, trừ Nga) đều chọn Clinton
thay vì Trump. Và như vậy người Mỹ với quyết định chọn Trump làm tổng thống là
một thiểu số khi so với thế giới. Nhiều người sẽ nói người Mỹ dại. Nói vậy hoặc
là chưa suy nghĩ kỹ, hoặc là vỹ cuồng tự cho mình khôn. Nếu người Mỹ dại hẳn họ
sẽ không thể tạo ra một nền dân chủ lâu đời và thành công như vậy. Họ cũng sẽ
không tự biến mình thành một cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ về quân sự,
khoa học, nghệ thuật, dân chủ, và truyền cảm hứng cho phần còn lại của thế
giới.
.Nhưng
tại sao người xứ khác lại chọn khác người Mỹ? Bởi vì người xứ khác không sống
trong bối cảnh của người Mỹ, lại đánh giá, đưa ra một quyết định thay cho người
Mỹ bằng cách dùng những định kiến hấp thụ được bởi văn hóa địa phương mình.
.
Vậy
tại sao người Mỹ lại chọn Trump? Nói một cách đơn giản là người Mỹ đã ngán ngẫm
8 năm cầm quyền của tổng thống Obama. Vì ngán, nên họ đã dành hẳn trái tim cho
đảng Cộng hòa. Vì vậy mà đảng Cộng hòa nắm đa số ghế ở cả hai viện của Quốc hội
Hoa Kỳ trước và sau khi bầu cử.
.
Tại
sao họ lại ngán các chính sách của tổng thống Obama? Nói như những người đi bầu
cho Trump là họ muốn thấy một tổng thống mạnh mẽ và hiệu quả. Nước Mỹ là để dẫn
dắt thiên hạ, chứ không chỉ rụt rè, để các xứ cho Nga và Trung Quốc tha hồ tung
hoành lên mặt.
.
Về
mặt kinh tế, trong suốt 8 năm nhiệm kỳ của tổng thống Obama, mức nợ công tăng
gấp đôi, một con số kỉ lục, từ khoảng 10 ngàn tỉ đô la Mỹ lên mức 20 ngàn tỉ đô
la Mỹ. Kinh tế trì trệ, mức tăng GDP trong suốt 8 năm chỉ nhỉnh hơn 1%/năm.
Nhưng quan trọng hơn là tỉ lệ người tham gia thị trường lao động giảm liên tục.
Tỉ lệ người tham gia thị trường lao động được tính bằng số người thất nghiệp
đang kiếm việc làm và số người đang làm việc. Tỉ lệ này giảm liên tục từ mức
hơn 66% năm 2008 xuống còn dưới 63% năm 2016 phản ánh một thực tế rằng nhiều
người quá chán nản khi không kiếm được việc làm nên bỏ hẳn ý định kiếm việc
làm, và họ được cho là rời khỏi thị trường lao động.
.
Về
chính sách y tế, ObamaCare lúc đầu được chính quyền Obama hi vọng sẽ giúp người
nghèo, nhưng giờ đây trở thành một sự thất bại. Chi phí y tế đối với người dân
không những giảm mà ngày càng trở nên đắt đỏ, hệ thống lại phức tạp. Trung bình
mức bảo hiểm y tế tăng lên 22% toàn quốc, có bang tăng hơn gấp đôi. Kèm theo đó
là các chính sách thuế, luật lệ, bóp nghẹt các doanh nghiệp ngành bảo hiểm.
.
Về
cuộc chiến chống khủng bố, kể từ khi tổng thống Obama lên cầm quyền đến nay có
9 cuộc tấn công khủng bố cực đoan, giết chết 91 người và bị thương 400 người
khác.
.
Về
cải cách hệ thống tài chính, sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009,
tổng thống Obama và những nhà làm luật đảng Dân chủ đưa ra bộ luật Dodd-Frank
năm 2010, dày tới 2,300 trang, hi vọng là sẽ bảo vệ hệ thống tài chính và nền
kinh tế. Để rồi cuối cùng không mấy ai hiểu bộ luật dày cộm đó nói gì. Tuy vậy,
bộ luật đó vẫn nằm đó và báo cáo bởi American Action Forum cho rằng nó làm
thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 1 ngàn tỉ đô la Mỹ trong vòng 10 năm.
.
Về
đối ngoại thì rõ ràng các chính sách ngoại giao của tổng thống Obama không được
nổi bật lắm. Nó không chỉ là các thừa nhận của chính ông khi nói về sự thất bại
của người Mỹ ở Trung Đông, mà còn ở châu Á, và châu Âu. Trong hai nhiệm kỳ của
tổng thống Obama, người ta nhìn thấy một nước Mỹ yếu. Lẽ dĩ nhiên là người Mỹ
thì phải lo cho người Mỹ trước. Nhưng như là một sứ mệnh của một cường quốc,
một cảnh sát quốc tế, không chỉ người ở các nước, mà người Mỹ vẫn muốn thấy
nước họ đóng một vai trò hiệu quả trong các ảnh hưởng toàn cầu. Họ muốn nước Mỹ
dẫn dắt, chứ không phải một nước Mỹ thỏa hiệp. Đó là lý do họ muốn một lãnh đạo
mạnh.
.
Sau
khi thừa hưởng những bình ổn ban đầu của chính quyền mới Iraq, năm 2011 chính
quyền Mỹ vội vã rút quân khỏi Iraq, để lại một lỗ hổng về an ninh khiến cho
ISIS có dịp xuất hiện. Ở Lybia, chính quyền Mỹ hỗ trợ người dân Lybia lật đổ
chế độ độc tài của Gaddafi, nhưng khi thành công thì không có những can thiệp
hiệu quả để xây dựng một chính quyền ổn định, để các phe nhóm dân quân Lybia
tranh giành nhau dẫn đến nội chiến. Ở Syria, khi Nga đưa quân và khí tài vào
can thiệp ở Syria hỗ trợ trực tiếp cho nhà độc tài thì Hoa Kỳ lúc đầu đã không
nhiệt tình can thiệp, mãi đến sau thì can thiệp một cách giới hạn. Ở châu Âu,
trong khi Nga tăng cường các hoạt động gây hấn ở Crimea, Ukraine, và các nước
Baltic thì chính quyền của Obama chỉ có những phản ứng dè dặt. Ở châu Á, trong
chiến lược xoay trục về châu Á nhằm đối phó với Trung Quốc, cuối cùng thì Trung
Quốc ngày càng xây thêm đảo, lôi kéo dần các đồng minh của Hoa Kỳ về phía mình.
.
Liệu
với bạn, một người Mỹ, hoặc giả sử đắm mình như một người Mỹ, bạn có muốn các
chính sách của tổng thống Obama được tiếp tục thông qua hình ảnh của Hillary
Clinton?
.
Nói
đi cũng phải nói lại, ở tổng thống Obama, người ta nhận thấy một sự tinh tế
trong ngoại giao, sự mềm dẻo, chất trí thức và nhân văn, và quan trọng là các
bài diễn văn của ông luôn gây nhiều cảm hứng. Nhưng người Mỹ thì cả thèm chóng
chán, lại thực tế, và giấc mơ Mỹ vẫn còn đâu đó trong tâm. Và đó là lý do họ
tìm một sự đổi mới.
.
OL.
9.11.2016
(Nguyen
Huy Vu)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét