Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2022

NƯỚC NGA NGÀY NAY

 


Nước Nga, thực chất vẫn đang là "thân trung ấm" của Liên Xô. Bài mô tả rất hay và dài. Nhưng phải dài thế mới đủ.
Bài của anh : Peter Pho
Trong một bài viết cho tạp chí cộng sản. Bạn Hoa Kim phụ trách chuyên mục này yêu cầu lão cung cấp con số chi tiêu quân sự của Nga và Trung Quốc để bài viết thêm thuyết phục. Lão nhắn tin cho em :”Trung Quốc 2021 Khoảng 209 tỷ đô la Mỹ. Chi tiêu quân sự của Nga vào năm 2020 là 61,7 tỷ đô la Mỹ. Năm nay giảm 5%”. Em Hoa nhắn lại có vẻ không tin :”Trung Quốc hơn Nga ạ?”. Lão nói :”Hơn em ạ”. Nhưng, chắc em vẫn không tin, cũng không tìm nguồn chứng minh và bỏ, không đưa nội dung này vào, chắc sợ lão cho dữ liệu khống…kkk
Nhiều người thực sự không biết nhiều về Nga, trong thâm tâm họ vẫn nghĩ rằng Nga là một quốc gia rất phát triển, ít nhất là một quốc gia phát triển hơn Trung Quốc. Nhiều người tôn sùng Nga là một quốc gia hùng mạnh, thực tế từ lâu Nga đã là một quốc gia bị tụt hậu trong sự cạnh tranh khốc liệt của thế giới.
Lão PP đến Liên Xô trước khi tan rã, sau đó đến Nga nhiều lần để viết bài theo đơn đặt hàng. Ở New York, lão chơi thân với hội Nga tư bản sống ở ven biển khu Oceanfront, Brooklyn. Một phần nữa, lão là một thằng viết báo, có con mắt cú vọ, lại đứng ở trên nhìn xuống nên thấy rõ mọi vấn đề hơn những bạn không có chuyên môn dù đã từng sinh sống ở Nga. Nên để đánh giá về Nga, lão có thể ứng cử số 2 và không có cu cậu nào dám tranh số 1…kkk
Để hỏi ấn tượng đầu tiên về nền kinh tế Nga là gì, nói cho nhanh, có thể nên mô tả là sự trì trệ và thất bại. Cả nước Nga có thể coi là một bảo tàng khổng lồ của Liên Xô cũ, chỉ trừ một vài thành phố như thủ đô Moscow và Vladivostok gần với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc vì có nhiều vốn đầu tư nước ngoài đổ vào, thì diện mạo trông còn được, còn hầu hết các nơi khác của Nga về cơ bản vẫn y nguyên ở trạng thái vào khoảng năm 1980. Về cơ bản, trong 40 năm qua, hầu như rất ít tòa nhà mới nào được xây thêm ở các thành phố của Nga và hầu hết các tòa nhà đều là công trình công nghiệp hóa được xây dựng từ những năm 1950 và 1970, rất thô thiển, thiếu tính thẩm mỹ. Do không được bảo trì, những tòa nhà này đã rất cũ nát. Ngoại trừ một số tòa nhà thương mại và cơ quan công cộng, thang máy trong nhiều tòa nhà vẫn là thang máy rất nhỏ của thời Xô Viết. Xe điện ở nhiều thành phố vận hành cũng đã cũ rích lỗi thời, được đưa vào sử dụng từ thời Liên Xô và chưa được thay thế trong vòng 40 đến 50 năm qua. Đường nội thị cũng thiếu bảo dưỡng, gặp những ngày mưa thường lầy lội, mặt đường bằng phẳng êm du rất ít, nhiều đô thị vừa và nhỏ vẫn là đường đất, đường đá cát ở các khu dân cư ngoài trung tâm.
Lão PP lần đầu đến Mạc Tư Khoa vào những năm 89, 90 trước lúc Liên Xô sụp đổ. Ngoài hệ thống đường tầu điện ngầm ra thì toàn thành phố là một màu xám không sức sống, lão không cần tả chi tiết, chỉ cần dùng đến màu “xám” là các bạn sẽ hình dung ra hết. So với Sài Gòn hồi mới giải phóng đã một trời một vực, một Sài Gòn hoà nhập với thế giới văn minh, tươi sáng, nhộn nhịp đầy sức sống hiện đại. Chứ chưa cần so với New York nơi lão đang sống. Bảo tại sao cộng sản hay cấm nghe đài địch thời ấy. Bởi nếu biết bên kia thế giới là thiên đàng bừng sáng thì bố thằng nào chịu sống ở địa ngục một màu xám xịt?
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng và các khu văn phòng thương mại của Matxcova không lớn bằng Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến, Hàng Châu, Vũ Hán, Trùng Khánh và Thành Đô. Lão lấy các thành phố của Trung Quốc để so sánh cho nổi bật hai nền kinh tế mà mọi người vẫn lẫn lộn vào nhau. Các con giời cực đoan đừng chê lão ca ngợi ông bạn 4 tốt nhé. Matxcova có một khu trung tâm tài chính ở phía Tây thì cũng chỉ bằng trung tâm tài chính của một thành phố miền Đông xa xôi của Trung Quốc như Cáp Nhĩ Tân và Tế Nam. Chỉ bằng một phần ba hoặc một phần tư quy mô của khu tài chính Giang Bắc của thành phố Trùng Khánh, Tứ Xuyên. Trong khi các khu hành chính liên bang cấp một mà Nga cho là thịnh vượng và phát triển nhìn chung không thể so sánh bằng thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc. Đừng đem so với Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Nam Kinh hay Quảng Châu, Thâm Quyến (Shenzhen). Nếu vậy thì chẳng khác chi đem thành phố Điện Biên so với Sài Gòn, so phấn với vôi, so lồn con đĩ với môi thợ kèn…kkk
Những hiện tượng này phản ánh ra vấn đề sâu xa của nền kinh tế Nga. Do kinh tế và xã hội kém tăng trưởng, thành phố không thể mở rộng hoặc xây mới vì thiếu tài chính có nghĩa là không có tiền để duy trì cơ sở hạ tầng và làm mới các tòa nhà. Bây giờ, bỗng nhiên bắt một nông dân Nga bịt mắt rồi chở đến bỏ lại trên đường phố Hồng Kông, chắc chắn vị nông dân Nga đã từng được học tập kỹ càng thuyết “Tư bản luận” của C.Mác sẽ ngỡ ngàng tưởng mình trong mơ đã được bước vào thiên đàng của chủ nghĩa Cộng Sản.
Xuất phát từ quan điểm này, Nga là nước khiến con người cảm thấy tuyệt vọng nhất trong số các quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi. Trái ngược với Mông Cổ, nơi tiếp giáp với Nga, trước đây Mông Cổ từng tụt hậu so với Nga, nhưng hiện nay cả nước đang ở trong trạng thái sôi nổi và đầy sức sống, dân số tăng nhanh và nền kinh tế khai thác mỏ cũng bắt đầu phát triển. Thành phố Ulaanbaatar được kiến thiết xây dựng lại rất đẹp, và những thành phố tiên tiến hơn liên tục được dựng lên. Ngay cả Việt Nam, đất nước đàn em theo chủ nghĩa xã hội của Liên Xô giờ đây cũng là một vùng đất tràn đầy sức sống và hy vọng. Mặc dù GDP bình quân đầu người ở ta trên danh nghĩa không cao bằng Nga, nhưng bạn có thể thấy hy vọng vô hạn vào tương lai. Ngược lại, Nga là một vùng đất khổng lồ nhưng không có sự sống, không nhìn thấy một tia hy vọng về tăng trưởng kinh tế.
Nói vậy chắc một vài triệu phú Đô La của Nga đọc được sẽ cười lão là bốc phét. Thật vậy, Nga có nhiều triệu phú Đô La. Hiện tại, Nga có 182.000 triệu phú, số lượng triệu phú đứng thứ 15 sau Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức và Trung Quốc, nhưng lại xếp hạng cao hơn Ả Rập Xê Út, Kuwait và Na Uy. Nhưng, một nhóm triệu phú không đại diện được cho một thực trạng nghèo đói của đại chúng nhân dân. Lão mổ xẻ toàn diện, không xoáy vào cục bộ. Tuy rằng lão cũng có một số bạn Mafia Nga, đã từng được mời đến nhà riêng ở khu nhà giàu Rublevka uống rượu ngon, nhâm nhi trứng cá tầm Nga Caviar và được các em Nga tóc trắng mắt xanh thủ thỉ hát bên tai bài Подмосковные вечера “Chiều Mát-xcơ-va” đầy trữ tình và lãng mạn. Nhưng lão vẫn phải nói lên nỗi đau buồn không tả của đại đa số dân lao động ở Nga. Nhớ lại những khuôn mặt đầy mồ hôi và chán chường của dân nghèo Nga, bên tai lão vẳng vẳng lời ca:
“Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn. Sục sôi nhiệt huyết trong tâm đầy chứa rồi. Quyết phen này sống chết mà thôi…”
Ở phía tây thủ đô Moscow của Nga có một khu dân cư rất nổi tiếng là Rublevka, thậm chí có thể sánh ngang với Beverly Hills ở Mỹ. Trong khu dân cư, ven đường toàn nhà sang, xe sang. Ngôi nhà đắt nhất ở đây năm ngoái đã được bán đấu giá với giá 224 triệu đô la Mỹ. Soi kỹ thì những người sống ở đây đều thuộc hạng "ông lớn" hàng đầu ở Nga, họ đều là những người nổi tiếng bậc nhất, những ông trùm kinh doanh hoặc những nhân vật chính trị quan trọng.
Ngay cả những cửa hàng được mở ở đây cũng là những tên tuổi hàng hiệu quốc tế lớn như Ferrari, Lamborghini, Gucci, Prada, v.v. Một số ga-ra của chủ nhân xe sang phủ đầy bụi, tại sao? Quá nhiều xe hơi sang trọng, không kịp dùng đến. Ở đây, nếu thằng nào trong tay chỉ có 10 triệu Đô la Mỹ, là tầng lớp vét đĩa thấp nhất nơi đây.
Nói về những người giàu ở Nga, họ kiếm được tiền chủ yếu nhờ chiếm đoạt và bán đi những tài sản giá trị của Liên Xô cũ và nắm quyền khai thác xuất khẩu năng lượng. Có thể nói, 1% người giàu ở Nga chiếm đại đa số của cải cả nước. Nước Nga, với lãnh thổ rộng lớn, nhân tài nhan nhản và nguồn tài nguyên dồi dào, đã không phát huy được lợi thế của mình, thay vào đó, một số rất nhỏ người dân đã thâu tóm tài nguyên đất nước và trở nên giàu có chỉ sau một đêm. Và hãy quay lại và nhìn vào đấy, đối với hơn một nửa số người nghèo trong nước, chi phí sinh hoạt cả năm của họ có thể không bằng ly rượu ngon mà người Nga giàu có uống.
Ngạc nhiên chưa? Là một đất nước phát triển trong quá khứ, một anh cả Đỏ trong khối xã hội chủ nghĩa. Nhưng giờ đây, lại là một đất nước sản sinh ra bần cùng và nghèo nàn, thực sự là điều khó tin. Nền kinh tế Nga bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế liên tục khi Liên Xô tan rã hơn 30 năm trước, vấn đề này cho đến nay vẫn chưa được dịu xuống và vẫn còn tăng lên, khiến số người nghèo trên cả nước vượt quá một nửa.
Từ thời Xô Viết, nền kinh tế Nga chủ yếu là công nghiệp nặng, trước khi tan rã, Liên Xô đã là một cường quốc công nghiệp, tuy nhiên, trong hàng chục thành phố quan trọng ở Nga mà lão đặt chân đến, lão chưa hề thấy một nhà máy hiện đại nào. Mặc dù các nhà máy vẫn đang hoạt động, nhưng nhìn từ bên ngoài đều to lớn, xấu xí, đổ nát, về cơ bản là còn nguyên diện mạo của thời Xô Viết, hàng chục năm nay không hề cải tiến. Cảnh tượng kiểu này không còn thấy được ở các căn cứ công nghiệp cũ phía đông bắc, nơi kinh tế Trung Quốc bị suy thoái trầm trọng nhất trước đây, chưa nói đến bờ biển đông nam, nhưng lại diễn ra phổ biến ở khắp mọi nơi trên đất nước Nga.
Ví dụ, Volgograd (Stalingrad) nằm trên bờ tây hạ lưu sông Volga, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của nước Nga. Hoặc Novosibirsk và Ulan-Ude đều là những thành phố công nghiệp nặng quan trọng. Năm xưa, vũ khí được sản xuất ở những nơi này đã làm cho Trung Quốc bị uy hiếp nặng nề. Tuy nhiên, nếu bạn đi thăm những nơi này ngày nay, nó giống như bước vào một đường hầm lịch sử, một phiên bản đổ nát điển hình của khung cảnh một thành phố công nghiệp thời tiền hiện đại. Trong những năm 1960 và 1970, một số lượng lớn vũ khí liên tục được sản xuất tại đây để răn đe Trung Quốc. Mọi thành phố ở Trung Quốc đều phải đào các hầm trú ẩn không kích để phòng thủ trước sự xâm lược của Liên Xô có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Hiện tại, các ông chủ người Trung Quốc đang bắt đầu mua lại để hợp nhất các công ty tại đây để tiếp tục có thể tái sản xuất. Các thành phố bị chi phối bởi các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chính, chẳng hạn như những thành phố nằm sâu trong rừng ở Siberia, thậm chí còn bị suy thoái nghiêm trọng hơn.
Nước Nga từng có rất nhiều thiên tài về toán học, vật lý và hóa học. Tuy nhiên, lại chưa tạo ra được một thương hiệu có tầm ảnh hưởng trên thế giới, Nga không có công ty có tầm ảnh hưởng trên thế giới ngoại trừ một vài đại gia bán tài nguyên. Bạn hãy tưởng tượng đi, trong số những đồ dùng cần thiết hàng ngày của chúng ta, cái nào thông dụng được sản xuất tại Nga? Các thương hiệu Nga quen thuộc là gì? Lão e rằng không ai trong số nông hộ có thể được nói ra một cái tên. Không có công ty Nga nào lọt vào top 100 công ty mạnh toàn cầu do Forbes công bố và chỉ có 2 công ty Nga trong Global Innovation 1000 do PricewaterhouseCoopers thực hiện. Các doanh nghiệp của Nga không thể hiện tốt bằng các doanh nghiệp ở Đài Loan, Hồng Kông, Bỉ, hay Ấn Độ…
Điều này về cơ bản phản ánh sự sụp đổ hoàn toàn của hệ thống đổi mới và hệ thống tổ chức kinh tế của Nga. Mặt khác, thước đo thành công của công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc không nằm ở mức tăng trưởng GDP bao nhiêu, mà là số lượng các công ty và thương hiệu đã và đang cạnh tranh trên thị trường và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, chẳng hạn như Huawei, Tencent, Xiaomi... Nó sẽ là trụ cột của ảnh hưởng toàn cầu của một quốc gia.
Ngay cả ngành công nghiệp quân sự, nơi Nga có lợi thế truyền thống, cũng đang dần đi xuống. Nền công nghiệp quân sự tiên tiến phải được xây dựng trên cơ sở đổi mới khoa học và công nghệ. Công nghệ của Nga dần lạc hậu cũng đồng nghĩa với việc khó có thể sản xuất vũ khí cạnh tranh. Vũ khí thông thường của Nga thua kém Trung Quốc về độ nhẹ, sự thông minh và tính nhân văn. Trung Quốc đang dần ăn mòn thị trường vũ khí của Nga. Tháng 1 năm nay, Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm trong báo cáo thường niên của Thụy Điển nhận định rằng Trung Quốc đã vượt qua Nga để trở thành nước đứng thứ hai thế giới về các quốc gia xuất khẩu vũ khí. Từ năm 2015 đến năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đạt ít nhất 54,1 tỷ đô la Mỹ, trong khi Nga chỉ là 37,7 tỷ đô la Mỹ. Lão không biết liệu thống kê này có toàn diện hay không, nhưng nó là một xu hướng cho thấy Trung Quốc đang dần dần vượt mặt Nga về vấn đề này.
Thương mại luôn là một yếu điểm của nền kinh tế Nga, bởi vì trong thời kỳ Liên Xô cấm thị trường tự do. Có một số trung tâm mua sắm rất cao cấp ở các thành phố lớn ở Nga, như Gum department store bên cạnh Quảng trường Đỏ, nơi bán các thương hiệu cao cấp lớn của phương Tây dành cho giới thượng lưu Nga. Tuy nhiên, những trung tâm mua sắm tồi tệ hơn một chút, chẳng hạn như Modny Sezon ở phía đông của khách sạn Four Seasons ở Moscow, đối diện với Duma Quốc gia, về cơ bản bán đồ thời trang bằng lông thú nhập khẩu từ chợ giời ở Bắc Kinh. Mỗi thành phố ở Nga cũng có một khu chợ trung tâm, đây có lẽ là di sản của thời Xô Viết, chợ trung tâm về cơ bản chứa đầy những hàng nhập rẻ tiền từ Trung Quốc, đây là sản phẩm chủ đạo được tiêu thụ tại thị trường Nga. Các cửa hàng trên Nevsky Prospekt, phố thương mại chính ở St.Petersburg, về cơ bản cũng bán các mặt hàng đặt làm ở Yiwu Trung Quốc.
Một chỉ số quan trọng khác để đo lường mức tiêu dùng xã hội là ô tô và điện thoại di động, hai vật dụng không thể tách rời đối với cư dân của xã hội hiện đại. Một phần đáng kể xe ô tô Nga (có lẽ gần một nửa) là xe Lada thời Liên Xô cũ và các xe thương hiệu khác, đã chạy được 20 hoặc 30 năm, có mùi xăng sặc mũi nhưng họ không nỡ bỏ đi. Xe ô tô mới trên phố hầu hết là các dòng xe cấp thấp của Hyundai, Nissan, Geely, giá khoảng 300 - 400 triệu VND. Tỷ lệ ô tô tầm trung đến phổ thông trên đường phố vẫn chưa cao như ở Sài Gòn. Không thể bì được như ở Trung Quốc bây giờ, tất cả các gia đình trung lưu có thu nhập cao hơn ở Trung Quốc sẽ mua những chiếc xe tốt như Audi, Lexus, BMW. Tiêu thụ điện thoại di động của Nga cũng bị chi phối bởi điện thoại giá rẻ và trung bình Trung Quốc như Xiaomi, Huawei và OPPO, và thậm chí nhiều hàng nhái từ Quảng Đông. Có rất nhiều cửa hàng Xiaomi trên các con phố thương mại quan trọng ở Moscow, và Xiaomi rõ ràng vẫn là một sản phẩm phổ biến và tương đối cao cấp tại đây. Năm 1989, lão PP cầm trên tay một cục gạch di động, khoác một chiếc áo choàng nỉ đen, đeo mắt kính đen, ngồi ăn Pizza ở một tiệm Pizza duy nhất trên đường Tchaikovsky nay đổi tên là Novinsky Boulevard mà trở thành tâm điểm để các thanh niên nam nữ thành Mạc Tư Khoa xin chụp ảnh cùng. Sợ chưa Tạ Trí, Đỗ Vũ? …kkk
Cảm nhận chung là mức tiêu dùng xã hội của Nga không cao. Đứng đầu về mức tiêu thụ xã hội là một số thương hiệu lớn của châu Âu và Mỹ, trong khi các sản phẩm từ trung cao cấp, tầm trung và cấp thấp về cơ bản được sản xuất tại Trung Quốc. Các sản phẩm của Trung Quốc có chất lượng cao và rẻ tiền nhìn thấy ở mọi ngóc ngách của xã hội Nga. Có lẽ các sản phẩm cấp thấp của Trung Quốc nằm ở vị trí tầm trung ở Nga và các sản phẩm tầm trung ở vị trí cao cấp ở Nga. Mức tiêu thụ tổng thể của Nga thấp hơn Trung Quốc nhiều bậc.
Bài trước đã nhắc rồi, GDP của Nga chỉ đạt 1,483 nghìn tỷ USD (2020) chưa bằng GDP một tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc năm 2020 đạt 1.710 tỷ USD. Mặc dù GDP bình quân đầu người của Nga cao hơn của Trung Quốc, nhưng thu nhập thực tế của nước này lại thấp hơn nhiều so với của Trung Quốc. Một công việc hành chính thu nhập tốt hơn ở Moscow có thể nhận được mức lương từ 25 đến 35 triệu VND, trong khi mức lương trung bình là khoảng 10 đến 20 triệu VND một tháng. Lão đã hỏi các giáo viên và sinh viên từ Đại học Sư phạm Volgograd và Đại học Sư phạm Krasnoyarsk, họ nói rằng giáo viên đại học có thể nhận được khoảng 16 triệu VND một tháng. Nhân viên hành chính bình thường có thể nhận được hơn 7 triệu VND và lương của giáo viên tiểu học và trung học là khoảng 7 - 10 triệu VND. Do đó, mức sống của người dân Nga nhìn chung kém quá xa so với người dân Trung Quốc.
Do công việc khó kiếm và đồng lương rẻ mạt, nên Nga thịnh hành xuất khẩu lao động. Việt Nam thì xuất khẩu sức lao động, Nga thì xuất khẩu người đẹp và nghệ thuật. Nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp cấp quốc gia như đoàn xiếc, đoàn balê, giao hưởng, múa…sang Trung Quốc biểu diễn thường trú lâu dài ở sân khấu nhỏ và ở những nơi du lịch. Nếu bạn từng sống và ăn chơi nhẩy múa tại đại lục Trung Hoa thì có một hiện tượng rất phổ biến, rất nhiều hộp đêm, nhà hàng, khách sạn, những nơi vui chơi, hay cả những quảng cáo mại dâm, đầy rẫy các cô gái Nga hoặc Đông Âu đến từ đất nước Liên Xô cũ. Ngay tại Việt Nam cũng vậy, một số nơi ăn chơi cũng phất phới bóng dáng các em Nga mắt xanh, tóc trắng, nhiệt tình bốc lửa. Nếu không tin, xin hỏi cụ Tạ Trí và Đỗ Vũ. Hai vị này rất có thể đã từng trả thù cách mạng tháng 10 Nga trên thân thể mềm mại của các em Natasha, Anna, hay Margaritas…kkk
Một cảm giác khác nhận thấy ở Nga là phúc lợi xã hội của người già rất tệ, khắp nơi trên đường phố đều có những bà già bán hàng rong, các cơ sở công cộng cũng nhận các bà già làm ở quầy lễ tân, và nhân viên soát vé trên xe buýt cũng là bà già. Tại sao tất cả đều là bà già và không có ông già? Nó có thể liên quan đến thói nghiện rượu của đàn ông Nga, vào thời điểm 1989 khi lão đặt chân đến đây, độ tuổi trung bình của họ chỉ là 53 đã vội đi chầu trời. Ở Nga, hiếm khi thấy những người đàn ông 80 hoặc 90 tuổi. Hoặc những đàn ông đầy sức sống như lão PP và Tạ Trí tối tối vẫn lôi súng ra lau, vẫn vùng vẫy bơi lội trong con nước giá rét ở bãi giữa sông Hồng như các thanh niên trai tráng.
Cảm giác sâu sắc nhất là khi lão đến St.Petersburg vào dịp Tết Nguyên đán, ngày nào cũng có những bông tuyết bay lã chã, trời rất lạnh và ẩm ướt, nhưng mấy bà già ở trước cửa khách sạn nơi lão ở đều dựng quầy hàng rong ở đây cả ngày và không về nhà trước 8, 9 giờ tối., những thứ bán chỉ là những sản phẩm đơn giản như hạt thông, các loại hạt, kẹo... Lão tin rằng không được bao nhiêu tiền. Trong chợ trung tâm của thành phố, cũng có nhiều người già bán rau và trái cây. Tình thế này về cơ bản là không thể nhìn thấy ở Trung Quốc và hiếm khi thấy ở các nước phương Tây.
Nói đến kinh tế, lão còn muốn nói thêm về công nghệ. Do nền kinh tế ngày càng không thể tách rời với khoa học và công nghệ nên mức độ phát triển của hoạt động công nghệ phản ánh mức độ của hoạt động phát triển kinh tế. Lão đã từng đến thăm Thành phố Khoa học Novosibirsk, là thành phố lớn thứ ba của Nga về dân số, sau Moskva và Saint Petersburg, xếp thứ 13 về diện tích và là thành phố lớn nhất của Siberia. Thành phố này được mệnh danh là Thung lũng Silicon của Nga, Trung tâm Khoa học nằm ở vùng ngoại ô phía Nam của thành phố trên sông Ob với môi trường rất đẹp. Thành phố Khoa học Novosibirsk được thành lập vào năm 1957 với diện tích 50 km vuông, là nơi tập trung hơn 320 cơ sở nghiên cứu khoa học và hơn 50.000 nhà nghiên cứu khoa học. Đây không chỉ là thành phố khoa học lớn nhất ở Nga mà còn là trung tâm khoa học lớn nhất trên thế giới. Đánh giá từ bối cảnh của đầu những năm 80, Thung lũng Silicon có lẽ không thể so sánh bằng Novosibirsk về quy mô và khả năng nghiên cứu khoa học. Trước khi bước vào thế kỷ 21, khu công nghệ và khoa học Haidian ở Bắc Kinh ( Haidian Science and Technology Diocese ) thậm chí còn tầm thường hơn ở đây rất nhiều. Năm 1998, các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã đến đây để nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm.
Nhưng cũng giống như khu công nghiệp ở Nga, Thành phố Khoa học này giờ đây chỉ còn thấy một khung cảnh đổ nát. Ngoại trừ Tòa nhà Khoa học của Đại học Khoa học và Công nghệ Bang Novosibirsk, Thành phố Khoa học khổng lồ như vậy mà không có một tòa nhà hiện đại nào. Một số tòa nhà của viện nghiên cứu khoa học nổi tiếng, chẳng hạn như Viện Vật lý hạt nhân, vẫn là những tòa nhà thô sơ và đơn giản được xây trong những năm 1970 và 1980. Điều này cho thấy sự thiếu hụt kinh phí, mặt khác, hệ thống khoa học và công nghệ của Nga thiếu cơ chế chuyển đổi xã hội, thiếu nguồn thu từ thị trường và vẫn là cách thức làm ăn cũ theo lối ăn lương làm việc, đến giờ xách ô về. Khiến cho các nhà khoa học đói quá phải tìm đường rút lui hoặc bị mua ra nước ngoài. Người ta cho biết mức lương trung bình của các nhà nghiên cứu khoa học ở đây chỉ khoảng 10 - 15 triệu VND. Họ đã lần lượt ra đi. Ngoài đi hẳn di cư sang phương Tây, rất nhiều nhà bác học làm việc ở các công ty tư nhân Trung Quốc và các công ty nước ngoài ở Moscow hoặc St.Petersburg.
Năm 2018, kinh phí nghiên cứu khoa học của Nga là 58,6 tỷ đô la Mỹ, trong khi của Trung Quốc là 474,8 tỷ đô la Mỹ. Từ năm 2000 đến năm 2014, Nga đứng thứ 15 về số lượng luận văn SCI - Science Citation Index được xuất bản, ngang với Đài Loan và Brazil, và con số này chỉ bằng 1/5 Trung Quốc. Trong số 100 tổ chức hàng đầu của Nature, có 19 cơ sở ở Trung Quốc và chỉ 1 cơ sở ở Nga (Viện Hàn lâm Khoa học Nga, xếp thứ 55). Tất cả những điều này đều phản ánh sự suy giảm tổng thể của khoa học và công nghệ Nga, đằng sau đó là sự thiếu hụt nghiêm trọng của sự đổi mới và sức sống kinh tế.
Chứng kiến ​​nước Nga sa sút nhiều như vậy, người ta không khỏi thắc mắc: Nước Nga giàu tài nguyên như vậy, trình độ dân trí cao, nhân tài nhiều, nhưng tại sao lại có thể kéo dài sự sa sút đến gần nửa thế kỷ? Đây cũng có thể coi là một suy thoái kinh tế trầm trọng của một đất nước trong lịch sử cận đại. Nếu nhìn vào sự suy thoái và biến đổi của toàn bộ các nước Đông Âu, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời rõ ràng.
Từ cuối những năm 1970, Liên Xô và 8 nước Đông Âu đều rơi vào tình trạng trì trệ về kinh tế, thực tế thì lúc ấy do Liên Xô còn có tài nguyên nên tình hình chưa phải là tồi tệ nhất. Ba Lan, Romania, và Bulgaria còn tệ hơn nhiều so với Liên Xô. Sau những thay đổi mạnh mẽ ở Liên Xô và Đông Âu, Liên Xô và tám nước Đông Âu đều bắt đầu cải cách với trục chính là tự do hóa kinh tế và dân chủ hóa chính trị. Về kinh tế, tất cả đều chạy đua áp dụng tư nhân hóa một cách nhanh chóng. Do đó vào thời điểm ban đầu, tất cả đều trải qua một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng, và bất ổn về chính trị.
Nhưng đường phân thủy lịch sử giữa Nga với Trung và Đông Âu đã xuất hiện vào năm 2000. Từ đó đến nay, các nước Trung và Đông Âu về cơ bản đi theo con đường xây dựng nền kinh tế thị trường và hệ thống dân chủ, cải cách ngày càng tiến bộ, xã hội ổn định, kinh tế phát triển bền vững, về cơ bản đã đạt đến ngưỡng của các nước phát triển, ngoại trừ một số nước như Ru-ma-ni, Bun-ga-ri và Xéc-bi-a. Nhờ những cải cách kinh tế và chính trị hiệu quả, từ năm 2000 đến nay, Ba Lan, Cộng hòa Séc và các nước khác đã duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân trên 4%, thậm chí còn trở thành đầu tàu quan trọng của nền kinh tế châu Âu.
Sau khi Nga trải qua thời kỳ hỗn loạn và xáo trộn trong cải cách, kinh tế tư nhân hóa và chính trị nghị viện đã bắt đầu hình thành, nhưng sau khi bước sang thiên niên kỷ mới, loại hình cải cách này đã không tiếp tục, và chuyển sang một sự khác biệt so với ban đầu, đi theo vết xe đổ của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của các nước Trung và Đông Âu cũ. Con đường phát triển của các doanh nghiệp gặp phải sự can thiệp và kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ, cũng như chủ nghĩa chuyên chế chính trị đã cản trở mạnh mẽ tới nền kinh tế. Ban đầu, do giá dầu quốc tế tăng nên vẫn không sao, tuy nhiên do giá dầu giảm sau năm 2008 và khủng hoảng tài chính toàn cầu nên khoảng cách giữa Nga và Đông Âu ngày càng lớn. Nga không cải cách, cải cách không triệt để đã dẫn đến suy thoái, đó là sự thật.
Vì vậy, về tổng thể, sự suy thoái liên tục của nền kinh tế Nga vẫn là do chưa hoàn toàn thoát ra khỏi mô hình của Liên Xô cũ. Chủ nghĩa quyền uy và lợi ích nhóm chiếm ưu thế, và nắm giữ các nguồn lực kinh tế. Nhưng sự cởi mở xã hội không tích cực bằng Trung Quốc, vẫn là một Liên Xô mà không có Đảng Cộng sản Liên Xô, ít nhất vẫn như còn tồn tại một nửa Liên Xô cũ ở một nước Nga mới.
Cấu trúc kinh tế và xã hội này đã dẫn đến thực tế là toàn bộ đất nước không có môi trường để thực hiện cập nhật công nghệ của các ngành công nghiệp hiện có hoặc phát triển các ngành công nghiệp mới nổi. Mặc dù Nga cũng rất coi trọng Internet và blockchain, nhưng về cơ bản là sấm thì to, mưa thì nhỏ, bởi không có một thị trường có sức sống để nuôi dưỡng nó. Nhưng hacker Nga thì quá giỏi, nhiều nhóm hacker Nga đã tống tiền hàng nghìn công ty Mỹ và các công ty toàn cầu với số tiền hàng triệu USD mỗi nạn nhân.
Các công ty Nga thiếu động lực để thực hiện đổi mới công nghệ, bởi vì không phải công nghệ ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, mà là liệu họ có thể leo lên mối quan hệ với các ông lớn chính trị để giúp cho họ trong kinh doanh. Trong cơ cấu xuất khẩu của Nga, tỷ trọng các sản phẩm nhiên liệu và khoáng sản đã tăng từ khoảng 50% vào thời kỳ đầu Liên Xô tan rã lên khoảng 70% vào năm ngoái. Trong khi tỷ trọng sản phẩm công nghiệp đã hạ từ hơn 30% xuống dưới 20%, cộng với sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng và chế biến khoáng sản ở Nga, hầu hết các ngành công nghiệp khác đều không đủ sức sinh tồn.
Nhìn từ quá trình chuyển đổi của toàn bộ Liên Xô và Đông Âu, mức độ thị trường hóa kinh tế và mức độ tự do cởi mở của xã hội càng cao thì mức độ phát triển kinh tế càng tốt. Ví dụ như Ba Lan, Cộng hòa Séc, Hungary, Croatia, Slovenia và các nước Baltic là những điển hình về mặt này, trong khi những ví dụ tiêu cực là Nga, Turkmenistan, Uzbekistan và các nước khác, sự sụp đổ xã ​​hội cũng ngày càng gia tăng.
Tại trung tâm thủ đô Matxcova, có một điểm đánh dấu cây số 0 cũng là điểm xuất phát của hàng nghìn con đường ở Matxcova, nằm ngay lối vào Quảng trường Đỏ. Ở trên có một vòng tròn bằng đồng và các cung hoàng đạo Nga nằm xung quanh. Nhiều du khách đứng ở trung tâm để chụp ảnh. Đây cũng là một nơi bạn có thể thực hiện một điều ước với đồng xu ném vào vòng tròn. Một buổi chiều muộn, lão thơ thẩn đến đây, cũng lấy vài đồng xu ra ném. Một bà già chùm khăn kín đầu ngồi cạnh đó. Sau khi lão ném xu, bà già chạy đến nhặt. Lão thấy bà già đi chân thấp chân cao rất nặng nề. Thương tình, lão rút ít tiền giấy ra tặng bà. Bà lão rơm rớm nước mắt nói một hồi tiếng Nga. Lão ngắm kỹ, đây là một bà lão Nga hiền lành, mũm mĩm, tóc nâu, không cao, mặc áo sơ mi sáng màu và quần trắng rất sạch sẽ tươm tất. Khi ấy trời cũng gần tối, không hiểu sao lão bỗng liên tưởng bà cụ với mẹ mình hồi xưa khi mẹ còn ngồi bán hàng lagim lúc chợ chiều. Thương quá, lão ngỏ ý qua lái xe của lão phiên dịch hộ rằng lão muốn đưa bà cụ về nhà bằng xe ô tô. Bà lão cảm động rưng rưng rồi đi cùng lão ra chỗ đậu xe.
Bà cụ tên là Lyuba, một công nhân xưởng dệt kim đã về hưu. Nhà bà cụ là một căn hộ 2 phòng ngủ kiểu cũ nằm ở phía nam Moscow, Lyuba sống trong một phòng với hai đứa cháu của mình, con gái và con rể ngủ ở một phòng khác. Hàng ngày, bà cụ dậy rất sớm vào lúc 6h sáng, ăn điểm tâm qua loa xong bà ra bến xe buýt di chuyển mấy lần xe mới đến được quảng trường đỏ nơi cây số 0 để nhặt xu cùng một số bạn già khác.
Con rể của bà là tài xế, để kiếm thêm tiền, anh thường làm thêm một số công việc bốc vác và về nhà muộn mỗi ngày. Mặc dù con gái của bà cũng có một công việc trong trường mẫu giáo, nhưng cuộc sống của gia đình vẫn rất chật vật. Để giảm bớt áp lực cuộc sống của gia đình, bà phải tìm một công việc để làm sau khi nghỉ việc tại xưởng dệt, và rất may mắn được một người bạn chỉ đường cho việc nhặt xu tại cây số 0 Quảng Trường Đỏ
Bất cứ khi nào khó khăn dồn đến trong cuộc sống, Lyuba đều nghĩ đến chồng mình, một người đàn ông Nga hiền lành tốt bụng, rất khác với những người đàn ông Nga nghiện rượu khác. Kể từ khi họ kết hôn vào năm 1961, người chồng chưa bao giờ say xỉn và về nhà ngay sau khi tan sở. Khoảng thời gian đó trong ký ức của Lyuba là những ngày hạnh phúc nhất. Mắt bà sáng lên đầy tình yêu thương và ấm cúng khi kể đến chồng bà. Khi chồng qua đời, cuộc sống của gia đình Lyuba bắt đầu trở nên khó khăn. Và bà phải lê bước chân khập khiễng đi từ sớm tinh mơ và về nhà khi trời tối sẫm. Lão có một bài viết đầy xúc tích về Lyuba đăng trên báo “Apple Daily” Hồng Kông. Bài báo khiến nhiều người cảm động và gửi thư về toà soạn muốn giúp đỡ Lyuba. Tiếc rằng lão khi ấy đã về Việt Nam không viết cho tờ báo này nữa, không hiểu họ có tìm được Lyuba và giúp đỡ bà cụ không. Theo lão, các đồng sự tại toà báo chắc cũng sẽ bay qua đấy và Lyuba sẽ có những giây phút xúc động.
Ở Nga, sức lao động bỏ ra thường không tương xứng với số tiền thu được. Một câu châm ngôn phổ biến đã nói rất rõ: "Phi thương bất phú." Nhưng sự giàu lên ở Nga thường đi đôi với quyền lực, quan hệ. Hoặc thông qua kết quả của sự gian lận, may rủi hoặc ngẫu nhiên. Các câu chuyện điển hình trong dân gian Nga là bắt được một con cá thần có thể đáp ứng mọi điều ước, hay anh chàng Ivan khờ dại bỗng kết hôn với một công chúa và được chia một nửa vương quốc làm của hồi môn. Sự giàu có cũng được coi là phần thưởng dành cho những trò chơi trúng thưởng, vì vậy không phải ngẫu nhiên mà từ "kẻ thất bại” (лузер) (tiếng Anh là loser) lại trở thành một thuật ngữ phổ biến khác để mô tả người nghèo ở Nga. Ngoài ra, thuật ngữ "doanh nhân" Бізнесмени (businessman) ở Nga lại mang thêm ẩn ý để chỉ những kẻ kiếm tiền thông qua lừa dối, những kẻ lừa đảo, hoặc kiếm tiền qua những thủ đoạn đê hèn. Tiếng Nga lão không thạo, chỉ nghe họ kể vậy nói vậy, nếu sai thì đừng cười, khổ lão.
Lão viết những dòng này để đáp lại sự nhiệt tình của các bạn, nhưng trong lòng rất nặng nề bởi lão cũng yêu nước Nga, một đất nước và những con người đã từng chinh phục được cảm tình của lão. Những nhà văn mà lão kính phục như Lev Nikolayevich Tolstoy, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, Maksim Gorky, Aleksandr Sergeyevich Pushkin, Aleksandr Solzhenitsyn… Các bạn làm âm nhạc không thể không biết đến Pyotr Tchaikovsky, bậc thầy của âm nhạc thế giới. Ngoài ra còn Mikhail Ivanovich Glinka, Aleksandr Sergeevich Dargomyzhsky…Nga còn là mảnh đất có nghệ thuật hội họa bậc nhất thế giới với nhiều tác phẩm kinh điển để đời.
Khó khăn, nghèo nàn không làm lu mờ đi hình ảnh một nước Nga vĩ đại và đáng kính. Ở một khía cạnh khác, nước Nga nằm trong trái tim lão với sự trân trọng không hề mờ phai.
Thêm vĩ thanh: Sau khi đăng, Đỗ Vũ có cái comm rất trung thực và cảm động. Lão đăng vào bài để bạn đọc tham khảo:
Lão lại xát muối vào vết thương lòng đã lên da non của đệ và khiến nó rỉ máu lần nữa! Từng đã có lần thốt lên" ôi nước Nga, ta yêu người sao người chẳng yêu ta?" với kỷ niệm gần 10 năm gắn bó với đất nước mà bất kỳ ai đã một lần viếng thăm không thể không lưu luyến bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời, con người đôn hậu và thân thiện, gợi lại nước Nga là đệ lại cảm thấy nhói trong tim về miền đất mà đây đã coi như quê hương thứ 2 của mình . Lại nhớ đến 1 bài hát Rock Nga thời kỳ đen tối nhất thập niên 90 thế kỷ trước:" Ôi nước Nga, nước Nga, sao cứ phải chịu đọa đày khi muốn vượt qua thử thách?" .Bức tranh toàn cảnh mà lão PP vừa vẽ lên có lẽ mình là người thấm nhất khi 2 năm liền 2017, 2018 mình quay trở lại thăm Nga mà lòng tràn đầy thương cảm, sau gần 30 năm cảnh vật gần như không thay đổi bao nhiêu: Những căn hộ cũ nát, những chiếc xe như từ thời tiền sử, những nhà máy bỏ hoang, các nhân viên với đồng lương chết đói phải làm thêm đủ thứ để tồn tại... Thật ra , hơn 70 năm dưới chính quyền Xô Viết đã để lại 1 di chứng nặng nề "an phận thủ thường" trong tư duy của dân Nga tới mức trì trệ nên dù đã qua gần 20 năm chuyển sang thể chế mới nhưng thói quan liêu hách dịch, tham nhũng, cửa quyền của đám quan chức và sự nhẫn nhịn của dân chúng vẫn là vật cản lớn nhất cho sự phát triển! Đệ đã bồi hồi đến thăm lại các bà giáo, các đồng nghiệp cũ đã nghỉ hưu, dúi vào tay họ những đồng tiền nhỏ nhoi và rớm rớm mắt khi thấy họ cảm ơn thật lòng như những người đến từ hành tinh khác! Thật lòng đau xót cho 1 cường quốc từng có thời thách thức địa vị thống trị của đế quốc Mỹ mà giờ đây phải ngậm ngùi dùng những đồ tiêu dùng hạng hai của Tàu trên khắp các siêu thị, các chợ cóc… mọc lên khắp đất nước! Cám ơn lão kaka đã cho thấy 1 cái nhìn từ vĩ mô đến vi mô của nước Nga thời hiện đại và mong cho nước Nga chọn được cho mình một hướng đi mới để bắt kịp với sự phát triển của thế giới hiện đại!

1 nhận xét:

Nguyễn Thanh Bình nói...

Bài rất hay !