Như trong status trước đã đề cập, ta tạm bỏ qua các tranh chấp trên mặt trận vì nó thực sự không có nhiều ý nghĩa quyết định cuộc chiến. Nếu đơn giản chỉ là cuộc đối đầu tiềm lực quân sự mà một bên là Nga và bên kia là Mỹ + Nato thì ông Putin đã bị lấm lưng từ lâu rồi, tuy nhiên ở đây luôn có những động cơ, lợi ích, tình thế khác nữa và nó luôn biến động, thay đổi nên thế sư phức tạp hơn nhiều so với những gì ta có thể thấy trên thông tin đại chúng.
NHỮNG SAI LẦM ?!
Nato như một liên minh với sứ mệnh phòng thủ, sau nhiều thập kỷ đang ở tình trạng chết yểu vì chưa tìm thấy lý do tồn tại, bỗng nhiên cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine làm nó hồi sinh ... và … lột xác với một sứ mệnh quan trọng hơn bao giờ hết. Ông cao bồi Trump trước đây vài năm đã có những hành động và lời nói vô cùng sóc óc với Nato và EU khiến nhiều fan hâm mộ của ông ta cũng ái ngại, đáng tiếc giờ này thực tế đã chỉ ra ông ta đã đúng ( mặc dù ông cao bồi không phải cái gì cũng đúng), Nato đang quá yếu đuối !
Sai lầm đầu tiên phải kể đến đường lối mở rộng hợp tác với Nga của những thành viên dẫn dắt EU như Đức, Pháp với mong muốn và niềm tin vào hòa bình và ổn định cho Châu Âu trong hợp tác với Nga. Điều này cũng tương tự như nước Mỹ đã từng mơ màng với ý tưởng hợp tác với TQ, rằng nền kinh tế thị trường phát triển sẽ giúp thay đổi nền chính trị hà khắc của quốc gia đông dân nhất thế giới. Nước Mỹ đã sai lầm và giờ này, không chỉ họ mà cả thế giới đang phải trả giá cho 1 bước đi sai lầm đó. Cứ nhìn Hồng Kông, Đài Loan, Biển Đông với đường lưỡi bò, Châu Phi, rồi "một vành đai, một con đường" để thấy hậu quả lớn đến đâu.
Châu Âu giờ này cũng vậy! Việc ngây ngô cho rằng sự gắn kết kinh tế, hay nói cách khác là sự phụ thuộc lẫn nhau sẽ khiến những kẻ liên quan phải đoàn kết thành 1 khối thống nhất, nay đã bộc lộ mặt trái của nó vì đó không bao giờ là qui luật cả. Sự khác biệt về văn hóa, lịch sử, truyền thống, đức tin và thói quen tư duy của mỗi cá thể, mỗi dân tộc, quốc gia đã, đang và sẽ luôn luôn khác nhau, mọi nỗ lực đi trái qui luật đó sẽ luôn phải trả giá. " Mất đi một phần sự thịnh vượng" chính là cái giá mà Châu Âu đang phải trả vì cuộc trở mặt của Nga.
Người Nga đã hằn sâu trong "gen" của họ là "Nước Nga luôn luôn thắng", ngay cả với những người bình thường, trong sâu thẳm họ hầu như không chấp nhận nổi sự thất bại, không chỉ với Ukraine mà với tất cả, trong mọi lĩnh vực. Ông Putin và những fan của ông ấy đã không thể nuốt trôi "cục thất bại" của Liên Xô mà ông G đã là ngòi nổ năm 1990 và cũng với niềm tin luôn chiến thắng ấy, với nhiều lý do bản chất được dấu kín phía sau, họ đã phát động cuộc xâm lược với cái tên “chiến dịch quân sự đặc biệt” để giờ đây họ cũng đang phải trả giá cho sai lầm của mình.
HỌ ĐÃ THAY ĐỔI THẾ NÀO?
Cả Mỹ, Nga và Nato vào ngày 24.2.2022 đều không lường được cuộc chiến kéo dài đến bây giờ, cũng như diễn biến của nó. Cho đến giờ này họ vẫn đang "đánh cờ một nước".
Nước Nga đã liên tiếp xuống thang từ "Thắng nhanh gọn" sang "Sẽ thẳng", rồi đến "Phải thắng"... Không thể thua - Có thể hòa - Hòa thế nào ... Nước Nga khốn khó lắm rồi, quân lực tiêu hao, kinh tế kiệt quệ, lòng dân bất tin, quốc tế cô lập ..., nước Nga đang cố kéo phương tây xuống nước trong cuộc thi lặn xem ai chịu nhịn thở được lâu hơn. Ông Putin đang loay hoay tìm lối thoát để ít nhất có thể giữ an toàn và thể diện. Ông ta không còn viện lý do diệt phát xít bằng 1 chiến dịch quân sự đặc biệt nữa, nước Nga đã thừa nhận đây là chiến tranh, đã thừa nhận những thất bại trên chiến trường. Họ đang dọn đường dư luận cho cái kết bằng việc đổ lỗi cho Mỹ và Phương Tây, các nhân vật chóp bu đang đưa ra những điều kiện mặc cả, kể cả ông Putin, để câu giờ, chờ Phương Tây mệt mỏi và giảm quyết tâm tiếp tục hỗ trợ Ukraine. Nỗ lực, đe dọa của Nga có lẽ đã không còn mấy tác dụng với Phương Tây nữa.
Tuy nhiên Phương Tây cũng đang rất mệt mỏi với cuộc chiến kéo dài. Cái khó của PT là họ không thể bỏ Ukraine trong mọi tình huống, không hẳn là họ quá yêu quí Ukraine mà do họ không thể nuốt lời trong cam kết bảo vệ giá trị tự do, cái giá trị mà PT đang tồn tại nhờ nó và vì nó.
Thật dễ hiểu khi đã có những xu hướng muốn khuyên, thậm chí là tạo áp lực để Ukraine giảm bớt kỳ vọng và quay lại bàn đàm phán, chấp nhận mất một phần lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hòa bình ...và ...cho PT thoát khỏi mệt mỏi kéo dài. Nhưng con bài tẩy lại đang nằm trong tay Ukraine vì họ biết Mỹ và PT, dù có đưa ra những điều kiện hạn chế họ khi viện trợ vũ khí, dù có ngăn cản họ tấn công vào các căn cứ quân sự trên đất Nga nhưng không thể bỏ Ukraine ngay cả khi họ không hoàn toàn tuân thủ những điều kiện mà Mỹ và PT đã đưa ra vì đơn giản đối với Mỹ và Nato, điều kiện tiên quyết là … Nga không thể thắng!
Mới đây, sau bài trả lời công khai của ngoại trưởng Mỹ Blinken về quan điềm Nga và U nên trở về thời điểm trước 24.2.2022 như một bước nhượng bộ với Nga và ép Ukraine giảm bớt mục tiêu hay phát ngôn "ngáo đá" của TT Pháp Macron về việc PT nên cân nhắc về các điều kiện bảo đảm cho Nga bla bla, ( có nghĩa là hậu trường đã diễn ra thương thuyết giữa Nga và PT)... thì phía Ukraine đã đáp lại bằng các đợt tấn công thẳng vào các cơ sở quân sự trên đất Nga hoặc do Nga chiếm đóng. Diễn biến cho thấy Ukraine đã không chấp nhận nhượng bộ và điều đấy đã đẩy Mỹ và Nato cực chẳng đã vào thế không chỉ tiếp tục chính sách ủng hộ cầm chừng và chờ diễn biến tiếp mà còn phải dọn đường dư luận cho khả năng buộc phải can thiệp sâu hơn, thậm chí trực tiếp vào cuộc chiến, thông điệp này đã được ông tổng thư ký Nato phát đi trong tuần vừa rồi.
CHIẾN TRANH HẠT NHÂN?!
Nga được tiếng là quốc gia sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới ( gần 6000) khiến tất cả luôn phải e dè, nhưng số liệu chi phí quốc phòng lại nói lên điều hoàn toàn khác. Ngân sách của Nga cho quốc phòng khoảng 60 tỉ đô la, chỉ nhỉnh hơn Pháp một chút, trong khi đó Pháp chỉ sở hữu 290 đầu đạn hạt nhân và bằng 1/14 Mỹ là 778 Tỉ. Theo tin tình báo của Anh thì giới quân sự Nga đã có đánh giá rằng Nga không thể thực hiện cuộc phiêu liêu hạt nhân vì rủi ro quá cao do chất lượng thực sự của toàn bộ hệ thống hạt nhân của Nga là một dấu hỏi lớn và không thể bảo đảm với một ngân sách khiêm tốn như vậy. Ngay cả khi Nga chủ động tấn công trước thì cũng không bảo đảm được Nga sẽ chiếm được thượng phong, nhưng nếu Nga bị Mỹ và PT đánh trả hạt nhân thì khả năng Nga bị hủy diệt là 100%. Tóm lại ông Putin ngoài những lời dọa nạt thì chắc chắn không dám lao vào cuộc đối đầu hạt nhân với Mỹ và Nato.
TIỀM LỰC QUÂN SỰ
Cuộc chiến tại Ukraine đang chỉ rõ khoảng cách quá lớn giữa Nga và Mỹ cùng Nato. Trong khi Nga đã phải đem ra sử dụng mọi nguồn lực về vũ khí thì "khắc tinh" những gì hiện đại nhất của Nga cũng chỉ là những sản phẩm từ 40 năm trở về trước của Mỹ và Nato. Những sản phẩm mà Mỹ mới phô diễn như máy bay B21- Raider có khả năng tàng hình gần như tuyệt đối sẽ là nỗi khiếp đảm và sự bất lực của tất cả các hệ thống phòng không hiện đại nhất của Nga hiện nay và nó đã đi trước Nga và TQ ít nhất là 50 năm, tương tự như vậy với lực lượng hải quân của Mỹ.
THỰC CHẤT HỌ MUỐN GÌ?
Hiểu thế nào về những thông điệp xuyên suốt của Nato là tránh đối đầu trực tiếp với Nga?
Không khó lắm để nhận diện bản chất của những tuyến bố như vậy.
Mỹ và Nato không hề "sợ" Nga ! Nước Mỹ cần cơ hội, cần 1 cuộc chiến để nhận diện rõ hơn về Nga.
Nato, một liên mình PHÒNG THỦ đang chết yểu và họ cần có lý do để tồn tại và trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với thế giới tự do. Cuộc chiến kéo dài tại Ukraine rất phù hợp cho cả Mỹ và Nato và đương nhiên không phải điều Nga mong đợi, tuy nhiên Nga đã trượt dài từ sai lầm này đến sai lầm khác. Tham vọng và sự cố chấp của ông Putin rất phù hợp để Nato phát huy sứ mênh và mở rộng bờ cõi, tăng ngân sách quốc phòng.
Làm Nga suy yếu, thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng Nga là điều mà cuối cùng EU cũng đã nhận ra là đúng đắn.
Nếu không có cuộc chiến tại Ukraine thì giờ này thế giới sẽ thế nào?!
- NATO vẫn yếu kém!
- EU càng phụ thuộc.
- MỸ và các đồng mình Phương Tây thiếu gắn kết.
- NGA và TQ càng lên ngôi
Trong cuộc chiến giữa các cường quốc, nước Mỹ luôn đi trước một bước, cho dù không khỏi có những sai lầm. Họ luôn nhìn thấy trước hiểm họa, tiềm năng, họ cố gẳng khách quan để hiểu đối thủ, họ đã duy trì học thuyết đối trọng ( với TQ và Nga ) hơn nửa thế kỷ qua để tạo áp lực và động lực cho sự phát triển của chính họ. Sau 1 nhiệm kỳ của ông cao bồi D. Trump kiềm chân TQ, ngay họ đang giúp đồng minh PT thoát khỏi sự sa lầy phụ thuộc vào Nga.
Thật khó mà đưa ra kết luận chính xác nguyên nhân sâu xa gây ra cuộc chiến tại Ukraine là do Mỹ hay Nga, nhưng nếu ông Putin không tham vọng và hiếu chiến thì Ukraine đã không phải trả cái giá đắt như vậy. Giờ này ván cờ đang vào thế mà lối thoát duy nhất là ông Putin phải chấp nhận thua cuộc. Nato đã đưa tín hiệu về việc có thể "bị kéo" vào cuộc chiến và như tui đã "bói", nếu đụng độ trực tiếp thì nỗi nhục thua trận của Nga không biết khi nào mới rửa được, 140 triệu người dân Nga sẽ chấp nhận nó thế nào ?!
Ba Bầu Bống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét