Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2025

BỨC TƯỢNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN TÌNH CỜ NHƯNG ĐẦY KỲ DIỆU TỪ HÀNG NGÀN NĂM TRƯỚC



Trong thế giới nghệ thuật Hy Lạp cổ đại, có những kiệt tác vượt thời gian, lưu giữ vẻ đẹp và tinh thần của cả một nền văn minh. Đức Bà Kalymnos chính là một biểu tượng như thế – bức tượng đồng Hy Lạp tuyệt mỹ từ thời kỳ Hy Lạp hóa (323–31 TCN), khiến bất kỳ ai đối diện cũng phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp và sự tinh xảo của nó.

Bức tượng được phát hiện một cách tình cờ nhưng đầy kỳ diệu vào năm 1995, khi những người thợ lặn bọt biển đang làm việc tại vùng nước gần đảo Kalymnos, Hy Lạp. Kéo lên từ đáy biển sâu thẳm, bức tượng như hồi sinh sau hàng ngàn năm ẩn mình trong lòng đại dương, mang theo mình những câu chuyện chưa kể của quá khứ huy hoàng.

Điều khiến Đức Bà Kalymnos trở nên đặc biệt chính là mức độ bảo tồn gần như hoàn hảo – điều vô cùng hiếm gặp với các tác phẩm đồng cổ đại. Từng nếp gấp mềm mại của chiếc áo choàng, từng đường nét thanh tú trên gương mặt, tất cả như còn nguyên sức sống, như thể người phụ nữ ấy chỉ vừa mới dừng lại trong phút giây bất tận của thời gian.

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2025

Cổ nhân từng nói 'nhìn cây sửa đất, nhìn con sửa mình'


 

Mình rất sợ những người phụ nữ quát chồng sa sả trong quán ăn, thang máy hay bất cứ không gian chật hẹp nào mà ở đó tất cả mọi người xung quanh đều ái ngại nín thở trước nét mặt gượng gạo của người đàn ông kia.

Chắc vì đã từng phải trả giá rất đắt cho việc không kiểm soát được cơn giận nên mình đã nhận ra thứ tạo nên quyền năng của một người phụ nữ không phải là hung hăng và ghê gớm, mà nằm ở sự điềm tĩnh lẫn dịu dàng.

Nếu mở kho tàng bí mật bên trong mỗi người phụ nữ ra, 'nhẫn nhịn' sẽ là một trong những hạt giống mà ta tìm thấy, đó là một phần sức mạnh thiêng liêng mà Chúa trao cho một người phụ nữ khi tạo ra họ. Nhưng phần thú vị nhất là Người ít khi đính kèm theo hướng dẫn sử dụng, mà để mỗi người phải tự tìm ra trên hành trình trưởng thành của bản thân.


Bạn biết đàn ông sợ nhất gì không?

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2025

CON TÀU CHỈ CÓ MỘT NGƯỜI


 

Anh cũng như bao nhiêu người sĩ quan khác ở Miền Nam. Sau 75, đều bị tập trung cải tạo. Những tháng đầu anh được vợ gửi cho một hai lần đồ ăn, sau đó thì biệt tăm. Anh được phép viết thư về cho gia đình nhiều lần. Nhưng không thấy vợ trả lời. Như thế kể như anh bị vợ bỏ.

 

Sống trong trại cải tạo mà không có người thăm nuôi, không được tiếp tế đồ ăn, người đó kể như chết. Anh biết mình nằm trong số người bất hạnh đó. Nên anh phải tự lực cánh sinh. Nói chơi cho vui vậy chứ tự lực gì nổi. Có được thăm nuôi hay không, người tù nào cũng co cúm lại. Thức ăn dành dụm từng chút. Ra ngoài lao động, con mắt của họ dáo dác tìm bất cứ thứ gì có thể bỏ vào bụng cho đở đói. Cho nên người có quà thăm nuôi cũng như dân mồ côi, khi ra ngoài lao động cũng xục xạo tìm kiếm đào bới như nhau. Ai tìm được nấy ăn.

  

Chuyển ra ngoài Bắc anh lại càng tơi tả hơn. Không quen với cái lạnh thấu xương, bụng thì đói meo. Trông anh như một ông cụ già hom hem. Công việc nặng nhọc làm cho anh còm lưng. Ngày trở về thì không thấy hy vọng. Anh cứ nghĩ mình kéo dài tình trạng đói khát, nặng nhọc nầy mãi, thì thế nào cũng bỏ xương tại cái xứ đèo heo hút gió nầy. Trốn trại thì không can đảm. Mà cũng chẳng biết trốn đi đâu, giữa núi rừng trùng trùng điệp điệp. Đành phải bó tay chịu trận…

 

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2025

NHÀ...BẢO SINH


 

Nguyễn Quang Lập

6/8/2010

    Cách đây sáu bảy năm chi đó, một hôm Nguyễn Huy Thiệp mời mình đến nhà ăn cơm, nói ông đến đi, hôm nay có một nhân vật hay lắm. Mình đến, thấy một ông nho nhỏ thâm thấp đen đen ngồi nói chuyện tay bo với đám văn tài khét tiếng ba miền đầy tự tin không một chút kiêng dè, biết ngay đó là người mà Thiệp nói hay lắm. 

    Thiệp giao du thật lắm quái nhân, mỗi ông một nết hay, tài thật không ai lẫn với ai, ông này chắc cũng thế. Thiệp chìa tay giới thiệu với mình, nói ông này là Bảo Sinh bạn tôi, chỉ nói vâỵ thôi không nói gì thêm. Nhưng chỉ hơn mười phút sau mình biết ngay Bảo Sinh là nhà thơ Folklore trứ danh, Thiệp đã từng có bài khen, suốt buổi nhậu hôm đó chỉ ngồi nghe Bảo Sinh đọc thơ cười lăn cười lóc.

    Văn nghệ có cái hay, phàm đã thích nhau thì chỉ cần gặp một lần đã coi như quen nhau từ vạn kiếp. Mấy hôm sau Bảo Sinh đến nhà mình chơi, tặng mình bốn năm tập thơ, đọc sướng rêm. Một đời thơ người ta chỉ mong có vài câu thơ đóng đinh vào trí nhớ người đời là mừng lắm rồi, ông này có đến vài chục câu, thậm chí vài trăm câu, phục lăn. 

   Té ra cái câu được truyền tụng lâu nay: Ra đường sợ nhất công nông/ Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì là của Bảo Sinh, câu Vợ là cơm nguội nhà ta/ Lại là phở tái thằng cha láng giềng cũng của Bảo Sinh nốt. Nhiều câu cười buồn, cười đau, cười đắng… vui và hay, tài. Có lẽ hay nhất câu này: Cùng chung một chuyến đò ngang/ Kẻ thì sang bến người đang: trở về/ Lái đò lái mãi thành mê/ Sang về chẳng biết mình về hay sang. Thơ như vậy mà báo chí ngại in, nghĩ cũng lạ.

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2025

MINH TUỆ PHẬT QUỐC HÀNH

 


Trân trọng giới thiệu đến các bạn, ngày 25/02/2025, một tờ báo lớn của Ấn độ tên The Time India có bài đăng trên trang nhất bằng tiếng Anh với tựa đề: “Sư Thầy Minh Tuệ: Hành trình bộ hành đầy cảm hứng từ Việt Nam đến Đất Phật - Ấn Độ chờ đón một bậc chân tu” viết bởi phóng viên người Ấn Độ tên Racappo.

Viết bài báo này, tác giả đã phỏng vấn rất nhiều người dân và các tu sĩ người Ấn Độ, họ đều bày tỏ tình cảm đặc biệt. Nội dung bài báo như sau:
Từ những con đường bụi bặm qua những cánh rừng xanh mướt của Lào đến những vùng đất khô cằn của Thái Lan, câu chuyện về sư thầy Minh Tuệ, một nhà sư Việt Nam giản dị nhưng đầy ý chí đang vang vọng khắp thế giới đặc biệt là tại Ấn Độ, nơi cội nguồn của Phật giáo bắt đầu. Với đôi chân trần, tấm y phấn tảo vá nhiều mảnh từ vải vụn nhặt được bên đường, đống rác hay nghĩa trang và trái tim tinh khiết, quyết tâm hướng về sự giác ngộ Chánh Đẳng Giác. Sư thầy Minh Tuệ một cách không chủ ý đã biến hành trình bộ hành của mình thành một biểu tượng của lòng kiên định, sự từ bỏ vật chất, buông bỏ tận cùng và tình yêu dành cho chánh pháp của Phật dạy.

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2025

Đả xà bất tử, hậu hoạn vô cùng!

 


Câu nói “giết rắn phải đánh dập đầu” có nguồn gốc sâu xa trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nó không chỉ đơn thuần là một hướng dẫn về cách xử lý rắn, mà còn mang nhiều ý nghĩa biểu tượng và bài học cuộc sống. Cuộc chiến với Nga như giết rắn, nếu để sổng, nó sẽ quay lại bò vào nhà và giết hại bạn. Trong văn hóa Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, đầu được xem là phần quan trọng nhất của cơ thể, nơi chứa đựng trí tuệ và linh hồn. Việc nhắm vào đầu của rắn không chỉ nhằm mục đích vô hiệu hóa nó một cách nhanh chóng, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng là tiêu diệt hoàn toàn mối đe dọa.
Chủ tịch Hội nghị An ninh Munich Christoph Heusgen phát đi một thông điệp rất mạnh mẽ là chi tiêu quốc phòng của châu Âu và Đức phải tăng lên và "chúng ta phải có khả năng hỗ trợ Ukraine, nhưng chúng ta cũng phải xây dựng khả năng quốc phòng của riêng mình".

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2025

Thấy gì? Qua cách dùng người của Trump

 


Trong bức ảnh được phát hành rộng rãi nhất về cuộc hội đàm Nga-Mỹ-Ả-Rập Xê-út vào ngày 18, có một gương mặt ít được biết đến ngồi ở hàng ghế đầu - Steve Witkoff, đặc phái viên về các vấn đề Trung Đông do Trump bổ nhiệm.
Ngay sau khi Trump xác nhận sẽ trở lại Nhà Trắng vào tháng 11 năm ngoái, ông đã bổ nhiệm Witkoff làm đặc phái viên tại Trung Đông. Witkoff không làm Trump thất vọng. Vào tháng 1, Witkoff đã làm việc với các quan chức chính quyền Biden để làm trung gian cho lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas.
CNN đưa tin vào ngày 19 tháng 2 rằng phạm vi trách nhiệm của ông hiện đã mở rộng sang Nga và Ukraine. Tuần trước, Witkoff đã tới Nga và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các quan chức Nga khác, sự kiện cuối cùng dẫn tới việc thả giáo viên người Mỹ Mark Fogle vào ngày 11. Mặc dù Witkoff chưa từng làm nhà ngoại giao hay thậm chí làm việc trong chính phủ trước đây, Trump vẫn coi ông là "người có khả năng đàm phán".
"Ngoài gia đình, không ai được Trump tin tưởng nhiều như Steve (Witkoff)", một quan chức Nhà Trắng nói với CNN.

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2025

SƠN TÂY TỨ QUÝ

 


Nguyễn Xuân Diện
Trong số bạn bè của tôi, có một tay rất sành sỏi trong sự ẩm thực, có nhiều dịp được thưởng thức của ngon vật lạ khắp nơi. Riêng đất Hà Tây, anh khoe đã đến bánh dầy Quán Gánh, rượu làng Chuôn, bánh tẻ Cầu Liêu, chè lam làng Thạch, thịt chó - cháo vịt Vân Đình... Tôi phải công nhận đấy là những đồ ăn thức uống ngon.
Nhưng ngon chưa hẳn đã là quý. Chưa có món nào trong “ranh mục” của anh là quý hiếm đã từng được đem tiến vua cả. Ấy vậy Sơn Tây quê tôi có 4 món tiến vua: Dân gian vẫn thường gọi là “Tứ quý”. Đó là:
Sài Sơn chi biển bức
Cấn Xá chi lý ngư
Khánh Hiệp chi kỳ bành
Linh Chiểu chi úng thái
(Dơi mặt ngựa Sài Sơn,
Cá chép vàng Cấn Xá,
Cua kềnh Khánh Hiệp,
Rau muống Linh Chiểu).

Thứ Năm, 13 tháng 2, 2025

DÒNG SÔNG CỤT VÀ HUY ĐỨC



Năm 1988, cách đây gần 40 năm, Huy Đức làm phóng viên tờ tin huyện Nhà Bè (nơi tôi đang ở bây giờ), còn tôi lúc bấy giờ là phóng viên báo Văn Nghệ Minh Hải. Tôi với Huy Đức quen nhau như một cơ duyên. Hôm ấy tôi từ Cà Mau lên SG dự buổi ra mắt tạp chí Văn TP số đầu tiên (vì có bút ký Nơi Ấy Bây Giờ đăng hai kỳ trên đó). Phải nói rằng buổi tối hôm ấy, tại quán Nghệ Sĩ, 218 Pasteur ( trụ sở Hội Mỹ thuật TP ), ai cũng quan tâm đến Trương Huy San với truyện ngắn Dòng Sông Cụt. Người ta xúm nhau cụng ly với anh đến mức anh say khướt, khi ra về, vừa tới cổng là Huy Đức té ngã, nằm lăn trên hè phố.

Gần 40 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in truyện ngắn Dòng Sông Cụt, Huy Đức kể rằng sau năm 1975, trên một vách núi ở Hà Tĩnh hiện ra sừng sững một khẩu hiệu: THAY TRỜI ĐỔI ĐẤT SẮP XẾP LAI GIANG SƠN. Dưới chân núi là một công trình thủy lợi do ông Chắt Thấu, chủ tịch xã làm tổng chỉ huy cùng với cô con gái của ông là bí thư xã đoàn. Họ huy động toàn dân đào một son sông ra biển. Người ta cứ thi nhau đào, nhưng đào con sông ấy để làm gì thì không ai biết. Hỏi ông Chắt Thấu, ông cũng chỉ trả lời ngắn gọn là đào để ra biển, ra biển để làm gì, ông không trả lời, chỉ ra lệnh hãy đào đi.

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2025

MADE IN VIETNAM…

 


Thư giãn:
MADE IN VIETNAM…
Lẽ ra bữa nay Bác Sĩ Lê không nhận bịnh nhân vì là ngày nghỉ trong tuần của ông. Nhưng hôm qua, trong điện thoại, nghe giọng cầu khẩn của người bịnh ông không nỡ từ chối. Người đó – ông đoán là một cô gái còn trẻ – nói chuyện với ông bằng tiếng Mỹ. Cô ta hỏi ông nhiều lần:
– Có phải ông là Bác Sĩ Lee không?
Tên ông là Lê. Cái tên Việt Nam đó ở xứ Mỹ này người ta viết là “Lee”, nên ông được gọi là “ông Lee” ( Li ).
Ông ôn tồn trả lời nhiều lần:
– Thưa cô, phải. Tôi là Bác Sĩ Lee đây.
– Phải Bác Sĩ Lee chuyên về châm cứu và bắt mạch hốt thuốc theo kiểu Á Đông không?
– Thưa cô phải.
– Có phải phòng mạch của bác sĩ ở đường Green Garden không?
Bác Sĩ Lê, đã ngoài sáu mươi tuổi, tánh rất điềm đạm, vậy mà cũng bắt đầu nghe bực! Tuy nhiên, ông vẫn ôn tồn:
– Thưa cô phải. Xin cô cho biết cô cần gì?
Giọng cô gái như reo lên:
– Vậy là đúng rồi! Con Cathy bị bịnh suyễn nói bác sĩ chữa bịnh hay lắm. Cả nhà nó, kể luôn ba má ông bà nó đều đi bác sĩ hết.
Đến đây thì ông bác sĩ già đó không kềm được nữa, ông xẵng giọng:
– Cám ơn cô. Bây giờ xin dứt khoát cho tôi biết coi cô muốn cái gì?
Giọng bên kia đầu dây như lắng xuống:
– Tôi xin lỗi bác sĩ. Xin lỗi. Tôi muốn xin bác sĩ cái hẹn cho ngày mai. Tôi bịnh…
– Mai là ngày nghỉ trong tuần, phòng mạch không có mở cửa. Ngày khác vậy.