Vậy nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng Sáu , là những cựu đội viên TNTP chúng ta thử tìm lại tài sản của Đội Thiếu niên tiên phong trên mạng.
Toa xe của "Đoàn tàu Thiếu niên Tiền phong" |
Năm 1958, theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay là Hà Nội) và thành phố Hải Phòng, đó là tập hợp các bạn thiếu nhi cùng tham gia làm kế hoạch nhỏ lấy tiền góp chung xây dựng nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong đặt tại Hải Phòng( nay là công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong). Ngày 2 tháng 12 năm 1958, Bác Tôn Đức Thắng đã viết thư hoan nghênh sáng kiến đó và cho phép mở rộng phong trào kế hoạch nhỏ trong thiếu nhi. Kết quả là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được thành lập năm 1960 với quy mô gồm 4 phân xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa đúc, phân xưởng nhựa trong và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Sản phẩm chính của nhà máy sản xuất chủ yếu là các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng.
Trụ sở công ty cổ phần Nhựa Tiền Phong (nhà máy nhựa Thiếu niên tiền phong cũ) |
Trong nhà máy |
Theo http://doanthanhnien.vn
Trong thời kỳ chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc nước ta,
phong trào “Em yêu đường sắt quê em” tiếp tục phát triển và có nhiều
đóng góp vào sự nghiệp bảo đảm giao thông đường sắt thông suốt phục vụ
cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Sau năm 1975, đất nước thống nhất,
ngành Đường sắt bước vào thời kỳ xây dựng đường sắt thống nhất. Cùng
với các phong trào của thiếu nhi cả nước, phong trào “Em yêu đường sắt
quê em” lại được khơi dậy từ Phú Xuyên, Hà Nội năm 1977. Cũng trong năm
này, thiếu nhi cả nước đã sôi nổi thi đua làm kế hoạch nhỏ, thu nhặt 4
triệu kg giấy vụn góp 4 triệu đồng để đóng đoàn tàu Thiếu niên tiền
phong. Ngày 26/12/1978 đã khánh thành đoàn tàu mang tên “Thiếu niên tiền
phong” gồm 1 đầu máy và 13 toa khách.
Lễ khánh thành, bàn giao đoàn tàu thiếu niên tiền phong cho ngành đường sắt tại Hà Nội.
Lễ bàn giao, trao chìa khoá vàng đoàn tầu Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giữa Tổng cục Đường sắt và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (01/01/1979) |
Hoạt động và hiệu quả:
Phong trào nhanh chóng cuốn hút các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn
nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu nhặt phế liệu. Phong trào được nhân
rộng và phát triển rộng khắp trong hoạt động Đội với nhiều hình thức
phong phú như: “Trồng một cây, nuôi một con”, thu nhặt giấy vụn, ...
Các em thiếu nhi sôi nổi tổ chức chăn nuôi, sản xuất, tiết kiệm và thu
nhặt phế liệu, giấy các loại; tăng gia trồng cây, nuôi gia cầm phát
triển cả nước. Kết quả của phong trào chính là góp phần cho
ra đời “Đoàn tàu lửa mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh”, xây dựng “Khách sạn
khăn quàng đỏ” ở Thủ đô Hà Nội, Xây dựng tượng đài và khu di tích kỉ
niệm anh Kim Đồng, xây dựng tượng đài và nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ
Võ Thị Sáu; xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội như mua trống,
cờ, khăn quàng đỏ,…
Trên trang mạng http://daumaytoaxe.com một số thành viên nêu ý kiến:
+ Theo
như mình biết khoảng những năm 80 (sau ngày giải phóng miền Nam), Đội
thiếu niên tiền phòng HCM phát động phong trào "Em làm kế hoạch nhỏ"
(giấy, sách báo cũ, vỏ chai...), thiếu niên cả nước hưởng ứng đông đảo.
Số tiền có được từ phong trào này được trích 1 phần để đóng đoàn tàu
Thiếu niên tiền phong với ý tưởng ban đầu là dành cho các cháu đi du
lịch. Toàn bộ các toa đều có huy hiệu Đội. Đoàn tàu này lúc đầu đẹp lắm,
tuy nhiên thời đấy ăn còn không đủ nữa là kể chi đến du lịch và trong
tình hình toa xe thiếu thốn nên các toa được đem ra khai thác thương
mại, sử dụng trong tàu Thống nhất. Dần dần các cháu thời đấy cũng lớn
lên và quên mất đoàn tàu này (các cháu bây giờ thì còn không biết đã
từng có 1 đoàn tàu Thiếu niên tiền phong). Và số phận lưu lạc như vậy
đó!!!
+ Mình đang định hỏi các thành viên trong diễn đàn về "tông tích" đoàn tàu mang tên Đội TNTP Hồ Chí Minh này.
Mình
vẫn nhớ khoảng năm 1976-1977 Đội TNTP HCM có ký kết với ngành Đường Sắt
thực hiện phong trào "Kế hoạch nhỏ". Nội dung là các đội viên TNTP thu
nhặt 4 triệu kg giấy vụn và phế liệu, tương đương với giá trị con tàu.
Kế hoạch thành công có hẳn một đoàn tàu Thống Nhất gồm 1 đầu máy và 13
toa xe. Vào thời kỳ đó mình cũng tham gia.
Lễ
khánh thành đoàn tàu chở các "Kiện tướng" kế hoạch nhỏ các địa phương
từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh. Sau đó Trung ương Đoàn TNCS HCM bàn giao
lại đoàn tàu này cho ngành đường sắt khai thác chạy tàu thống nhất Bắc -
Nam.
Đầu
máy (141) và toa xe (như hình trên) đều có gắn huy hiệu Đội và dòng chữ
(quên mất rồi), sau này thỉnh thoảng đi tàu thống nhất cũng gặp đoàn
tàu này (chưa được đi lần nào - dù mình cũng đóng góp vào đó ... vài ký
giấy vụn). Sau khoảng chục năm thì thấy các toa xe nằm rải rác trên các
đoàn tàu thống nhất và địa phương.
Nay thấy được lại một toa này, còn cái đầu máy chắc cũng chung số phận như các đầu máy hơi nước rồi.
Bác nào có thông tin thêm về đoàn tàu này post lên nhé!
+
Hồi bé (1985-1990) mình cũng được tham gia phong trào kế hoạch nhỏ này,
có bao nhiêu chai lọ, lon nhôm, giấy báo cũ là đem đến trường đóng góp
hết thế mà không biết rằng đã từng có đoàn tàu là sản phẩm của kế hoạch
này đấy. mà mình nhớ không nhầm thì từ 1990 trở về sau không còn cái món
"kế hoạch nhỏ" nữa thì phải, toàn đóng bằng tiền hết. thanks các bác đã
tìm hiểu thông tin.
Nay trên mạng ta có không thể tìm thấy số phận “Đoàn tàu lửa mang tên
Đội TNTP Hồ Chí Minh”, chắc vì nó đã bị hóa giá. Nhưng còn "Nhà máy Nhựa
Thiếu niên Tiền Phong " và “Khách sạn khăn quàng đỏ” thì đã thay tên
đổi chủ.
Theo trang:
(DNTM)
Với bề dày lịch sử 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Nhựa
Thiếu niên Tiền Phong hiện là một trong những doanh nghiệp sản xuất nhựa
hàng đầu ở Việt Nam. Sản phẩm nhựa của Công ty luôn được người tiêu
dùng ưa chuộng và bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao” trong
nhiều năm qua.
Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa
Thiếu niên Tiền Phong được thành lập năm 1960 với quy mô gồm 4 phân
xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa đúc, phân xưởng nhựa
trong và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Sản phẩm chính của công ty sản
xuất chủ yếu là các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng.
Trải qua nhiều thăng trầm, ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD
của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên
Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo
đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà
nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ
động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt
hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển
hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững
chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín
về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán.
Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển
đổi sang hình thức công ty Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN cảu
bộ Công nghiệp. Và cái tên Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong
đã ra đời từ đó.
Và đây là thực tế đang diễn ra:
- Cổ phiếu Nhựa Tiền Phong: Vẫn hấp dẫn
-
Đại hội cổ đông thường niên năm 2011 của Công ty cổ phần Nhựa Thiếu
niên Tiền Phong trong không khí phấn khởi, tin tưởng bởi hiệu quả sản
xuất, kinh doanh năm 2010 và năm 2011 tiếp tục hứa hẹn những kết quả khả
quan.
Cổ đông nhất trí thông qua phương án sản xuất, kinh doanh năm 2011 và
nhiều vấn đề quan trọng khác. Điều đó cho thấy, trong không khí đìu hiu
chung của thị trường, cổ phiếu Nhựa Tiền Phong ( NTP) là một trong số ít
cổ phiếu vẫn hấp dẫn, đáp ứng sự kỳ vọng của nhà đầu tư.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) xin thông báo về ngày đăng ký cuối cùng như sau:
- Tổ chức đăng ký: CTCPNhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP)
- Ngày giao dịch không hưởng quyền: 10/6/2011
- Ngày đăng ký cuối cùng: 14/06/2011
- Lý do và mục đích: Trả cổ tức đợt 2 năm 2010 bằng tiền.
Không biết Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có được Cổ phần nào
trong đợt CP hóa nhà máy năm 2004 và trong đợt trả cổ tức đợt này Đội
Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có được đồng cổ tức nào không?
Khách sạn khăn quàng đỏ |
Và
"Khách sạn khăn quàng đỏ" nay thuộc Trung tâm Du lịch thanh niên Việt
Nam là một đơn vị thuộc Trung Ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, hoạt động
chuyên ngành về Lữ hành, Khách sạn, nhà hàng, hội nghị hội thảo và cung
cấp các dịch vụ du lịch có còn là tài sản của Đội Thiếu niên Tiền phong
Hồ Chí Minh ?
Những lợi nhuận từ việc kinh doanh của "Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền
Phong" và "Khách sạn khăn quàng đỏ" có chia cho Đội Thiếu niên Tiền
phong Hồ Chí Minh ?
Việt Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét