Người TQ (cũng như người VN) sống dưới chế độ
CS chuyên chế, bị kiềm chế về mọi phương diện nên họ muốn giãi bày lòng phẫn uất
và ước vọng của họ qua sự trưng bày chữ Phúc.
Theo
cổ truyền, tổ tiên chúng ta cũng thường treo hoặc dán chữ đó trong nhà hoặc ngoài cổng,
tuy theo một quy mô hạn hẹp hơn.
Chữ Phúc (福) thuộc bộ
kỳ hàm nghĩa thần đất, thiêng liêng, duy
linh…Nhiều chữ Hán có nghĩa liên hệ với thần thánh, tôn giáo …được ghép với bộ
này. Vậy bộ kỳ nhắc khéo chính quyền vô thần là họ khao khát đòi tự do tín ngưỡng,
thờ cúng tổ tiên…chống tà thuyết vô thần. Bên phải chữ đó, trên đỉnh là một vạch
thẳng tiêu biểu sự bình đẳng, phẳng lặng, yên bình. Dưới là chữ khẩu (miệng) để
nhắc chính quyền là họ đang khao khát đòi tự do ngôn luận, đầy đủ của thức ăn
thức uống cho cái miệng. Dưới cùng là chữ điền. Ý phải có tư sản, ruộng đất, nhà
cửa cho mọi người dân. Đất đai đối với người Việt Nam, nhất là với người Việt
thuần nông là cuộc sống là bữa ăn hàng ngày, là nguồn cội, là tâm linh,” mất đất,
là mất tất cả”, mất vĩnh viễn, mất cuộc sống, mất bữa cơm hàng ngày, mất nguồn
cội, mất cả tâm linh, gia đình tan nát ( liên hệ mới nhất - vụ anh Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị chính quyền cưỡng chế đất đai ...)
Vậy một chữ “phúc” đủ để nhắc nhà nước về các nguyện vọng của toàn dân.
Đó là: Phải có tự do tín ngưỡng, bình đẳng, an bình, tự do ngôn luận, và tư hữu
tư sản cũng như no ấm cho dân.
Người Việt chúng ta rất trọng chữ Phúc. Trong bộ tam đa, ông Phúc đứng hàng
đầu, trước ông Lộc và ông Thọ. Vì người xưa luận: Tiền của nhiều (lộc) và thọ
(sống lâu) để làm gì nếu thiếu phúc. Thánh nhân có dạy: Phúc đức khán tử tôn (
nhìn con cháu thì biết nhà đó có phúc hay không). Thế nên còn có câu “ con hơn cha
là nhà có phúc”.
Các cụ khi kén vợ cho con chỉ nhằm xem cô con dâu có khuôn mặt phúc hậu
rồi tới giọng nói dịu dàng và dáng đi khoan thai, chứ chắc chắn không bao giờ kén
nàng dâu loại đào lẳng, lưỡng quyền cao, môi mỏng, giọng tiếng đồng...
Nguyen Hong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét