|
Photo: RIA Novosti
|
Ngày thứ Sáu 14/09, 6 tàu hải giám Trung
Quốc tiến vào khu vực quần đảo tranh chấp Điếu Ngư (Senkaku). Chính phủ
Nhật Bản thành lập Ban chỉ đạo khủng hoảng. Trong tương quan tình hình
có sự bùng phát mới, Thủ tướng Yoshihiko Noda đến trụ sở chính thức sớm
hơn lệ thường 1 giờ. Cũng trong bối cảnh vụ việc, Bộ Ngoại giao Nhật Bản
triệu tập Đại sứ Trung Quốc để ông này nghe truyền đạt lời tuyên bố
phản đối.
Các nguồn tin Nhật Bản thông báo rằng tàu
tuần tra của Trung Quốc “ngang nhiên” tiến vào khu vực mà Nhật Bản coi
là lãnh hải của mình. Đồng thời, tàu Trung Quốc phớt lờ khi phía Nhật
Bản yêu cầu họ rút lui. Trong tình huống đó, lực lượng tuần tra biển của
Nhật Bản chuyển sang mức sẵn sàng cao độ. Diễn biến chưa đến kịch điểm
là sử dụng vũ lực đẩy bật tàu Trung Quốc khỏi khu vực. Tuy nhiên, cả hai
bên đã “lời qua tiếng lại” đấu với nhau bằng loa phóng thanh của các
con tàu. Người Nhật đòi các tàu ngoại rời khỏi khu vực, còn đáp lại họ
nghe thấy rằng đây là vùng lãnh hải của Trung Quốc.
Hãng
thông tấn chính thức của Trung Quốc là Tân Hoa Xã đưa tin rằng những
con tàu Trung Quốc đang tiến hành cuộc tuần tra thường kỳ trong khu vực
khai thác hải sản mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình. Còn Bộ trưởng
Nông nghiệp CHND Trung Hoa tuyên bố, đội tàu hải giám giữ gìn chủ quyền
của đất nước và bảo vệ các ngư dân Trung Quốc. Tàu tuần phòng Trung Quốc
không trang bị pháo và tên lửa. Mặc dù vậy ở đây rõ ràng là động thái
“diễu võ giương oai” phô trương sức mạnh, - chuyên viên Yakov Berger từ
Viện Viễn Đông (Viện Hàn lâm khoa học LB Nga) phân tích.
“Bối
cảnh trong khu vực này rất căng thẳng. Có thể đây là thời điểm bức xúc
hơn bao giờ hết trong vòng 40 năm qua sau khi bình thường hóa quan hệ
Trung-Nhật”.
Còn chuyên viên Sergei Pravosudov Giám
đốc Viện Năng lượng Quốc gia thì nêu nhận xét: Tình hình bất cứ lúc nào
cũng có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ông Sergei
Pravosudov nêu ý kiến: “Đây là sự bùng phát mâu thuẫn nghiêm trọng giữa
Trung Quốc và Nhật Bản. Thậm chí có thể dẫn đến xung đột quân sự. Xét
theo tình hình, mọi sự đang đi tới chỗ đó”.
Khả năng
hiện thực bùng nổ đối đầu quân sự của các bên đã bộc lộ ngay từ ngày 11
tháng Chín. Khi đó, hai tàu hải giám Trung Quốc đã vào vùng biển tranh
chấp, ngay sau khi Chính phủ Nhật Bản công bố mua lại 3 hòn đảo từ các
chủ sở hữu tư nhân, mà vốn trước đây là cho thuê. Động thái quốc hữu hóa
mấy hòn đảo bị Bắc Kinh gọi là phi pháp và không có hiệu lực, đồng thời
đe dọa thi hành biện pháp tùy thuộc theo sự phát triển tình hình.
Cả
ở Trung Quốc và ở Nhật Bản đều vang lên nhiều phát ngôn yêu nước. Hôm
thứ Năm, cùng lúc bốn tổ chức quần chúng Trung Quốc là Công đoàn, phụ
nữ, thanh niên và Hiệp hội sinh viên yêu cầu Chính phủ tiến hành mọi
biện pháp để bảo vệ vùng đất thiêng liêng của Trung Hoa. Trong đó rất có
khả năng là tòan bộ cả bốn bản tuyên bố đều được sọan theo đề cương
chung. Mà như vậy nghĩa là có sự điều phối những nỗ lực để thống nhất
tòan xã hội trong đà dâng cao làn sóng tình cảm chống Nhật đang ngày
càng gia tăng. Có thể thấy, trước thềm Đại hội lần thứ 18 của đảng Cộng
sản Trung Quốc, cần lái sự chú ý của công chúng khỏi những vụ
xì-căng-đan om sòm của nội bộ đảng cầm quyền, gắn với tên tuổi Bạc Hy
Lai, Cốc Khai Lai và những danh tính khác, để chỉ ra rằng đảng và nhân
dân Trung Quốc là một khối nhất trí. Về phần mình, Chính phủ Nhật Bản
cũng quan tâm khai thác chủ đề yêu nước, bởi rất cần phải xả van, hóa
giải những dồn nén của công luận xã hội bắt nguồn từ những vấn đề chính
trị trong nước.
Ủng hộ tâm trạng dân tộc trong xã hội
còn có thêm việc các quan chức Trung Quốc hủy bỏ chuyến thăm Nhật Bản.
Trên thực tế hầu như sụp đổ họat động dự kiến trong khuôn khổ Năm giao
lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Nhật Bản, được tổ chức để kỷ niệm mốc 40
năm bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia. Đã có công bố trước, rằng
trong cuộc diễu hành trên sông, tổ chức theo truyền thống tại Thượng
Hải vào ngày 1 tháng Mười để chào mừng Quốc khánh CHND Trung Hoa, thì
những con tàu Nhật Bản sẽ không được tham dự.
Đồng
thời ở các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc tiếp diễn ra những cuộc
biểu tình phản đối hành động của chính quyền Nhật Bản. Việc các tàu hải
giám tiến vào khu vực biển đảo tranh chấp, rõ ràng có tác động kích
thích tâm trạng yêu nước của những người biểu tình, kể cả đám đông tập
hợp trước cửa Đại sứ quán Nhật Bản ở thủ đô Trung Quốc. Nhà chức trách
sở tại đang chuẩn bị đối phó với bất kỳ diễn biến sự kiện - đã tăng
cường bảo vệ cơ quan đại diện ngoại giao Nhật Bản tại Bắc Kinh. Kể từ
ngày hôm qua xung quanh Đại sứ quán Nhật Bản đã đóng cửa các trạm giao
thông công cộng, còn đường dành cho xe đạp và các vỉa hè đã bị phong
tỏa.
Theo "Tiếng nói nước Nga"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét