"Singapore không
tin vào một Trung Quốc 'hiền hòa' và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei,
Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không
tin. Trung Quốc cũng không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”, cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.
Cựu Thủ
tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một
trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một
cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi
dậy của Trung Quốc.
Trong
cuốn sách của mình, ông Lý cho rằng “thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của cuộc cạnh tranh
giành ngôi vị siêu cường thế giới giữa Mỹ và Trung Quốc” đồng thời theo phỏng
đoán của ông, cuộc chiến này sẽ chủ yếu diễn ra ở châu Á và Đông Nam Á là một
trận địa chiến lược. “Lợi ích cốt lõi của nước Mỹ đòi hỏi nước này phải giữ cho
được vai trò siêu cường trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Đông Nam Á
là địa điểm chiến lược”, ông Lý Quang Diệu viết.
Cũng theo
những phân tích của ông, với lợi thế vượt trội về khả năng, tinh thần sáng tạo,
tính “đàn hồi” cao, khả năng phục hồi tốt… nước Mỹ sẽ bảo vệ được những lợi ích
cốt lõi của mình, vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc và “lấy lại”
được tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Nhưng
trong cuốn sách có tiêu đề “Lee Kuan Yew: The Grand Master's Insights on China,
the United States and the World” (tạm dịch: Lý Quang Diệu: Những cái nhìn sâu
về Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới) ông Lý cũng cho rằng, quá trình thực hiện
chiến lược “lấy châu Á làm trọng tâm” của Tổng thống Obama đang cho thấy những
vấn đề về chính sách của nước Mỹ. Đây là cuốn sách gồm tập hợp các bài phỏng
vấn ông Lý của các nhà báo, chuyên gia nổi tiếng về chính trị thế giới như
Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne.
Ông Lý
Quang Diệu, cha của đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định: “Nếu
nước Mỹ muốn có sự ảnh hưởng lâu bền đối với quá trình phát triển chiến lược
của khu vực châu Á, họ không thể tiếp tục thực thi các chính sách ‘đến rồi đi’
như hiện nay”.
Trong lúc Mỹ đang tỏ ra
thiếu những bước đi dứt khoát và quan trọng tại châu Á thì Trung Quốc đã và
đang nổi lên với tham vọng không thể giấu diếm là muốn “hất cẳng” Mỹ để trở
thành một siêu cường thống trị khu vực này trong thế kỷ 21.
"Liệu
một quốc gia hùng mạnh và đã gần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa như Trung
Quốc sẽ có thái độ ‘tử tế và hiền hòa’ với Đông Nam Á giống như những gì Mỹ đã
thực hiện suốt từ năm 1945 đến nay hay không? Singapore không tin và tôi nghĩ
rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay
Vietnam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng
định.
Đi cùng
với sự lo ngại một cách sâu sắc này, ông Lý còn nhận định rằng “rất nhiều các
quốc gia vừa và nhỏ ở châu Á đang vô cùng lo lắng trước viễn cảnh phải đối đầu
với một Trung Quốc tham lam và thâm hiểm. “Họ cảm thấy bất an khi Trung Quốc
thể hiện ý đồ muốn khôi phục lại vị thế một “đế quốc” giống như họ đã từng
trong nhiều kế kỷ trước đây. Dưới sự ảnh hưởng của Trung Quốc, các nước nhỏ ở
châu Á bị khinh miệt, coi rẻ và bị đối xử rất bất công theo vị thế của một nước
chư hầu. Trung Quốc đã từng nói với chúng tôi rằng họ coi nước lớn hay nước nhỏ
đều bình đẳng như nhau và sẽ không thực thi các chính sách bá quyền. Nhưng khi
họ làm, đặc biệt là khi họ khó chịu với hành động của các nước láng giềng họ
đánh tiếng tuyên bố rằng điều đó đang khiến cho 1,3 tỷ dân của họ giận dữ và
những nước nhỏ nên “biết điều” về vị thế của mình khi nói chuyện với Trung
Quốc”, ông Lý viết trong cuốn sách.
“Người Trung Quốc cần phải biết nhận ra bài
học lịch sử mà Đức, Nhật đã từng vấp phải. Sức mạnh cạnh tranh của họ, tầm ảnh
hưởng của họ và những nguồn tài nguyên mà họ khao khát đã dẫn cả thế giới này
đến 2 cuộc đại chiến trong thế kỷ 20. Nước Nga đã phạm phải sai lầm khi rót quá
nhiều ngân sách vào cho quân đội, quốc phòng và hậu quả là nền kinh tế - xã hội
của họ sụp đổ một cách vô cùng nhanh chóng. Đó chính là những gì tôi nhìn thấy
ở Trung Quốc hiện nay. Tôi tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ hiểu, nếu họ
ra sức chạy đua với Mỹ trong lĩnh vực sức mạnh quân sự, họ sẽ thua. Họ sẽ tự phá sản”, vị cựu Thủ tướng Singapore nói.
“Chính vì
thế, Trung Quốc hãy biết cúi đầu và mỉm cười thêm 40-50 nữa!”. Khi được hỏi:
Liệu Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không? Ông Lý cho rằng nếu chỉ xét về con số
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thì việc Trung Quốc vượt Mỹ trong một tương lai
gần là điều không còn cần phải bàn cãi nhưng điều quan trọng hơn cả là khả
năng sáng tạo của Trung Quốc sẽ còn rất lâu mới có thể đuổi kịp đối thủ ở phía
bên kia bờ Thái Bình Dương. “Văn hóa của người Trung Quốc không cho phép trao
đổi những ý tưởng một cách tự do hay cạnh tranh sòng phẳng và chính vì thế họ
sẽ không bao giờ có thể đuổi kịp Hoa Kỳ”, ông Lý nói, “Trung Quốc cũng
không bao giờ có thể trở thành một quốc gia dân chủ tự do thực sự. Nếu họ làm
thế, họ sẽ sụp đổ. Nếu bạn cho rằng có một số cuộc cách mạng đang diễn ra
ở phần nào đó ở Trung Quốc thì bạn đã nhầm”.
Khi nói
về vị tân tổng bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Lý Quang Diệu cũng đưa ra
những nhận xét khá đáng chú ý: “Ông ta là rất kín đáo. Không bao giờ ông ta tỏ
thái độ là ông ta không muốn nói chuyện với bạn nhưng ông ta cũng luôn thể hiện
quan điểm rằng chẳng điều gì có thể làm ông ta thay đổi cái nhìn về những cái
mà ông yêu hoặc ghét. Ông ta luôn mỉm cười một cách dễ chịu bất kể bạn có nói
điều gì khiến ông ta ngạc nhiên hoặc khó chịu. Ông ta là một kẻ có tâm hồn bằng
thép”.
(...)
(Nguồn:Từ Email of PGS,TS Vũ Trọng Khải)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét