Siêu bão
"Haiyan" đã không
đợi được Vladimir Putin tại Hà Nội – nó đã đổi hướng vòng tránh thủ đô của Việt Nam trước
khi Tổng thống Nga đổ bộ xuống. Tuy
nhiên, theo kinh nghiệm của những chuyến viếng thăm lần trước, các nhà soạn văn
kiện Việt Nam đã sẵn sàng để đảm bảo một cuộc đón tiếp phái đoàn Nga trong bất
kỳ thời tiết nào. Vì vậy, lần này
ngày 12 tháng 11 tại Phủ Chủ tịch, Tổng thống Putin đã được đội danh dự của ba quân
chủng và các cháu Thiếu niên Tiền phong cầm hoa chào đón. Phái đoàn của chúng ta, để đáp lễ đã bảo
đảm cung cấp để đáp ứng việc "thay đồ" cho nhà lãnh đạo đã yên nghỉ
của Việt Nam.
Ngôi mộ của Hồ Chí Minh đã nhận được vải thần thoại từ Nga
Rất khó để gọi tên một lĩnh vực nào mà Nga sẽ không hợp tác
với Việt Nam – việc sinh viên Việt Nam du học tại các trường đại học Nga (một
trong những thỏa thuận mới đã tăng số lượng chỗ cho họ) cho đến các dự án hợp
tác trong hệ thống GLONASS. Không đề cập đến công việc đã có từ lâu trong lĩnh
vực dầu mỏ và khí đốt. Và hiện nay,
theo kết quả của các cuộc đàm phán, gần hai chục thỏa thuận đã được ký kết, trong
đó một phần tư là cho ngành công nghiệp dầu mỏ.
Như vậy, "Gazprom" đang đầu tư vào nhà máy lọc dầu tại
"Dung Quất": sau khi ký kết hiệp ước Putin nói thêm, rằng các công ty
của Nga sẽ cung cấp cho nhà máy dầu và "tham gia vào việc tiếp thị các sản
phẩm tinh chế". Với kết quả
của một thỏa thuận nữa - một liên doanh để sản xuất các loại xe khí đốt tự
nhiên tại Việt Nam - công ty được quyền đưa ra bán trên tất cả các thị trường
Việt Nam.
Trong thời gian các cuộc đàm phán các bên đã thỏa thuận trong
tương lai gần sẽ kết thúc một thỏa thuận khác - gia nhập của Việt Nam với khu
vực tự do thương mại Liên minh Hải quan. Khác
với Ukraine, nước vẫn còn chọn liên kết
với EU, Việt Nam đã sẵn sàng tham gia FTA vào đầu cuối tháng mười một, năm ngoái mới
chỉ thảo luận các chi tiết của thỏa thuận tương ứng. "Chúng tôi đã đồng ý tăng
tốc quá trình đàm phán để sớm ký thỏa
thuận này", - Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang cho biết sau cuộc gặp. Đáp lại ông Putin cho rằng điều này sẽ
làm tăng sự trao đổi hàng hóa của cả hai bên.
Tuy nhiên, một trong những điều thú vị nhất là việc ký kết thỏa
thuận giữa Viện Công nghiệp Cao su và Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
"về việc chuyển giao công nghệ sản xuất vải tráng cao su trên cơ sở lụa Việt
Nam và sản xuất bộ áo liền quần đặc biệt từ vải này". Như "MK" đã giải thích,
công nghệ (mặc dù thực tế rằng lụa – của Việt Nam) đã được phát triển ở Nga -
chúng ta đang nói về những công nghệ sinh học phức tạp.
Và bí mật là ở đây, "bộ quần liền áo" dành cho ai , Tổng giám đốc
của nhà máy, bà Paulina Taskaeva từ chối tiết lộ, mà chỉ nói vải và "bộ áo
liền quần" được thiết kế "cho các nhu cầu của các lăng mộ". Nhu cầu trong ngôi mộ với thi hài
của lãnh đạo đã yên nghỉ, tuy nhiên, chỉ có một – chính là Hồ Chí Minh. Bằng cách này, vào những năm 1970 ngôi
mộ cũng đã được xây dựng bởi các kiến trúc sư của Liên Xô. Và trong khu vực bảo tàng, những
chiếc xe ô tô của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đang được bảo tồn - ZIC và
"Chiến thắng", quà tặng của chính phủ Liên Xô.
Tài liệu: Victoria Prikhodko
Chuyển ngữ: Việt Minh
1 nhận xét:
Theo BBC:Điều báo VN không nói đến:
Đó là hợp đồng giữa công ty Viện Công nghiệp Cao su của Nga và Ban Quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà Tuyên bố chung hai bên gọi là "về nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm cao su phục vụ công tác y sinh".
Báo Nga nói thực chất đây là hợp đồng chuyển giao công nghệ bảo quản thi hài cố chủ tịch, vốn do các chuyên gia Nga sáng chế, cho phía Việt Nam.
Công nghệ này cho phép sản xuất một loại chất liệu cao su hóa đặc biệt từ nguyên liệu tơ tằm của Việt Nam, dùng để bảo quản thi hài.
Giám đốc Viện Công nghiệp Cao su, bà Polina Taskaeva, được dẫn lời nói: "Cho tới nay chúng tôi gửi cho Việt Nam tất cả các loại nguyên liệu dùng để [bảo quản thi hài] Hồ Chí Minh, vì chúng tôi đã có kinh nghiệm từ trước".
"Thế nhưng nay phía Việt Nam muốn tự mình đảm đương công việc này bằng công nghệ của chúng tôi, và chúng tôi không phản đối."
Ở Nga nay đang ngày càng có nhiều lời kêu gọi an táng thi hài lãnh tụ Cộng sản Nga Vladimir Iliych Lenin. Chủ đề đưa Lenin ra khỏi lăng và chôn cất thực tế đã xuất hiện từ sau khi Liên Xô giải thể cuối năm 1991.
Dường như điều này khiến người Việt Nam muốn nắm vững công nghệ mà ở chính nước Nga có thể sẽ dần mai một.
Đăng nhận xét