NSGV: Đọc “Điều gì đã xảy ra sau sự sụp đổ của chế độ cộng sản” của nhà
báo Mỹ David Satter nói về thời kỳ Liên Xô và hậu Liên Xô nhưng ta có cảm giác
rất quen, rất Việt Nam. Có thể là vì thời kì Liên Xô, Hậu Liên Xô (Nga) và cả ở
Việt Nam đều do những người cộng sản cầm quyền. Nói như vậy vì Yeltsin, Putin,
Medvedev … những người lãnh đạo nước Nga hậu Liên Xô đều là những đảng viên
cộng sản trong từng tế bào dù họ không còn khoác áo cộng sản. Đọc bài báo này nếu bạn
thay từ Liên Xô, Nga bằng từ Việt Nam; thay Yeltsin, Putin bằng tên của mấy vị
lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, thay một số sự kiện trong bài tương ứng với vài
sự kiện xảy ra ở VN chúng ta vẫn thấy bài báo còn nguyên giá trị.
Hôm qua (02/07/2012) ở London đã trình chiếu bộ phim 'Age of Delirium” ('Thời Mê muội ") của nhà báo Mỹ David Satter, một phóng viên của tờ Financial Times ở Liên Xô trong những năm 70 - đầu những năm 90. Đây là buổi trình chiếu trong hàng loạt buổi đã diễn ra ở Washington và ở Nga.
Hôm qua (02/07/2012) ở London đã trình chiếu bộ phim 'Age of Delirium” ('Thời Mê muội ") của nhà báo Mỹ David Satter, một phóng viên của tờ Financial Times ở Liên Xô trong những năm 70 - đầu những năm 90. Đây là buổi trình chiếu trong hàng loạt buổi đã diễn ra ở Washington và ở Nga.
Nhà báo Mỹ David Satter |
Sự cần thiết phải xem xét lại lịch sử của cả quá khứ Xô Viết và
hậu Xô Viết, những lý do cho sự bi quan hiện tại và dự đoán sự sụp đổ của Liên Xô
đã trở thành hiện thực sau 11 năm, David Satter, bây giờ - một nhà nghiên cứu
cấp cao tại Viện Hudson (Hudson Institute) cho biết trong một phỏng vấn của
Slon.
- Ông quay phim với một nhà làm phim tài liệu Nga Andrei Nekrasov. Tại sao lại với ông ta? Làm thế nào các ông gặp gỡ nhau?
- Ông quay phim với một nhà làm phim tài liệu Nga Andrei Nekrasov. Tại sao lại với ông ta? Làm thế nào các ông gặp gỡ nhau?
- Cuộc gặp gỡ của chúng tôi bắt đầu sau khi tôi viết một cuốn
sách về Yeltsin của Nga, "Bóng tối lúc bình minh", và anh ấy đã làm
một phim tài liệu về các vụ nổ những ngôi nhà trong năm 99. Anh ấy
đến với tôi trong buổi thuyết trình của tôi về cuốn sách cùng với một nhóm quay
phim, và sẽ sử dụng bài giảng trong bộ phim. Vì vậy, chúng tôi gặp nhau. Khi ấy có
những người ở Mỹ cũng muốn dựa theo cuốn sách đầu tiên của tôi, "Thời Mê
muội" để làm một phim tài liệu về sự sụp đổ của Liên Xô. Và bởi
vì tôi chưa bao giờ là một nhà làm phim nên tôi đã đề nghị Andrei làm ra một bộ phim với sự giúp đỡ của tôi. Nhà
sản xuất Inara Kolmane từ Devini Studios Latvia, các nhân viên của đài phát
thanh "Tự do", và cả Gregory Amnyuel từ "EvroASK Productions"
đã giúp đỡ tôi rất nhiều.
- Toàn bộ phim được thấm nhuần ý tưởng, rằng đó là một quốc gia
được xây dựng trên những sự dối trá. Ông
phát hiện và xác định vấn đề cho mình như vậy?
- Vâng, tất nhiên. Đó là một
sự dối trá ràng buộc toàn bộ hệ thống được áp đặt bằng vũ lực, và những người
bị buộc phải sống theo những nguyên tắc dối trá, phải giả vờ rằng chúng là phù
hợp với chân lí. Liên Xô đã trở thành đất nước của các diễn viên, mỗi người đã
buộc phải đóng một vai - vai diễn của một thành viên hạnh phúc của xã hội công bằng
nhất trong lịch sử nhân loại. Và tất cả đều giống nhau - ở trong chế độ nô lệ, đều bị tước
đoạt như nhau các quyền con người cơ bản nhất. Nhưng
nhiều người, kỳ lạ hơn, đã hoàn toàn sẵn sàng để hành động theo những quy tắc ấy
và cảm thấy mình khá thoải mái khi ở trong một cái lồng được tạo ra bởi chế độ. Điều
này cho chúng ta thấy một cái gì đó về bản chất của con người. Bây giờ
chúng ta ngạc nhiên khi các tín đồ Hồi giáo cho nổ mìn tự sát như thế, họ mong sao
có nhiều người dân vô tội bị giết chết, nhưng chúng ta quên rằng trong các
thời kì của thời Liên Xô, con người cũng phạm tội giết người hàng loạt nhân
danh những lý tưởng chính trị. Trong thời gian Chiến tranh thế giới, họ đã ném những người
Xô Viết hầu như tay không vào các trận địa của Đức, và họ bị tiêu diệt nhiều
đến mức chính bản thân những người Đức cũng không thể tin được rằng người Nga
sẵn sàng thí mạng sống của binh lính mình nhiều đến như thế.
Còn người Đức cũng đã nhân danh lý tưởng của họ đã có thể bắt
những người hoàn toàn vô tội và đưa họ vào các phòng hơi ngạt. Thực tế
là con người yếu đuối và có thể thích ứng với hầu hết các môi trường. Và số
lượng những người có nội lực và khả năng để chống lại bạo lực có tổ chức, sự mê
muội có tổ chức, trong đó hiến dâng bản thân cho chân lý tối hậu, là rất hạn
chế. Vì điều này, con người tự mình phải được tổ chức sao cho đủ hiểu biết về các giá trị riêng và sẵn sàng một
mình hành động phù hợp với các giá trị riêng của họ. Nó cần
phải được tổ chức tốt hơn so với toàn bộ hệ thống - để phản kháng lại. Nhưng
những phẩm chất này bạn sẽ tìm thấy trong một số trường hợp, trong mọi xã hội. Vì vậy,
bộ phim cố gắng để hiển thị các ví dụ của Liên Xô, mọi người đã được tổ chức
ra sao, họ đã buộc phải sống dối trá như thế nào, nhiều người trong số họ được sống
hạnh phúc, và bạo lực đã được sử
dụng như thế nào để tạo ra tình trạng này, và lý do tại sao đất nước sụp đổ.
Ví dụ, trong bộ phim là câu chuyện của Alexander Shatravko,
người vượt qua biên giới Phần Lan, nhưng đã bị dẫn độ về nước, và kết quả là bị
đưa vào nằm trong bệnh viện tâm thần của Liên Xô. Hoặc –
câu chuyện của nhà yêu nước dân tộc
Lithuania đã chiến đấu chống lại sự chiếm đóng Lithuania, sau khi cha mình bị giết bởi NKVD
(Bộ Dân ủy Nội vụ).
- Ông có nghĩ rằng Liên Xô đã bị phá vỡ bởi trước tiên vì sự dối trá đã được phanh
phui?
- Có, đặc biệt là ở Mỹ có rất nhiều người nói rằng hệ thống này
không hoạt động, nó là không khả thi, mà cuối cùng, người ta đã nhìn thấy nó và
đất nước tan vỡ. Điều này là hoàn toàn không đúng sự thật: hệ thống là khả thi,
nhưng – trong những điều kiện nhất định. Chúng
ta thấy rằng ngay cả bây giờ, ở Bắc Triều Tiên, đang tồn tại trong những điều
kiện còn tồi tệ hơn ở Liên Xô nhiều, và chế độ tiếp tục tồn tại, và nó còn -
trong nhiều năm.
- Ông có thấy ở đây vai trò của Gorbachev?
- Liên Xô tan rã bởi vì Gorbachev đã làm cái điều mà ông ấy
không thể làm gì khác được để bảo vệ hệ thống này. Ông ấy đã cho phép thực hiện
tự do thông tin - trong hệ thống mà nó đã được định hướng rạch ròi vào hệ thống
dối trá. Tất nhiên, sự thật và sự dối trá không thể cùng tồn tại, cái này cần
phải tiêu diệt các kia. Tất nhiên thực tế là trong tái cấu trúc, phản ứng luôn luôn là
có thể.
Tôi là một phóng viên [Thời báo Tài chính] ở Liên Xô – từ năm 1976-
1982 . Cùng với một phóng viên người Anh, Christopher Booker, tôi đã
từng có lần đi xem đất nước đang chuẩn bị cho Thế vận hội thế nào. Sau đó
tôi nói với ông rằng chế độ này sẽ không trụ nổi mười năm nữa. Đồng
nghiệp của tôi đã khá ngạc nhiên vì nhận xét này. Tôi đã
nhầm một năm, Liên Xô sụp đổ một năm muộn hơn. Và Christopher
bây giờ, ở một vài nơi, vẫn nói và viết về điều này - anh ấy nhớ lại cuộc trò
chuyện của chúng tôi. Nhưng khi đó tôi đã không thể tưởng tượng được rằng quá trình
này sẽ bắt đầu bởi các nhà lãnh đạo Liên Xô. Tôi đã
có một ý tưởng khác, cho rằng hệ thống này là tuyệt đối không thể lay chuyển
vào đêm trước của sự sụp đổ hoàn toàn của nó. Hệ
thống này không có các nguồn lực nội bộ để duy trì bản thân, và điều này là
hiển nhiên ngay cả trong năm 1980.
Quan trọng hơn, hệ thống dối trá này đã có một số tác động hữu
hình nhất định lên con người. Chủ nghĩa xã hội là bình đẳng và công bằng xã hội. Bình
đẳng đã có đến một mức độ nhất định, và nhiều thành viên của xã hội Xô Viết
đã thử nghiệm cái đói vật chất, sự khát khao
của cải vật chất. Họ nhận thức khá rõ về phương Tây để hiểu rằng doanh nhân người
Mỹ trung bình sống tốt hơn so với các thủ trưởng Liên Xô thứ hạng cao. Và khi tiếp cận thông tin mở ra, khi mọi người nhận ra rằng họ có thể không chỉ sử
dụng mà còn có thể trở thành chủ sở hữu của hàng hoá thuộc về họ như những
thành viên của xã hội, niềm đam mê tới những giá trị vật chất này là rất đặc
trưng đối với nước Nga hiện đại, rất khó khăn để hạn chế nó.
Thật là mỉa mai, nếu chúng ta nói về phẩm chất của con người,
nhiều người trong số những người cộng sản cứng đầu tin tưởng vào hệ tư tưởng
này, trong một ý thức đạo đức họ tốt hơn so với những người Dân chủ, những
người hoài nghi, đạo đức giả, sai nguyên tắc, những người đã hoàn toàn ở trung
tâm ý tưởng của Marx khi cho rằng tích lũy nguyên thủy tư bản vốn luôn đi kèm
với tội phạm. Và họ đã thực hiện không
ít tội ác.
- Ông gọi các nhà lãnh đạo Nga tự tuyên bố mình là người dân chủ là những nhà
Dân chủ?
- Những người đã có một sự nghiệp như những người cộng sản, và
sau đó ngay lập tức trở thành những nhà Dân chủ lớn.
- Ông có thể gọi tên của bất kỳ ai đó?
- Tôi không muốn tập trung vào một người, khi những người như
thế có rất nhiều.
Đó là một tầng lớp toàn vẹn. Chẳng hạn, Gaidar. Ông ta làm
việc ở báo "Sự thật", viết toàn những điều ngu ngốc không thể tin
được.
Biên tập viên của "Ogonka" Korochich ... Có
những người khác nhau, nhưng đến một mức độ nào đó, họ đã thích nghi với hệ
thống này, có sự nghiệp của mình trong hệ thống, lặp đi lặp lại những lời dối
trá của mình... Bất đồng chính kiến trong thực tế có rất ít, rất ít.
Nghịch lý thay, trong nước Nga hậu Xô Viết, nhiều người đang
chiến đấu chống tham nhũng – lại là những người cộng sản chính thống. Tôi
không muốn lý tưởng hóa những người này, nhưng trong khuôn khổ của hệ thống này
họ đã có một số cảm giác nào đó của lương tâm. Như
những con người, các cá nhân cụ thể, họ đã ngu ngốc, trong đó có nhiều thứ họ
không hiểu, nhưng họ nhận thức trong trái tim một vài khẩu hiệu lý tưởng. Bạn tôi
Vladimir Voinovich trong cuốn tiểu thuyết tuyệt vời "Tuyên truyền hoành
tráng" đã mô tả - một phụ nữ sống với một tượng đài Stalin trong căn hộ
của mình. Và có vẻ như là trong bối cảnh xã hội Nga, bà trung thực hơn nhiều
những người khác.
Nước Nga, như mọi khi - một phòng thí nghiệm lớn kinh nghiệm của
con người. Người
Nga đã làm mọi thứ mà những người khác có
tư tưởng lành mạnh không làm. Hơn nữa Chaadaev đã từng giải thích nó. Một nỗ
lực để tạo ra một xã hội mới đã tạo ra các dạng nhân vật mới, kinh nghiệm lịch
sử mới, do đó từ nước Nga, từ người Nga phần còn lại của thế giới có thể học
được rất nhiều, đó là cần thiết thu hút
sự chú ý kinh nghiệm của người Nga, và thậm chí đôi khi cần giúp chính người Nga
hiểu được kinh nghiệm này.
- Và trên cơ sở những cảm xúc nào của mình khi ông nói với một
đồng nghiệp rằng nhà nước sẽ không thể tồn tại lâu?
- Tôi thấy cách họ tổ chức Thế vận hội, tôi thấy những gì họ đã
làm để ngăn chặn sự xâm nhập của các phương tiện truyền thông nước ngoài trong
thời gian Thế vận hội, họ mời vận động viên từ rất nhiều quốc gia đi đâu. Tôi
nhận ra rằng mãi mãi chống lại thực tế bên ngoài là không thể, nó chỉ có thể
được tạo ra một thời gian .
- Cơ chế này làm việc như thế nào- đó là sự dối trá phá hủy nhà nước?
- Khi một sự dối trá bị vạch trần, người ta đã mất niềm tin vào
hệ thống. Nếu không có niềm tin vào hệ thống không thể bảo vệ nhà nước, nơi những mâu thuẫn xã hội
được che dấu, không thể bảo vệ sự thống nhất về quan điểm trong cả nước. Đừng
quên rằng ở Liên Xô chỉ có một ý kiến - Ủy ban Trung ương. Không
ai có thể tranh luận với nó. Ý
kiến của Tổng bí thư đã được lặp đi lặp
lại ở mọi cấp độ, đến một nhóm rất nhỏ trong khu vực hẻo lánh Trukotka, không có ngoại lệ. Nó đã
không thể tạo ra một tổ chức độc lập. Nếu bạn
muốn đến với câu lạc bộ Cờ Tướng, nó đã phải có một tổ chức đảng, và tổ chức
đảng sẽ theo dõi lòng trung thành ý thức hệ của câu lạc bộ. Các
cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhà nước. Và khi
Sakharov và những nhà bất đồng chính kiến khác đang cố gắng tổ chức một cái
gì đó, họ đã bị bắt giữ ngay lập tức.
- Ông đi đến nhận thức về sự nói dối ở Liên Xô từ khi nào? Lúc mới
đến, hay sau đó?
- Tôi đã biết điều đó trong lý thuyết. Khi
đang ở trường Đại học Oxford tôi đã viết một luận án về các công trình của
Hannah Arendt, bà giải thích rất rõ mối quan hệ giữa ý thức hệ và khủng bố. Nhưng,
tất nhiên, để biết về các hiện tượng về mặt lý thuyết là một chuyện, còn - đối
mặt với nó trong thực tế lại là chuyện khác. Vào thời
điểm đó, đặc biệt là họ gửi phóng viên không nói tiếng Nga đến Moscow, không
đặc biệt quan tâm đến Nga. Những người này là những người đại diện lý tưởng của xã hội Mỹ ở
Liên Xô. Sau đó, một số người trong số họ đi ra ngoài và giả vờ rằng họ
là những chuyên gia - quốc gia mà họ có ít hoặc không có liên hệ gì, nhưng một
vài nhân viên KGB đã thông tin sai lạc chúng. Họ
không thể vượt qua được những định kiến Mỹ, do đó giải thích các sự kiện ở
Nga như thể đây là nước Mỹ. Mà nước Nga - là một quốc
gia khác. So với hầu hết trong số họ, tôi đã có sự huấn luyện trí tuệ tốt. Và, tất
nhiên, có nghĩa là rất nhiều - kinh nghiệm.
- Ông có một cái nhìn rất ảm đạm với Nga. Ngay cả
trong số các chuyên gia về Nga tại Washington, nơi ông có thể tìm thấy những
người đang cố gắng để ít nhiều lạc quan hơn về những gì đang xảy ra.
- Đa số các chuyên gia về Nga, những người lạc quan hơn đã ở Nga
không nhiều thời gian hơn tôi đã từng ở. Ngoài ra, nhiều người trong số họ quan
tâm nhiều hơn trong mối quan hệ giữa hai chính phủ của chúng ta, còn những lợi ích
của xã hội Nga không liên quan trực tiếp đến họ.
- Và ông đánh giá rất ảm đạm cả lịch sử, và cả những dự đoán của
ông là đáng thất vọng. Ông có thừa nhận điều này?
- Vì vậy, ông không nghĩ rằng Nga là một nhà nước độc tài? Đây là - sự lạc
quan!
- Có, một nhà nước độc tài, nhưng – còn mềm, mặc dù đối với
những người đã bị giết hại như Anna Politkovskaya, không quá mềm. Trên
thực tế - có, độc tài. Nhưng trở lại câu hỏi về bi quan đối với Nga. Nó sẽ là hợp lý
chỉ khi xã hội Nga nhận ra rằng nó không thể biện minh cho dân chủ và công lý,
sử dụng con người như là một vật liệu tiêu hao, và điều này là - trong truyền
thống của Nga. Nếu một người nào đó biết những sự kiện này, sẽ có một người bi
quan, nó có nghĩa là, người ấy – thằng ngu.
Nếu
không có sự hiểu biết ở nước Nga, là một người có những quyền nhất định, rằng nhân
cách của mình có giá trị, nếu ý tưởng rằng có thể sử dụng mọi người cho nhiều
mục đích chính trị ngu ngốc khác nhau (trong đó, bằng cách này, và các nhà cải
cách trẻ đã làm), bạn không thể mong đợi dân chủ ở Nga. Lựa chọn duy nhất - chế độ độc tài tàn
bạo hơn hoặc ít hơn.
Một vấn
đề khác, thế nào là một người bi quan? Trong
trường hợp này, nó không có nghĩa là kẻ thù của Nga hoặc một kẻ thù của nhân
dân Nga. Ngược lại. Nga sẽ không thể thoát khỏi tình trạng
này, nói với bản thân mình rằng tất cả đều tốt đẹp. Những gì đã xảy ra sau sự sụp đổ của
chế độ cộng sản? Chế độ hình sự. Bạn có thể tự hỏi mình - tất cả những
nỗ lực này đối đầu chế độ độc tài toàn trị của Liên Xô là thiết lập chế độ và
xã hội đang tồn tại ở Nga bây giờ? Có
thể, tốt hơn để tạo ra một chế độ xã hội trong đó con người cuối cùng được tôn
trọng, nơi mọi người được sự bảo vệ của pháp luật?
Và ai
là kẻ thù bây giờ? Trong thời
gian xảy ra sự kiện Beslan năm 2004 một người nào đó ra lệnh nổ súng với súng
phun lửa, súng phóng lựu tại phòng tập thể dục, nơi có hàng trăm con tin. Họ bị thiêu sống. Kẻ thù là ai? Ai đã ra một mệnh lệnh
dã man như vậy? Không một quốc
gia văn minh nào sẽ đưa ra mệnh lệnh như thế. Nói
sau sự kiện đó, rằng bạn - một người bi quan về tương lai của nước Nga ... Thế có lối thoát nào khác là có thể ở đây?
Không có lối nào.
Yeltsin
ra lệnh hay một ai đó ra lệnh - đánh bom Grozny trong những năm 95, tất nhiên,
không có phân biệt đối xử, theo phong cách Nga. Và ở đó, theo ước tính khác nhau,
20.000 người thiệt mạng, đã chết dưới bom đạn. Điều này diễn ra trong năm tuần. Hầu hết những người đã ở trong trung
tâm của Grozny là người dân tộc Nga, đa số người Chechnya đã chạy trốn lên núi,
đến các gia đình của họ. Những gì chúng ta có thể nói về đất nước này? Những kẻ thù - những người đã sử dụng mạng
sống của công dân và giàu lên. Và
cả những người đã ăn cắp hàng tỷ và giấu ở phương Tây? Đó là - những kẻ thù thực sự.
- Ông đang hỗ trợ "danh sách
Magnitsky”?
- Tất
nhiên. Đây là điều tối thiểu nên
làm.
- Tại sao lại làm việc này, nếu Bộ
Ngoại giao, Đại sứ quán có thể từ chối nhập cảnh?
- Tất
cả mọi thứ phải được công khai, rõ ràng và không có ngoại lệ. Không được yên lặng, vì những lý do
quan liêu ...
- Thế còn những biện pháp trả đũa
tiếp theo, không làm ông lo lắng?
- Tôi
không tin lắm vào chuyện này, nhưng ngay cả khi họ sẽ... Khi tôi lần đầu tiên đến Nga, lúc đó -
ở Liên Xô, tôi đã được họ hỏi - ngài không ngại viết chống lại họ, bởi vì sau
đó sẽ có những biện pháp đáp trả? Và
tôi ngay lập tức đã nhận ra rằng nếu tôi vẫn tiếp tục suy nghĩ về những biện
pháp đáp trả, tôi sẽ không thể viết được gì. Tôi
đã quyết định ngay một lần và không bao giờ phải
suy nghĩ về nó nữa.
- Ông chờ đợi sự thắt chặt ở Nga bây
giờ?
- Để
công bằng cần nói rằng, mặc dù tôi nghĩ rằng chế độ của ông Putin có khả năng
tội phạm rất lớn và đã phạm tội lớn, trong bối cảnh truyền thống của Nga -
tương đối dễ chịu. Những người
đang cầm quyền quan tâm tích tụ của cải cướp bóc nhiều hơn, họ tin rằng (và tin
đúng) nếu mọi người sẽ chỉ nói mà không làm gì cả, họ sẽ không bị đe dọa. Bây giờ là một giai đoạn mới ở nước
Nga – mọi người được tổ chức, đặc biệt là ở Moscow, một nơi nguy hiểm hơn nhiều. Nhưng trong lĩnh vực này tình hình
cũng tương tự như thời Liên Xô - khi cuộc khủng hoảng chín muồi, trong giới cầm
quyền không có những người ủng hộ - những người dám chết hoặc đấu tranh cho chế
độ này. Và trong trường hợp chế
độ của Putin - thậm chí còn nhiều hơn như vậy. Chúng ta thấy gì trong các băng nhóm
tội phạm Nga? Khi họ sát cánh bên
nhau để ăn cướp - họ là anh em trong cuộc sống, yêu thương nhau vô cùng, nhưng
khi phải chia sẻ - họ bắt đầu xung đột, bắt đầu bắn giết nhau. Và trong nhiều nghĩa trang ở Nga, bạn
sẽ thấy rằng phía này chôn nhóm này, phía kia chôn nhóm khác, nhưng trước kia
họ đều là bạn bè chí cốt của nhau. Và
tôi nghĩ rằng tâm lý này cũng tồn tại trong các giới cầm quyền Nga. Mọi người đều tham lam, không có quy
tắc, không có đức hạnh, không có ràng buộc đạo đức nào cả.Tất cả điều này đủ nghiêm trọng để gây ra căng thẳng, nếu cuộc
khủng hoảng quyền lực phát triển thêm. Và
tôi nghĩ rằng nó sẽ như thế. Kinh
khủng, phải không? Bạn không thể
nghe được điều này.
Nếu bạn
muốn một cái nhìn lạc quan, màu hồng, chúng tôi có nhiều thứ như vậy. Nhưng điều quan trọng cần nói - tình
hình là không vô vọng. Có đường
ra khỏi tình trạng này. Mọi người
cần phải nhận ra rằng bây giờ, cuối cùng, là
cần có ý chí nói sự thật về tất
cả mọi thứ, tất cả những bí mật, và cả thời gian hậu Xô Viết, mọi thứ sẽ phải được
tiết lộ. Thật vô lý khi nói rằng
tất cả bắt đầu từ Putin. Những gì
tồn tại dưới thời ông Yeltsin, không tốt hơn so với những gì đang tồn tại.
Và mọi người cần phải hiểu rằng tham nhũng - chỉ là một triệu
chứng của khuyết điểm về đạo đức trong một xã hội không phải chỉ đối phó với
một mình nó (mặc dù điều này là cần). Cơ sở của
khuyết tật là ý tưởng mà con người - là một phương tiện để đạt được các phương
tiện chính trị. Đây là bi kịch, nhưng các xã hội chia sẻ quan điểm này, nếu
không nó sẽ theo một cách khác nhau phản ứng với các sự kiện xung quanh vụ Beslan,
Dubrovki, các vụ đánh bom, giết hại các
nhà báo. Xã hội phải nhận ra chính mình, và có rất nhiều người hiểu được
điều này. Tại Nga hiện nay sẽ có cơ hội thứ hai cho dân chủ, nhưng để nó
không bị mất đi, mọi người cần phải hiểu rằng nếu, sau sự sụp đổ của Liên Xô,
họ đã không thể thiết lập được một xã hội dân chủ, do đó, có một cái gì đó phải
được thay đổi trong chính họ.
- Tuy nhiên, để có được điều này phải để sự tiến tới dân chủ này được
diễn ra.
- Nó phụ thuộc vào những người đang cố gắng để chống lại chế độ
độc tài. Và cá nhân tôi biết rất nhiều người hiểu những gì tôi đang nói
đến - mà chúng ta cần một đánh giá trung thực các chế độ cộng sản và hậu cộng
sản. Tại Nga, vấn đề của sự trung thực là rất quan trọng. Nói
chung, Nga - một quốc gia của những người tìm kiếm sự thật, những người đôi khi
tìm kiếm sự thật ở nơi mà bạn sẽ không thể tìm thấy nó. Họ
thường muốn nhìn thấy sự thật tuyệt đối trên mặt đất, và đây là những gì cần thiết
trong tình hình hiện nay.
- Ví dụ, về nước Mỹ.
- Mỹ - đất nước khác hẳn. Đây là
xã hội của những người thực dụng. Họ là những
người xa lạ với những ý tưởng trừu tượng, họ đọc ít, so với người Nga. Các vấn
đề đạo đức từ lâu đã được giải quyết đối với họ, người Mỹ tôn trọng luật pháp,
và họ không cố gắng để tìm ra chân lí ở cấp đầu tiên. Nhưng
kỳ lạ hơn, họ đã tạo ra cho bản thân, cho con cái của họ một xã hội ít nhiều phong
phú hơn.
- Sự thật mà ông đang nói đến, ở Nga đã thể hiện ra bên ngoài. Ông
nghĩ thế nào, tại sao sau hai mươi năm lại phải tìm nó một lần nữa?
- Đây là một kết quả của sự kế thừa của Liên Xô và các ý kiến
cho rằng chủ nghĩa tư bản có thể được tạo ra mà không cần pháp luật. Những
nhà cải cách trẻ, những người nắm quyền, trong thực tế họ là những người Xô Viết. Họ muốn
tạo ra một tình huống không thể đảo ngược, để người dân không thể quay trở lại
thói quen cộng sản, và rằng - mặc dù thực tế là dân chúng ủng hộ cải cách. Kết quả
- tình trạng tội phạm hóa của cả đất nước.
Để làm tốt hơn trong thời gian này, chúng ta vẫn phải nhìn thấy
chính mình và hiểu rằng chúng ta cần phải tạo ra một tình huống mà tất cả mọi
người sẽ được bảo vệ trong các quyền của họ. Và điều
này, bằng cách này, đang tồn tại ở châu Âu và Mỹ. Người
đàn dân Nga khi vượt qua biên giới, ngay lập tức có các quyền mà họ không có
nhà. Không thể có một sĩ quan cảnh sát ở London dễ dàng giết một người trên đường phố mà
không bị chịu trách nhiệm cho việc đó, nhưng ở Nga - nó có thể. Nhiều người
Nga, như chúng ta biết, hiện đang sống ở Anh.
Trong
thời kỳ Yeltsin cũng đã có những bài báo được viết theo đơn đặt hàng, sự vi
phạm pháp luật, kẻ tội phạm là vua, và bao quanh Yeltsin là các tội phạm, bao
gồm cả các đầu sỏ chính trị, nhưng tất cả điều này - bởi vì nó là không rõ ràng
rằng điều quan trọng là phải tôn trọng pháp luật. Các nhà cải cách trẻ nghĩ rằng nếu có
hàng triệu người sẽ chết họ vẫn sẽ xây dựng chủ nghĩa tư bản. Đây là Logic Stalin. Không,
Yeltsin cũng không khá hơn.
- Và Mỹ, trong khi đó, đã giúp
Yeltsin.
- Có, đã
giúp đỡ. Chúng tôi đã khuyến
khích, như đã có thể, một cách nhiều nhất, xu hướng phá hoại, nhưng người Nga dù
sao vẫn đã tự mình làm được nhiều việc. Nói
chung người Nga nhìn thấy âm mưu trong mọi việc.
- Vậy sao!
- Nhưng
tôi có thể đảm bảo với bạn rằng đó không phải là một âm mưu, mà là - ngớ ngẩn,
cách tiếp cận hời hợt với Nga và bằng nhiều cách – thói hám lợi của những người
làm nghề nghiệp trong Bộ Ngoại giao (Hoa Kỳ). Vì
sự nông cạn rất nhiều sai lầm được thực hiện. Không,
đó không phải là một âm mưu. Người
ta chỉ không hiểu những gì đã xảy ra ở Nga. Họ
không đủ tầm để thực sự hiểu. Họ
đã can thiệp, sự tác động là tiêu cực, nhưng vẫn chính là người Nga, như mọi
khi, đã tự hủy hoại bản thân. Ngay
cả khi các chuyên gia của chúng tôi là thiên tài, tôi không nghĩ rằng họ đã có
thể ngăn chặn sự phát triển của xã hội Nga – xã hội mà nó đã có được trong
những năm 90.
- Tại sao anh lại chắc chắn như vậy,
rằng đây không phải là một âm mưu? Có
thể nó là vậy?
- Không
có, người của chúng ta không có khả năng âm mưu. Đây
là tài sản của nền văn hóa khác.
***
Tác giả: Natalia
Rostova ở tại Mỹ nhờ vào chương trình mang tên Starovoitova tại Viện Kennan.
Việt Minh chuyển ngữ
Phim: «Век безумия» ('Age
of Delirium')
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét