NSGV: Ngoài "tư duy nhiệm kỳ" của “nhóm lợi ích” bị chi phối bỡi đồng tiền khi quy hoạch phát triển và làm dự án hiện nay, cái gốc sâu xa trong "tư duy của người cộng sản" là "xây dựng lại... đàng hoàng hơn, to đẹp hơn...". Họ vẫn biến câu hô hào, hiệu triệu của lãnh tụ HCM thời chiến tranh thành phương châm và nguyên lý phát triển đó thôi….
Tư duy cộng sản ngày nay gần giống với tư tưởng chế độ dòng họ vua chúa xưa là, đập bỏ cái cũ xây cái mới mà không quan tâm đến giá trị lịch sử di tích theo thời gian. Tức là họ không có tư duy bảo tồn bảo tàng di tích văn hóa và lịch sử."
(nhân chuyện phá bỏ
“Nhà Nhụy Sen” Chợ Đầm, nhớ lại chuyện chưa xa)
"CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHÔNG CÓ TƯ DUY BẢO TỒN VĂN HÓA & DI TÍCH" !?
Câu nói trên có thể coi như một bổ đề. “Bổ đề” bổ điếc đó
không phải của mình mà là của một “trí thức miền Nam tập kết” hoạt động trong
lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Chợ Đầm Nha Trang – Thiên đường mua sắm nơi phố biển
1) Mình nhớ đầu thập niên 1990s đã nhiều lần hóng chuyện các trí
thức, viên chức chế độ VNCH trước 1975 (đa số họ sau đó định cư nước ngoài theo
HO hoặc đã quy tiên) về kiến trúc và văn hóa miền Nam. Nhưng mình nhớ nhất là
câu nói như tiêu đề status này của "một trí thức cách mạng". Ông là
"cán bộ miền Nam tập kết". Ông từng du học Liên Xô về nghệ thuật. Ông
cũng là người hâm mộ và yêu quý Ông Năm (Bác sỹ Alexandre Emile Yersin). Cuối
đời, khi nghỉ hưu ông đã về về quê hương vì "dự án khôi phục Ngôi Nhà
Trắng (Lầu Ông Tư, đã bị đập bỏ để xây Nhà nghỉ 378, Bộ Công an, 1978).
Là nhà trí thức, ông đã từng nói thẳng với ông chủ tịch tỉnh Khánh Hòa, nguyên là Chủ tịch tỉnh Phú Khánh, cũng là môt “cán bộ tập kết” với ông: "Anh là người cho đập phá Lầu Ông Tư để xây Nhà nghỉ Bộ Nội vụ thì nay anh phải có trách nhiệm khôi phục di tích!"(*)
…..
Trong tâm trạng tiếc nuối về không gian kiến trúc Viện Pasteur Nha Trang bị phá vỡ và chia ba; thương tích ngôi nhà của Ông A. Yersin, ông nói với mình: "CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN KHÔNG CÓ TƯ DUY BẢO TỒN VĂN HÓA VÀ DI TÍCH....".
Mình có hỏi: “Vì sao chú ?” Ổng nhìn mình và thay vì trả lời, ông hỏi lại: “Anh có đảng viên không? Tốt nghiệp đại học rồi vào quân đội, chắc phải học nhiều về chủ nghĩa cộng sản, chứ??” (… đến ông Tổng còn tầm chương trích cú bậy bạ, mình chỉ là cái đinh gỉ ! Hi hi…)
Thực ra, mình đã đặt câu hỏi không đúng. Mình muốn biết kiến giải của ông về... “bổ đề” trên (gọi là "bổ đề" vì cần thời gian để chứng minh như Bổ đề toán học mà GS NQC chứng minh. Hi hi...)
...
Không cần phải hết "nửa đời người" mình mới đồng ý với "bổ đề" của người trí thức tập kết đó. Theo dõi lịch sử Viện Pasteur, địa danh Xứ Trầm Hương và Việt Nam nói chung, ba chục năm nay, càng ngày mình thấy "bổ đề" của ông quá đúng! (mình vẫn chưa viết về Viện Pasteur Nha Trang nhỉ?)
______________
(*) Ông chủ tịch tỉnh PK, từng làm hiệu trưởng trường đại học ở miền Bắc, lúc đó về làm chủ tịch Khánh Hòa sau ngày tái lập, 01/7/1989.
---------
2) Chuyện phá chợ Đầm cũ xây Trung tâm Thương mại mới:
Giá trị văn hóa và kiến trúc ngôi Nhà Tròn của Chợ Đầm ở Nha Trang cũng giống như ngôi nhà có mặt tiền là “3 cánh cửa Vòm” chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay hình tháp… Chùa chợ BẾN THÀNH (Sài Gòn) vậy.
2) Chuyện phá chợ Đầm cũ xây Trung tâm Thương mại mới:
Giá trị văn hóa và kiến trúc ngôi Nhà Tròn của Chợ Đầm ở Nha Trang cũng giống như ngôi nhà có mặt tiền là “3 cánh cửa Vòm” chợ Đồng Xuân (Hà Nội) hay hình tháp… Chùa chợ BẾN THÀNH (Sài Gòn) vậy.
Nói đến kiến trúc và văn hóa chợ ở miền Trung sau 1975 thì, khi nhắc đến chợ Đông Ba, Chợ Cồn, chợ Đầm,... là người ta liên tưởng ngay đến Huế city, Đà Nẵng city, hay Nha Trang city,... vì chúng đã trở thành biểu tượng, thành thương hiệu vô hình trong tâm thức du khách và dân bản địa.
Một kiến trúc sư (nay đã định cư Bắc Mỹ) kể với mình rằng: Nếu
không có biến cố "giải phóng miền nam" (1975) thì quần thể kiến trúc
của Chợ Đầm sẽ rất đẹp và nổi tiếng hơn. Ông phác họa sơ đồ thiết kế của Chợ
Đầm được phê duyệt trước khi xây dựng cho mình xem. Trong đó, Nhà tròn trung
tâm, thiết kế như một NHỤY SEN của BÔNG SEN LỚN. Các CÁNH SEN vây quanh là các
tòa nhà 4, 5 tầng hình cánh cung. Có công năng vừa làm CHUNG CƯ vừa làm SHOPS
(tầng trệt).
Thời điểm 1974 - 1975 công trình khu vực Chợ Đầm đang xây dựng thì “chiến dịch giải phóng miền Nam” lan đến đến Nha Trang (Ngày 2/4/1975, coi là "ngày giải phóng thị xã Nha Trang).
Mới xây xong Nhà tròn NHỤY SEN và 2 toà nhà hình cánh sen phía Tây (nay gọi là Chung cư A & Chung cư B) thì... chính quyền Nha Trang đổi chủ! Các nhà đầu tư và nhà thầu... "bỏ của chạy lấy người" (cái này nhiều nhà báo không dám viết vì "nhạy cảm" à nha!).
Thời kỳ Phú Khánh (1975-1989), chính quyền mới đã có ý định tiếp tục hoàn thành khu chợ Đầm theo thiết kế đang xây dở dang. Nhưng rồi, càng xây dựng chủ nghĩa xã hội, càng đói kém. Ăn còn chưa đủ no lấy chi xây?
...
Chuyện dự án xây mới và đập bỏ “Nhà tròn NHỤY SEN” đã râm ran mấy năm nay. Sáng hôm qua, vì quá bức xúc do kiến nghị của tiểu thương ("đề nghị giữ lại Nhà tròn") không được, mới có biểu tình (báo NLĐ, giật tít "bãi thị" là khá chính xác. Gọi biểu tình cũng không sai vì có băng rôn màu... vàng)
Tội cho các tiểu thương Chợ Đầm và cả dân mình.
Dự án đã đang tiến hành có nghĩa là chính quyền đã quyết theo thiết kế và kế hoạch lâu rồi. Họ có bao giờ lấy ý kiến thăm dò của dân đâu.
Dự án đã đang tiến hành có nghĩa là chính quyền đã quyết theo thiết kế và kế hoạch lâu rồi. Họ có bao giờ lấy ý kiến thăm dò của dân đâu.
Đại diện của dân là "quốc hội địa phương" (cũng như Quốc hội quốc gia) chỉ biết gật và bấm nút thông qua "kế hoạch phát triển các dự án". Làm sao mà thay đổi theo ý dân đươc nữa khi đã tiến hành xây dựng ?
Như cái "Hội trường Ba Đình lịch sử", được coi như "đền thiêng thời lập quốc” của chế độ này, mà còn bị đập bỏ xây mới nữa là... Những hàng cây cổ thụ có tuổi thọ trên 5 chục năm ở Hà Nội và Sài Gòn mà họ cũng còn chặt bỏ không thương tiếc, nữa là… ba cái chợ cũ kỹ mang "tàn tích phong kiến đế quốc" thì họ tiếc chi !?
Ngoài tư duy nhiệm kỳ của “nhóm lợi ích” bị chi phối bỡi đồng
tiền khi quy hoạch phát triển và làm dự án hiện nay, cái gốc sâu xa trong "tư
duy của người cộng sản" là "xây dựng lại... đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn...". Họ vẫn biến câu hô hào, hiệu triệu của lãnh tụ HCM thời chiến
tranh thành phương châm và nguyên lý phát triển đó thôi….
Tư duy cộng sản ngày nay gần giống với tư tưởng chế độ dòng họ vua chúa xưa là, đập bỏ cái cũ xây cái mới mà không quan tâm đến giá trị lịch sử di tích theo thời gian. Tức là họ không có tư duy bảo tồn bảo tàng di tích văn hóa và lịch sử.
Như nhà “trí thức – nghệ sỹ miền Nam tập kết”,
từng du học ở Liên Xô đã nói cách đây mấy chục năm. “Chế độ cộng sản KHÔNG CÓ
TƯ DUY BẢO TỒN, BẢO TÀNG DI TÍCH LỊCH SỬ & VĂN HÓA”.
Buồn thay, đó lại là một BỔ ĐỀ ĐÃ ĐƯỢC CHỨNG MINH ! (Ít ra là trong con mắt của mình !)
Theo Facebooker Sao Hồng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét